Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 2

Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 2

Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

- Kể được một số của sống và làm việc có kế hoạch.

2. Kĩ năng

- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với lối sống và làm việc thiếu kế hoạch

- Biết sống và làm việc có kế hoạch

3. Thái độ

Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Quyết định vấn đề

- Ra quyết định

 

doc 26 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20:
Ngày soạn:01/01/11
Ngày giảng: 7A1: 03/01 7A3:06/01 7A2: 06/01
Tiết 19:
Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Kể được một số của sống và làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với lối sống và làm việc thiếu kế hoạch
- Biết sống và làm việc có kế hoạch
3. Thái độ
Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Quyết định vấn đề
- Ra quyết định
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp góc
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Thầy: Giáo án
* Trò:Đọc trước bài ở nhà
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:( không)
2.Khám phá: (2’)
 Chúng ta đã biết cuộc sống mỗi ngày có rất nhiều vấn đề cần giải quyết ta sẽ phải làm công việc nào trước việc nào sau để thể hiện là người sống và làm việc có kế hoach vậy kế hoạch là gì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
3. Kết nối (40’) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV: Treo bảng phụ bản kế hoạch của bạn Hải Bình trong SGK cho HS chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm bài tập vào giấy A4 yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi thời gian 5p.
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về thời gian biểu trong tuần của bạn Hải Bình?
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
Nhóm 3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
HS: đại diện nhóm lên dán
GV: gọi các nhóm nhận xét 
HS: nhận xét
GV: nhận xét, bổ xung.
HS: nghe
GV: Tổ chức HS chơi "nhanh mắt, nhanh tay".
HS: Thảo luận cả lớp, trình bày ý kiến cá nhân.
GV: Phát phiếu học tập (cả lớp trả lời 3 câu hỏi khác nhau) mỗi em trả lời một câu
Nội dung:
1. Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch.
Có lợi
Có hại
2. Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
3. Bản thân em làm tốt việc này chưa?
Tự rút ra bài học gì cho bản thân?
GV: em hãy ví dụ một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch
HS: trả lời
VD: Bạn Tâm thực hiện đúng giờ học buổi tối theo kế hoạch, mặc dù hôm đó có phim rất hay
VD: Bạn thơi đều đặn nấu cơm chiều mặc dù có bạn dủ đi chơi.
VD: Bạn Tân tự đặt lịch làm việc trong ngày, trong tuần và cố gắng thực hiện đúng lịch...
1. Truyện đọc(20’)
"Thông tin"
Câu 1: Nhận xét thời gian biểu của Hải Bình:
- Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (thư viện, câu lạc bộ)
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hằng ngày từ 11h30 - 14h từ 17 - 19h.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.
+ Thiếu ăn, ngủ, thể dục.
+ Xem ti vi nhiều
Câu 2: Em hiểu về tính cách của Hải Bình: - Ý thức tự giác. Ý thức tự chủ
- Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
Câu 3: Kết quả làm việc có kế hoạch của Hải Bình:
- Hải Bình chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
2. Bài học: (20’)
a) Làm việc có kế hoạch là:
- Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện hiệu quả có chất lượng.
b) Yêu cầu của kế hoạch phải:
- Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
4.Vận dụng:(hướng dẫn về nhà) (3’)
- Về nhà học bài
- Làm bài tập a,b 
 Tuần 21:
Ngày soạn:08/01/11
Ngày giảng: 7A1: 10/01 7A3 :13/01 7A2: 13/01
Tiết 20:
Bài 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch
2. Kĩ năng
- Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với lối sống và làm việc thiếu kế hoạch
- Biết sống và làm việc có kế hoạch
3. Thái độ
Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Quyết định vấn đề
- Ra quyết định
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ NĂNG DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phương pháp góc
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
* Thầy: Giáo án
* Trò:Đọc trước bài ở nhà
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
 Thế nào là làm việc có kế hoạch? ví dụ?
2.Khám phá: (1’)
 Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thông tin về bản kế hoạch của bạn Hải Bình và biết được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch tiết ngày hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
3. Kết nối (40’) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV: cho hoạt động cá nhân tự viết bản kế hoach trong 1 ngày trong 2p.
HS: viết bản kế hoach
GV; nhận xét, bổ xung
GV:? vậy chúng ta làm bản kế hoạch như vậy có ý nghĩa gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét, bổ xung
GV: Là người học sinh trách nhiệm của bản thân em phải làm gì để có bản kế hoạch?
HS: trả lời
GV: nhận xét, ghi bảng.
GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
HS: ghi ý kiến vào phiếu học tập.
