Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 1 đến 21

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 1 đến 21

Tiết1- Bài 1 - SỐNG GIẢN DỊ

A- Mục tiêu

1kiến thức:

-Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị

-Taị sao phải sống giản dị

1- Thái độ:

-Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống không giản dị

B- Phương pháp:

-Thảo luận nhóm

-Nêu và giải quyết tình huống

-Trò chơi sắm vai

 

doc 27 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1472Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 1 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục an toàn giao thông
I/ Mục tiêu:
 kiến thức: 
Thông qua một số bài tập cụ thể trong trường hợp tham gia giao thông, giúp học sinh nắm được một số thông tin sự kiện về tình hình an toàn giao thông hiện nay. 
 2 Kĩ năng
Từ đó bổ sung thêm kiến thức và hiểu biết cho hoc sinh về an toàn giao thông 
3 Thái độ
Giáo dục ý thức tham gia giao thông tốt.
II/ Phương tiện: 
- Tài liệu an toàn giao thông
-Một số tranh ảnh an toàn giao thông
III/ Phương pháp: 
- Nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm
Họat động của Thầy
Hoạt động
của Trò
Ghi Bảng
BT1: Bảo đảm an toàn giao thông là trách nhiệm của ai
Của ngành giao thông vận tải
Của các cơ quan, tổ chức cá nhân và của toàn xã hội
Của cảnh sát giao thông
BT2: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào để đúng quy tắc giao thông?
1- Bên phải đường của mình
2- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
3- Tất cả các ý trên
BT3: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
BT4: Khi ở một khu vực đồng thời có đặt một biển báo cố dịnh và 1 biển báo tạm thời mà ý nghĩa hiệu lệnh khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo nào?
BT5: Tại nơi đường bộ bị giao cắt với đường sắt chỉ có tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu là bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất
BT6: Người điều khiển mô tô hai bánh, ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên phải đủ bao nhiêu tuổi?
16 tuổi
18 tuổi
20 tuổi
- Cho biết qui tắc chung về an toàn giao thông đường bộ?
- Hãy cho biết một số quy định cụ thể với người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy?
- Cho biết những qui định về trật tự an toàn giao thông đường sắt?
- Khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt, ta phải đi như thế nào?
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
H thảo luận nhóm trả lời
H thảo luận nhóm trả lời
Học sinh trả lời
H suy nghĩ trả lời
H thảo luận nhóm 
H trao đổi,suy nghĩ trả lời
Suy nghĩ trả lời
I/ Bài tập
BT1: ý 1
BT2: ý 3
BT3: Tuân thủ luật lệ của người điều khiển giao thông
BT4: Biển báo hiệu tạm thời
BT5: 5m
BT6: 18 tuổi
II/ Bài học
Qui tắc chung: 
- Đi bên phải theo chiều đường
- Đi đúng phần đường qui định 
- Chấp hành luật lệ an toàn giao thông đường bộ
2)Một số qui địnhcụ thể: 
a)Với người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
- Phải đủ 18 tuổi trở lên
- Không mang vác vật cồng kềnh
- Không bám, kéo, đẩy phương tiện khác
- Không đứng trên yên, giá đèo hàng , ngồi trên tay lái
- Không lạng lách đánh võng, đua xe và tổ chức đua xe trái phép
- Đội mũ bảo hiểm ở những nơi qui định
b)Qui định về an toàn giao thông đường sắt
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt
- Không trồng cây gây cản trở tầm nhìn
- Không khai thác đá, cát, sỏi trên đường sắt
- Không ném vật xuống khi tầu xe đang chạy
-Khi đi trên đường bộ giao nhau với đường sắt phải chú ý quan sát nếu không có tầu đi tới phải nhanh chóng vượt qua. Nêú có tầu đi tới phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m, chờ tầu đi qua mới được đi tiếp
III/ Luyện tập:
-Kể tên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt mà em biết?
-Theo em, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy được đèo mấy người?
BTVN: Học bài, tập làm bài trong luật an toàn giao thông đường bộ
Tiết1- Bài 1 - Sống giản dị
Mục tiêu
1kiến thức: 
-Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị
-Taị sao phải sống giản dị
Thái độ: 
-Hình thành ở học sinh thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống không giản dị
Phương pháp:
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết tình huống
-Trò chơi sắm vai
Phương tiện:
-SGK, SGV, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao , tục ngữ
Lên lớp
Kiểm tra: 
-Trình bày nguyên tắc chung của ngừơi tham gia giao thông
-Một số qui định cơ bản với người đi xe đạp, xe gắn máy
2) Bài mới
Họat động của thầy
Họat động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nêu tình huống trao đổi
- Gia đình An có mức sống bình thường nhưng An ăn mặc giản dị, chăm học chăm làm
- Gia đình Nam có mức sống khá giả, Nam đua đòi ăn diện, lêu lổng, bỏ học
Suy nghĩ của em như thế nào về hai bạn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu truỵên đọc (SGK)
- Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc thái độ, tác phong, lời nói của Bác Hồ?
- Em có nhận xét gì về cách ăn mặc thái độ , tác phong, lời nói của Bác?
- Tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác?
Hoạt động 3
