Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Bảo Đài

Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Bảo Đài

 GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

A. Mục tiêu:

1) Kiến thức : HS nắm được một số quy định về ATGTĐB – ĐS . Luật GTĐB sửa đổi.

2) Thái độ: Có ý thức chấp hành TTATGT ; vận động bạn bè, gia đình, người thân cùng chấp hành TTATGT.

3) Kỹ năng: Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ và TTATGT.

B. Phương pháp:

Thảo luận nhóm ; giải quyết tình huống ;

C. Tài liệu – phương tiện:

- Tài liệu GD về TTATGT ; thông tin nội bộ tháng 8 / 2010 ; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III ( 2004 – 2007 )

 

doc 37 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Bảo Đài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Thứ 6, ngày 20 tháng 8 năm 2010
Tiết 1. Giảng:
 GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Mục tiêu:
Kiến thức : HS nắm được một số quy định về ATGTĐB – ĐS . Luật GTĐB sửa đổi.
Thái độ: Có ý thức chấp hành TTATGT ; vận động bạn bè, gia đình, người thân cùng chấp hành TTATGT.
Kỹ năng: Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ và TTATGT.
Phương pháp: 
Thảo luận nhóm ; giải quyết tình huống ;
Tài liệu – phương tiện:
Tài liệu GD về TTATGT ; thông tin nội bộ tháng 8 / 2010 ; tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III ( 2004 – 2007 )
Hoạt động Dạy – Học:
Ổn định tổ chức:
Giới thiệu chương trình môn GDCD 7.
Bài mới:
GV. Giới thiệu bài Ở nước ta cũng như ở các nước khác, hệ thống giao thông bao gồm: đường bộ , đường sắt , đường sông , đường biển , đường hàng không. Các loại đường giao thông này đều rất cần thiết đối với sự phát triển KT – XH, đối với an ninh quốc phòng và đời sống của con người. Trong bài học này chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu về TTATGT.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Một số quy định về an toàn giao thông.
- GV nêu quy tắc chung
- HS nghe giảng, chép bài vào vở.
- GV nêu các quy định cụ thể
- HS nghe giảng, chép bài vào vở.
- GV nêu tình huống
- HS thảo luận, tìm hướng giải quyết.
a) Quy định chung.
- Đi bên phải, đúng phần đường, ch ấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
b) Một số quy định cụ thể.
- Người ngồi trên xe mô tô
- Người điều khiển xe đap
- Người điều khiển xe thô sơ
Hoạt động 2: Một số quy định về an toàn giao thông đường sắt.
GV nêu các quy định ( tài liệu giáo dục TTATGT trang 13)
HS nghe giàng, ghi chép nội dung vào vở.
a) Khi đi trên đường bộ giao cắt đường sắt
b) Không đặt chướng ngại vật trên đường sắt
Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
GV nêu tình huống tư liệu ( tài liệu
Giáo dục TTATGT trang 10).
HS nghe giảng, thảo luận, trình bày
GV cho HS quan sát ảnh.
Hoạt động 4: Luyện tập, bài tập.
-GV nêu bài tập ( TL GDTTATGT )
Bài 1; 2; 3; tr13 – 14
HS làm bài tập
4) Củng cố: GV hệ thống toàn bài.
5) Dặn dò: - Tìm hiểu việc chấp hành TTATGT ở trường, lớp, địa phương.
 - Tự liên hệ bản thân trong việc chấp hành TTATGT.
Tuần 2 Thứ 6, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tiết 2 Giảng: 01/ 09/ 2010
 Bài 1. SỐNG GIẢN DỊ
A. Mục tiêu:
1) Kiến thức: HS hiểu thế nào là sống giản dị. Tại sao phải sống giản dị? 
2) Thái độ: Hình thành thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa
3) Kỹ năng: HS có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân, về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh, lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp với mọi người. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
C. Tài liệu – phương tiện:
- SGK GDCD7 ; câu chuyện thể hiện lối sống giản dị ; tục ngữ, ca dao.
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ. ( GV giới thiệu lại chương trinh GDCD7 ).
3) Bài mới.
GV nêu 2 tình huống : Gia đình cùng sung túc như nhau nhưng:
Một bên thích ăn diện , lười học.
Một bên giản di, chịu khó học tập.
GV em hãy nêu suy nghĩ của em về 2 phong cách sống trên?
HS trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân.
GV chốt lại vấn đề, giới thiệu bài học.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc ( SGK tr 3)
- HS đọc truyện.
- GV hướng dẫn thảo luận theo câu hỏi ( SGK tr 4)
1) Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác.
2) Em có nhận xét gì về tác phong , cách ăn mặc, lời nói của Bác?
- HS thảo luận.
- GV ghi nhanh ý kiến HS lên bảng.
- HS bổ sung, nhận xét.
- GV chốt ý đúng.
 3)Tính giản dị còn biểu hiện ở khía cạnh nào?