GV: Đặt câu hỏi (đèn chiếu)
Nội dung:
a) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch b) So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh.
GV: Cho học sinh lên bảng trình bày.
HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng
Cả lớp quản sát nhận xét ý kiến của bạn.
GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh.
 - Hướng dẫn học sinh kẻ bảng so sánh.
GV: Tổ chức trò chơi đóng vai
Tình huống 1:
- Bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm nhuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
Tình huống 2:
- Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến.
GV: Nhận xét các bạn đóng vai. Nhắc nhở và động viên các em.
GV: để làm việc có kế hoạch chúng ta phải kiên trì sáng tạo thì kết quả đạt được sẽ rất cao.
2.Bài học:(Tiếp) (20’)
c) ý nghĩa của làm việc có kế hoạch
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
d) Trách nhiệm bản thân
- Vượt khó, kiên trì, sáng tạo
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
3.Bài tập: (20’)
a. Nhận xét
- Quy trình hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ.
- Nội dung công việc đầy đủ, cân đối (học tập ở trường, lao động giúp GĐ, tự học, sinh hoạt tập thể)
b) So sánh 2 bảng kế hoạch:
 - Kế hoạch của Vân Anh: Cân đối, hợp lí, toàn diện, đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn
 - Kết hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
4.Vận dụng:(hướng dẫn về nhà) (1’)
- Về nhà học bài
- Làm bài tập d,đ,e
- Về nhà đọc bài trước 
Tuần 22:
Ngày soạn:15/01/11
Ngày giảng: 7A1: 17/01 7A3 :20/01 7A2: 20/01
Tiết 21:
Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.Về kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm của trẻ em
- Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận trẻ em
- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
3.Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
II.Các kỹ năng sống cơ bản:
- Xác định giá trị
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
III. Các phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp góc
IV.Phương tiện dạy học:
* Thầy: Giáo án, tranh
*Trò: Chuẩn bị bài
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Ý nghĩa làm việc có kế hoạch? em có phải là người sống và làm việc có kế hoạch chưa? 
2.Khám phá: (1’)
 Chúng ta là trẻ em vậy trẻ em được hưởng những quyền lợi gì? để hiểu thêm về quyền của trẻ em chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài ngày hôm nay để biết thêm về quyền bảo vệ chăm sóc trẻ em.
3.Kết nối: (40’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: Đọc truyện "Một tuổi thơ bất hạnh".
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận làm bài tập vào giấy thời gian 5p.
1) Tủôi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
2) Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì?
3) Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
4) Em có thể đề xuất ý kiến về việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái em xử lí như thế nào cho tốt?
GV: Phân tán nhóm thảo luận (4 nhóm)
HS: Thảo luận nhóm và ghi ý kiến vào giấy khổ to.
 - Đại diện nhóm trình bày.
GV:Nhận xét, ghi bảng
HS: nghe, ghi bài.
HS: Tự bộc lộ quy nghĩ: Nếu rơi vào cảnh Thái thì:
GV: Kết luận để chuyển ý:
Công ước LHQ về quyền trẻ em đã được Việt Nam tôn trọng và phân chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp lụât của trẻ em các quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của các quyền cơ bản đó.
GV: thế nào là quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?
HS: trả lời
GV: bổ xung, kết luận ghi bảng
HS: nghe và ghi
GV: Giải thích
Các quyền trên đây của trẻ em là nói lên sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta. Khi nói được hưởng các quyền lợi thì chúng ta phải nghĩ đến nghĩa vụ (bổn phận) của chúng ta với gia đình và XH
GV: Nêu bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội.
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Chia bảng thành 2 cột HS lên bảng ghi ý kiến vào 2 cột cho phù hợp.
.
GV: Cho HS thảo luận cá nhân
HS chuẩn bị phiếu học tập.
GV: Chia phiếu thành 3 loại (mỗi loại ứng với 1 câu hỏi).
Câu 1: Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Câu 2: Em và các anh chị em, bạn vè mà em quen biết còn có quyền nào chưa được hưởng theo quy định của pháp luật?
Câu 3: Em và các bạn có kiến nghị gì với cơ quan chức năng ở địa phương về biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
HS: Trả lời vào phiếu học tập 1 câu hỏi được phân công
HS: Trao đổi, nhận xét.
GV: Phân tích và rút ra bài học.
Câu 1:Trong các hành vi sau, theo em h/ vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em.
Câu 2: Những việc làm nào sau đây thực hiện quyền trẻ em
1. Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo
2. Lập quý khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.
3. Tổ chức lớp học tình thương.
4. Kinh doanh trên sức lao động trẻ em.
5.Tổ chức văn nghệ thể thao cho trẻ em đường phố.
6. Quan tâm chăm sóc trẻ khuyết tật.
HS: Lên bảng ghi ý kiến, cả lớp nhận xét.
GV: Bổ sung ý kiến, giải thích vì sao