- Em hiểu thế nào là sống giản dị?
Hãy nêu tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, xã hội
- Biểu hiện của lối sống giản dị ( Thảo luận:Tìm 5 biểu hiện của giản dị, 5 biểu hiện trái với giản dị?
- Theo em giản dị có phải là ăn mặc bẩn thỉu, lôi thôi, rách rưới không? Vì sao?
- Giản dị có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống?
- Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
Luyện tập
- Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường
- Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình
Họat động 5: 
Luyện tập và giải quyết tình huống
Họat động 6:
Dặn dò làm bài tập SGK(6)
Chuẩn bị bài “Trung thực”
Suy nghĩ trả lời 
Trả lời 
Suy nghĩ trả lời 
Suy nghĩ trả lời 
Thảo luận
Trả lời
Trả lời
I/ Truyện đọc: Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập
Nhận xét: 
- Bác ăn mặc đơn sơ
- Thái độ chân thành cởi mở, không hình thức lễ nghi
- Lời nói dễ hiểu, gần gũi thân thương
III/ Nội dung bài học:
1)Sống giản dị là gì?
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội
Biểu hiện của giản dị:
- Không xa hoa lãng phí
- Không cầu kì kiểu cách
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài
ý nghĩa của giản dị
- Là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi con ngừơi
-Người sống giản dị được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông, giúp đỡ
Nhiệm vụ của học sinh
- Ăn mặc, tác phong phù hợp lứa tuổi học sinh, với điều kiện, hoàn cảnh gia đình
- Không đua đòi, không chạy theo nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài
III/ Luyện tập: 
BT1
Bức tranh3: phù hợp, tác phong nhanh nhẹn, thân mật
BT2
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu
- Đối xử với mọi người luôn chân thành cởi mở
BT3
- Xa hoa lãng phí không phù hợp
Bài 2: Tiết 2: Trung Thực
Mục tiêu bài học
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
	Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực
ý nghĩa của trung thực
Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ qúi trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực
Kĩ năng: Giúp học sinh hiểu biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực
Phương pháp
	- Giải quyết tình huống
	- Thảo luận nhóm
Tài liệu phương tiện
	Truyện , tục ngữ, ca dao về trung thực
	- BT tình huống
Các hoạt động dạy và học
1- ổn định
2- Kiểm tra
	Đánh dấu x vào – đặt sau các biểu hiện sau đây mà em đã làm được để rèn luyện giản dị
Chân thật thẳng thắn khi giao tiếp –
Tác phong gọn gàng, lịch sự –
Trang phục đồ dùng không đắt tiền –
Sống hòa đồng với bạn bè –
3 -Bài mới
Họat động 1
Tình huống trong những hành vi sau đây, hành vi nào sai?
– Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn
– Giờ kiểm tra miệng, giả vờ đau đầu xuống phòng y tế
– Xin tiền học để chơi điện tử
– Ngủ dậy muộn, đi học không đúng qui định, báo cáo lý do ốm
Những hành vi đó biểu hiện điều gì?
Họat động của thầy
Họat động của trò
Ghi bảng
Họat động 2: Phân tích truyện đọc
- Đọc diễn cảm truyện đọc?
- Bra- man- tơ đã đối xử với Mi- ken- lăng - giơ như thế naò?
- Vì sao Bra-man- tơ có thái độ như vậy?
- Mi- ken- lăng- giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ?
-Vì sao ông xử sự như vậy. Theo em, ông là người như thế nào?
-Em rút ra bài học gì?
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
- Vậy em hiểu thế nào là trung thực?
- Biểu hiệncủa trung thực như thế nào?
- Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập (nhóm 1)( Người ngay thẳng, không gian dối, không quay cóp, không nhìn bài)
- Những biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người ( Nhóm2) ( Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm)
- Những biểu hiện tính trung thực trong hành động( bênh vực, bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai, không lấy cắp đồ dùng của người khác)
- Hành vi trái với trung thực ( Dối trá , xuyên tạc, bóp méo sự thật, đi ngược lại chân lý)
- Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
( Không phải điều gì cũng nói ra, nghĩ gì là nói, không nói to, ồn ào, chỗ nào cũng nói)
- Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực? Cho ví dụ cụ thể: 
( Che giấu sự thật có lợi như: bác sĩ không nói thật bệnh tật cho bệnh nhân, nói dối kẻ địch, kẻ xấu)
- Theo em ,trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Người trung thực sẽ được mọi người xung quanh đối xử như thế nào?
- Em đã là người có tính trung thực chưa? Tại sao?
- Làm thế nào để rèn luyện tính trung thực
Hoạt động 4: 
Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Giải thích câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”
- Có khi nào người trung thực bị thua thiệt không?
- Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực, giải thích vì sao?
Hành vi 1: Hại bạn chứ không phải giúp bạn
 2. Dối trá trong kiểm tra- hậu quả xấu
 3. Che giấu hành vi sai trái trong kiểm tra- tiếp tay cho những việc làm xấu của bạn tiếp theo
 4. Bao che cho thói xấu- hại bạn
Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
- Hãy kể lại những việc làm trung thực hoặc thiếu trung thực mà em biết thấy trong cuộc sống hàng ngày?