-GV Tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung, tìm hiểu biểu hiện của sống giản dị và trái với giản dị 
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
- GV tóm tắt ý kiến của HS.
- HS nhận xét, bổ xung.
- GV chốt ý đúng.
I) Truyện đọc:
1) Cách ăn mặc, tác phong lời nói của Bác.
- Mặc bộ quần áo ka ki
-Bác cười đôn hậu
- Thái độ của Bác thân mật như người cha đối với các con.
- Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
2) Nhận xét: Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kỳ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.Thái độ chân thành cởi mở, không hình thức, lễ nghi, xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch nước và nhân dân. Lời nói của Bác rễ hiểu, gần gũi, thân thương với mọi người.
3) Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh; Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa cái đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài. Vì vậy chúng ta cần học tập tấm gương ấy, để trở thành người có lối sống giản dị.
- Biểu hiện lối sống giản dị:( GV ghi ở giấy ngoài)
- Biểu hiện trái với giản dị: ( GV ghi ở giấy ngoài).
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- HS đọc nội dung bài học ( SGK tr 4)
- GV đặt câu hỏi:
1) Em hiểu thế nào là lối sống giản dị? biểu hiện của lối sống giản dị là gì?
2) Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
- HS trao đổi.
- GV chốt vấn đề - vào nội dung bài học ( SGK tr 4 – 5)
II) Nội dung bài học:
1) Thế nào là sống giản dị?
- Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, của gia đình và XH.
2) Biểu hiện của sống giản dị.
- Không xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài.
3) Ý nghĩa: 
- Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến , cảm thông và giúp đỡ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- GV chốt ý kiến đúng.
III) Bài tập:
- Đáp án đúng: a) ( SGK tr 5 là 3)
- b) ( SGK tr 6 là 2; 5)
Củng cố: GV hệ thống toàn bài + kết luận bài.
Dặn dò : * Làm bài tập d; đ; e ( SGK tr 6).
Học kỹ bài
Đọc trước bài 2.
Tuần 3 Thứ 6, ngày 3 tháng 9 năm 2010
Tiết 3 Giảng: 08/ 09/ 2010
Bài 2: TRUNG THỰC
 A .Mục tiêu:
1) Kiến thức. Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực, và vì sao cần phải trung thực; ý nghĩa của trung thực.
2) Thái độ. Hình thành cho HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực.
3) Kỹ năng. Giúp HS phân biệt được hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện.
B. Phương pháp:
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.
C. Tài liệu – phương tiện:
- chuyện kể, tục ngữ ca dao nói về trung thực
- Bài tập tình huống.
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ. * Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện và ý nghĩa của nó.
 * Hãy nêu vài ví dụ về lối sống giản dị mà em biết.
3) Bài mới.
GV giới thiệu bài: Các hành vi sau đây hành vi nào sai và những hành vi đó biểu hiện điều gì?
a) Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang hành lang lớp bạn.
b) Giờ kiểm tra miệng, giả vờ đau đầu để xin ra ngoài xin thuốc.
c) Xin tiền học để chơi điện tử.
d) Ngủ dậy muộn, đi học muộn, báo cáo lý do ốm.
HS. Thảo luận, trả lời.
GV. Dẫn dắt vào bài mới.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc.
- GV cho HS đọc truyện.
- HS đọc diễn cảm.
- GV yêu cầu trả lời câu hỏi ( SGK tr7)
- HS trả lời.
- GV ghi tóm tắt ý kiến lên bảng, nhận xét và rút ra bài học.
I) Truyện đọc:
Mi- Ken- Lang- Giơ, ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. Ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh , chính trực.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV cho HS cả lớp cùng thảo luận.
1) Tìm những biểu hiện thể hiện tính trung thực?
2)Tìm những biểu hiện thể hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người?
3)Tìm.tính trung thực trong hành động.
- HS lên bảng trình bày, cả lớp bổ xung
- GV nhận xét, rút ra bài học.
- HS ghi bài học.
- GV chia tổ thảo luận.
* tổ 1: Tìm biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
tổ 2: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
* tổ 3: Không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực? cho ví dụ.
- HS thảo luận; cả lớp bổ xung ý kiến.
- GV kết luận và rút ra bài học.
- HS ghi bài vào vở.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1) Thế nào là trung thực?
2) Biểu hiện của trung thực?
3) Ý nghĩa của trung thực?
- GV cho HS thảo luận câu tục ngữ:
“ Cây ngay không sợ chết đứng”.
- HS thảo luận + đọc câu danh ngôn
( SGK tr 7).
- HS ghi nội dung bài học.