Các phương án còn lại không đúng
GV kết luận toàn bài:
"Trẻ em hôm nay, thế giới này mai" Đó là khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO
"Trẻ em như búp trên cành" là sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ. Trẻ em là niềm tự hào là tươn ... chuẩn bị kiểm tra
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:(không)
2.Khám phá: (1’)
Tiết ngày hôm nay chúng ta thống kê lại kiến thức từ đầu kỳ II bằng bài kiểm tra một tiết này.
3.Kết nối:(43’)
(Đề trường ra)
4.Vận dụng( hướng dẫn về nhà) (1’)
- Về nhà đọc trước bài 16 
Tuần 28
Tiết 27: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
2.Kỹ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
II.Các kỹ năng sống cơ bản
Kỹ năng xác định giá trị
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
III.Các phương pháp,kỹ năng dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp góc
IV.Phương tiện dạy học:
*Thầy: Giáo án
*Trò: Đọc trước bài 16
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:(không)
2.Khám phá:
Các em có tin vào những điều thầy bói phán không? Việc thắp hương cúng các cụ có phải là mê tín không? Để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
3.Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: cho học sinh đọc thông tin sự kiện trong SGK trang 51
HS: đọc thông tin
GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thông tin, sự kiện
HS: nghe
GV:? 1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam?
2. Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
3. Chính sách pháp luật mà Đảng và Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo.
GV: Chuyển ý bằng cách dẫn ra câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
GV: Đặt câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời:
1. Câu ca dao nói: Nhớ ngày giỗ, Tổ, Vậy tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào?
HS: trả lời
TL:. Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên.
GV: nhận xét, ghi điểm
GV:? Thế nào là tín ngưỡng? thế nào là tôn giáo?
HS: trả lời
GV: bổ xung, ghi bảng
HS: ghi
GV: Vậy theo em quyền tự do tín ngưỡng là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét, cho học sinh đọc trong SGK.
I.Thông tin sự kiện:
1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam 
Tình hình tôn giáo:
- Việt Nam là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.
- Gồm: Phật giáo,Thiên chúa giáo, cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành.
Ưu điểm
Nhược điểm
- Đại đa số đồng bào các tôn giáo là người lao động.
- Có tinh thần yêu nước, cộng đồng.
- Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Thực hiện chính sách pháp luật.
- Có hàng chục vạn thanh niên có đạo hi sinh tỏng chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Do trình độ văn hóa thấp nên còn mê tín và lạc hậu.
- Bi kịch động và lợi dụng vào mục đích xấu.
- Hành nghề mê tín.
- Hoạt động trái pháp luật.
- ảnh hưởng tới sức khoẻ và tài sản công dân.
- Tổn hại lợi ích quốc gia.
2. Chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo.
Văn kiện hội nghị lần thứ 5, BCHTƯĐCSVN khoá 8.
- Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
- Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường.
- Chính sách đại đoàn kết dân tộc.
- Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan.
- Chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng làm việc.
- Chăm lo,giúp đỡ đồng bào tôn giáo xoá đói giảm nghè, nâng cao dân trí.
2.Bài học:
- Tín ngưỡng là: lòng tin vào một thứ gì đó thần bí như: thần linh thượng đế, chúa trời
- Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Tôn giáo còn được gọi là đạo( đạo phật, thiên chúa đạo tin lành)
* Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:SGK.53
4.Vận dụng:(hướng dẫn về nhà)
- Về nhà học bài
- Xem trước phần tiết sau học
- Siêu tầm một số tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.
Tuần 29
Ngày soạn:
Ngày giảng: 7A1: 7A2: 7A3:
Tiết 28: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Kể tên một số tín ngưỡng tôn giáo chính ở nước ta
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
2.Kỹ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
3.Về thái độ:
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
II.Các kỹ năng sống cơ bản
Kỹ năng xác định giá trị
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
III.Các phương pháp,kỹ năng dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp góc
IV.Phương tiện dạy học:
*Thầy: Giáo án
*Trò: Đọc trước bài 16
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:(3’)
Thế nào là tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
2.Khám phá:
Tiết trước các em đã biết được thế nào là tự do tín ngưỡng, tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số tín ngưỡng ở nước ta và nhà nước ta có chính sách gì để bảo vệ quyền tín ngưỡng, tôn giáo không?
3.Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: cho học sinh chia nhóm hoàn thành bài tập trong thời gian 5’
? Em hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta
HS: nhận nhóm, hoạt động nhóm
GV: yêu cầu nhóm trưởng lên treo kết quả ở trên bảng và gọi nhận xét nhau.