- Đối với người học sinh, để rèn luyện tính trung thực theo em phải làm gì?
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn
BTVN: - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn
- Học bài
- Làm BTd, đ(8)
- Xem trước bài : Tự trọng
Đọc
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Thảo luận
Suy nghĩ trả lời 
Thảo luận
Trả lời
Trả lời
Giải thích
Trả lời
Làm BT
Trả lời
Trao đổi
Trả lời
I/ Truyện đọc: Sự thông minh, chính trực của một nhân tài Bra-man-tơ: Kình địch, chơi xấu, làm hại Mi-ken- lăng- giơ, sợ Mi-ken -lăng -giơ lấn át
Mi- ken- lăng- giơ: Đánh giá cao Bra-man- tơ: Không một ai thời cổ có thể sánh bằng
đ ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực
II/ Bài học: 
Trung thực là gì?
- Tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lý
Biểu hiện của trung thực
- Nga ... Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Có những sự việc xảy ra không nằm trong kế hoạch, thiếu quyết tâm, không vượt qua khó khăn hoàn thành kế hoạch
 Để vượt qua cần biết điều chỉnh kế hoạch, có ý chí, nghị lực, quyết tâm thực hiện kế hoạch.
- Nghe.
Hoạt động 3:
Luyện tập, củng cố.
- Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, thực hiện đúng kế hoạch.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Sắm vai cho các tình huống về sống, làm việc có kế hoạch hoặc chưa có kế hoạch.
- Nghe, củng cố bài học.
Bảng kế hoạch của bạn Minh Hằng:
Ôn GDCD.
Ôn tập Văn, Địa.
Xem tường thuật bóng đá quốc tế.
19h đi thăm thầy cô giáo cũ.
II/ Nội dung bài học:(tt)
- Làm việc có kế hoạch giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt được hiệu quả trong công việc.
- Cần sống và làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi càn thiết. Cần có quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo tjực hiện kế hoạch đề ra.
III/ Luyện tập:(tt)
- Giải thích câu: Việc hôm nay chớ để đến ngày mai.
Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, thực hiện đúng kế hoạch.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’)
- Từ các ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm. Về nhà tự lập bản kế hoạch; học bài, làm các bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài 13: Quyền đựoc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam(Sưu tầm các tranh ảnh, những mẩu chuyện về tấm gương tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em)
V/ Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
................................................................................................................................. Tiết : 21 
Ngày soạn: 
 Bài dạy:
 Bài 13 : Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục CủA trẻ em Việt Nam
 I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
 Giúp học sinh biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam; hiểu được vì sao thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó.
 2/ Kĩ năng:
 Giáo dục học sinh tự giác rèn luyện bản thân, biết tự bảo vệ quyền và thực hiện tốt các bổn phận, biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 3/ Thái độ:
 Giáo dục học sinh biết ơn sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia đình và xã hội; phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng bổn phận của mình.
 II/ Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị của giáo viên: Tìm hiểu các số liệu thống kê các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà nước, các tổ chức xã hội cá nhân.
 - Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh, những mẫu chuyện về tấm gương tốt trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 III/ Hoạt động dạy học:
 1/ ổn định tình hình lớp:(1’)
 Kiểm tra sĩ số lớp.
 2/ Kiểm tra bài cũ:(5’)
 Câu hỏi :
 Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Yêu cầu kế hoạch phải như thế nào? Trách nhiệm của bản thân phải làm gì để thực hiện có kế hoạch?
 Dự kiến phương án trả lời:
 Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày hàng tuần một cách hợp lí.
 Yêu cầu: Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động, vui chơi giải trí.
 Trách nhiệm: Cần vượt khó, kiên trì, sáng tạo ; biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
 3/ Giảng bài mới:
 - Giới thiệu bài:(1’)
 ? Nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản các em đã học năm lớp 6?
 Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Để hiểu rõ hơn quyền trẻ em được văn bản nào quy định và quy định như thế nào chúng ta sang bài hôm nay: Quyền được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục của trẻ em Việt Nam.
 - Tiến trình bài dạy:(35’)
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15’
10’
10’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh.
- Gọi học sinh đọc truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh.
? Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào?
- Gọi học sinh nhận xét.
? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
- Nhận xét.
? Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái?
- Bổ sung: Bố mẹ li hôn khi Thái 4 tuổi. Bố, mẹ đi tìm hạnh phúc riêng.
? Thái không được hưởng những quyền gì so với bạn cùng lứa tuổi?
(Không được bố, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng dạy bảo)
? Theo em Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
 - Cho học sinh nhận xét về Thái trong trường sau đó nêu lên những điều Thái phải làm.
? Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người?
 Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng. Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng.
? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái em sẽ xử lí như thế nào cho tốt?
- Cho học sinh xem tranh và yêu cầu học sinh nêu các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh 1 -> 5 SGK.
- Đọc cho học sinh nghe một số điều của Hiến pháp 1992: Điều 59, 61, 65, 71.
 Luật bảo vệ, chăm só và giáo dục trẻ em (điều 5, 6, 7, 8, 10)
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
 - Qua các bài tập giáo viên nhận xét và giải thích, nêu nội dung của quyền được bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em.
? Bổn phận của trẻ em là gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
? Trong các hành vi ở bài tập a, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
? Kể những việc làm của Nhà Nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét.
? Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội các em sẽ làm gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
* Củng cố: Bản thân em đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ em như thế nào?
- Nhận xét, kết luận toàn bài: Trẻ em là niềm tự hào, là tương lai của đất nước, là lớp người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau nên cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Đúng như lời Bác dạy: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyện đọc: Một tuổi thơ bất hạnh.
- Đọc truyện: Một tuổi thơ bất hạnh.
- Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
- Nhận xét.
- Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, chuyên cướp giật (mỗi ngày từ 1 – 2 lần).
- Nghe.
- Bố mẹ li hôn, ở với bà ngoại già yếu, không ai chăm sóc, dạy dỗ, không được đi học, đi bụi đời.
- Không được đi học, không có nhà ở.
- Thái phải đi học ,rèn luyện tốt, thực hiện tốt quy định của trường.
- Quan tâm, động viên, không xa lánh.
- Nghe.
- Không nghe theo kẻ xấu, ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc có tiền để được đi học.
 + Tranh 1: quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
+ Tranh 2: quyền được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc.
+ Tranh 3: quyền được khai sinh và có quốc tịch, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.
+ Tranh 4: quyền được học tập, được vui chơi.
- Nghe.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Nghe, ghi bài.
- Trẻ em phải yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; tôn trọng pháp luật và tài sản của người khác; yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn; chăm chỉ học tập; không sa vào tệ nạn xã hội.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Cha nẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Hành vi xâm phạm quyền trẻ em: 1, 2, 4, 6.
- Chọn các việc làm sau:
1.Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo
2.Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.
3.Tổ chức lớp học tình thương.
4.Quan tâm chăm sóc trẻ em bị khuyết tật.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương. Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo và đề nghị giúp đỡ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Liên hệ bản thân.
- Nghe, củng cố bài học.
I/ Truyện đọc:
 Một tuổi thơ bất hạnh.
- Thái phải sống phiêu bạt bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
- Hoàn cảnh: Bố, mẹ li hôn, bà ngoại già yếu, không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo và không được đi học.
II/ Nội dung bài học:
- Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Quyền được bảo vệ.
+ Quyền được chăm sóc.
+ Quyền được giáo dục.
- Bổn phận của trẻ em: Trẻ em phải yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; tôn trọng pháp luật và tài sản của người khác; yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn; chăm chỉ học tập; không sa vào tệ nạn xã hội.
- Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội: Cha nẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
III/ Luyện tập:
- Bài tập a: Hành vi xâm phạm quyền trẻ em:
1. Làm giấy khai sinh chậm 
2. Đánh đập, hành hạ
4. Bắt trẻ em bỏ học để lao động để kiếm sống.
6. Dụ dỗ, lôi kéo. 
- Bài tập b:
+ Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo.
+ Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.
+ Tổ chức lớp học tình thương.
+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị khuyết tật.
- Bài tập d:
+ Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.
+ Nói với bố mẹ hoặc thầy cô giáo và đề nghị giúp đỡ.
 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
 - Giáo viên nhắc lại các quyền trẻ em.
 - Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên(Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về tài nguyên môi trường)
 IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam GDCD73cot chuan moi.doc