HS: nhận xét
GV: bổ xung, kết luận
Đạo phật, đạo cao đài, đạo thiên chúa, đạo tin lành
GV: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
HS: trả lời
GV: bổ xung, kết luận ghi bảng
HS: ghi bài
GV: theo em mê tín dị đoan là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét gọi hs đọc SGK
GV: cho HS làm bài tập e SGK- 54
HS: làm bài tập
GV: gọi HS chữa bài tập
HS: chữa bài 
GV: nhận xet, ghi điểm
GV: chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành bài tập sau thời gian 5’
Câu 1: Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao?
Câu 2: Phân biệt tín ngưỡng,tôn giáo và mê tín dị đoan.
 HS: Trả lời theo nhóm
GV: Nhận xét kết luận phần này.
2.Bài học( tiếp)
Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo, không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
Mê tín dị đoan:( SGK- 53)
3.Thực hành( luyện tập)
1. Bài tập e, trang 54
Đáp án 1, 2, 3, 4, 5
4.Vận dụng( hướng dẫn về nhà)
- Về nhà học bài, đọc trước bài mới
- Làm bài tập còn lại SGK
Tuần
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết Bài 17: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Biết được bản chất của nhà nước ta
- Nêu được thế nào là bộ máy nhà nước
- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước một cách giản lược
- Nêu được 4 loại cơ quan trong bộ máy nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan.
2.Kỹ năng:
- Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế
- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của nhà nước
3.Thái độ:
Tôn trọng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
II.Các kỹ năng sống cơ bản:
Xác định giá trị
Tìm kiếm xử lí thông tin
III.Các phương pháp, kỹ năng dạy học tích cực có thể sử dụng:
Phương pháp góc
IV.Phương tiện dạy học:
*Thầy: Giáo án
*Trò:Đọc trước bài 17
V.Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Theo em mê tín dị đoan có phải là tự do tín ngưỡng không? Tại sao?
2.Khám phá:
Tiết trước chúng ta đã được đi tìm hiểu về quyền tự do tín ngưỡng phân biệt được mê tín với tín ngưỡng, bài học hôm nay chúng ta đi tìm hiểu về nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
3.Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: cho học sinh đọc thông tin sự kiện SGK
HS: đọc bài
GV: nhận xét và hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin sự kiện, chia lớp thành 4 nhóm nhỏ hoàn thành bài tập thời gian 5p:
Nhóm 1: Nước ta – nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch?
Nhóm 2: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? CM đó do Đảng nào lãnh đạo?
Nhóm 3: Nước ta đổi tên nước Cộng hòa XHCNVN vào năm nào? Tại sao phải đổi tên như vậy?
Nhóm 4: Hãy cho biết nhà nước ta là nhà nước của ai?
HS: hoạt động nhóm, nhóm trưởng đại diện treo câu hỏi lên bảng
GV: cho các nhóm nhận xét nhau
HS: nhận xét
GV: nhận xét, bổ xung và kết luận
GV: Theo em thế nào là bộ máy nhà nước?
HS: trả lời
GV: nhận xét, bổ xung kết luận.
GV: bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp?
HS: trả lời
2. Bộ máy Nhà nước cấp Trung ương gồm có những cơ quan nào?
3. Bộ máy Nhà nước cấp tỉnh - thành phố gồm có những cơ quan nào?
4. Bộ máy Nhà nước cấp Huyện (Quận, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
5. Bộ máy Nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào?
GV:hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ phân công bộ máy nhà nước
HS: vẽ theo
1.Thông tin sự kiện: SGK-54
- Nước Việt Nam Dân chủ Công hoà ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm Chủ tịch.
 - Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là thành quả của cuộc đời cách mạng tháng 8 năm 1945. Cuộc cách mạng đó do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .
Vì: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước nước vào thời kì quá độ lên CNXH.
-Bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2.Bài học:
Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và các nhiệm vụ khác nhau.
- Bộ máy nhà nước chia làm 4 cấp
Quốc hội
Chính phủ
Toà án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HĐND tỉnh (thành phố)
UBND tỉnh (thành phố)
Toà án nhân dân tỉnh (thành phố)
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố)
HĐND huyện (quận, thị xã)
UBND huyện (quận, thị xã)
Toà án nhân dân huyện (quận, thị xã)
Viện kiểm sát nhân dân huyện (quận, thị xã)
HĐND xã (phường, thị trấn)
UBND xã (phường, thị trấn)
Bài 18; BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Kể được tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở( Xã, Phường, thị trấn) và nêu được các cơ quan đó do ai bầu ra.
- Nêu được nhiệm vụ của từng loại cơ quan nhà nước cấp cơ sở.
- Kể được một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp xã, phường, thị trấn đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân.
2Kỹ năng:
Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quyết định các quyết định của cơ quan nhà nước ở địa phương
3.Thái độ:
Tôn trọng các cơ quan nhà nước ở cơ sở, ủng hộ hoạt động của các cơ quan đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD moi.doc