II) Nội dung bài học:
+ Học tập: ngay thẳng, không gian dối với thày cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn, không lấy đồ dùng của bạn.
+ Quan hệ: Không nói xấu,lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
+ Hành động: Bảo vệ bênh vực cái đúng, phê phán việc làm sai.
* Trái với trung thực là: dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật,ngược lại chân lý.
* Không phải điều gì cũng nói ra, chỗ nào cũng nói; không phải nghĩ gì là nói thế, không nói to ồn ào, tranh luận gay gắt
* Che dấu sự thật để có lợi cho XH như Bác sỹ không nói thật bệnh tật của người bệnh; nói dối kẻ địch, kẻ xấuđây là sự trung thực với tấm lòng, với lương tâm
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
- Biểu hiện: Ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
- Ý nghĩa: + đức tính cần thiết quý báu
 + Nâng cao phẩm giá.
 + được mọi người tin yêu, kính trọng.
 +Xã hội lành mạnh.
- Ý của câu tục ngữ: Sống ngay thẳng thật thà, trung thực không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
Hoạt động 3: Luyện tập – Bài tập.
- GV cho HS làm bài tập a ( SGK tr 8)
- HS làm bài
III) Bài tập.
Đáp án đúng: 4; 5; 6
4)Củng cố: GV tổng kết bài. Trung thực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người, XH sẽ tốt đẹp và lành mạnh hơn nếu ai cũng có lối sống, đức tính trung thực.
5) Dặn dò: - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính trung thực.
 - Làm các bài tập còn lại + đọc trước bài 3.
Tuần 4 Thứ 6, ngày 03 tháng 09 năm 2010
Tiết 4 Giảng: 15/ 09/ 2010
 Bài 3. TỰ TRỌNG
A.Mục tiêu: 
1) Kiến thức: HS hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng. Biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2) Thái độ: HS có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng.
3) Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác. Học tập về những tấm gương về lòng tự trọng.
B. Phương pháp:
- Kể truyện, phân tích, thảo luận.
C. Tài liệu – Phương tiện:
- Bài tập – câu chuyện – tục ngữ, ca dao, danh ngôn – bảng phụ.
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ.
a) Hãy cho biết ý kiến đúng của biểu hiện thiếu trung thực. Đánh dấu X vào dòng tương ứng.
a. có thái độ đàng hoàng tự tin.
đ. Xử lý tế nhị khôn khéo.
b.dũng cảm nhận khuyết điểm.
e. luôn luôn hứa hẹn, cam đoan. 
c. phụ họa a dua với việc làm sai.
g. luôn luôn sai hẹ ... in. Tạp chi, sách báo nói về truyền thống văn hóa.
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1.thế nào là gữi gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?
 2. ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống?
 3. bản than em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy.dòng họ?
3) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV. Cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”.
Và “ có cứng mới đứng đầu gió”.
HS. Giải thích: * khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước.
 * nhờ có lòng tự tin và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách.
GV. Như vậy lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc.
GV. Cho 1 HS đọc truyện sau đó chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS cùng thảo luận về các nội dung a,b,c,SGK tr 34 phần gợi ý.
HS. Thảo luận, sau đó các nhóm trả lời.
GV. Ghi nhanh ý kiến HS lên bảng.
GV. Hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
GV. Nhận xét, giúp HS rút ra bài học.
I) Truyện đọc:
1.bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện hoàn cảnh:
2. bạn Hà được đi du học ở nước ngoài là do:
3. biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà:
- Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- bạn chủ động trong học tập: tự học.
- bạn là người ham học: chăm đọc sách,học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình
BÀI HỌC: tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra bài học.
GV. Đặt câu hỏi: dựa vào nội dung của câu truyện và phần thảo luận hãy rút ra bài học: Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
GV. Em rèn luyện tính tự tin như thế nào?
II) Nội dung bài học:
1. Tự tin là gì: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
2. ý nghĩa: tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
3. Rèn luyện tính tự tin bằng cách:
- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV. Chuẩn bị bài trên bảng phụ.
GV. Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu.
HS. Thảo luận và ghi kết quả ra giấy, cử đại diện trình bày.
GV. Định hướng
III) Bài tập:
1. Hãy phát biểu ý kiến của em về các nội dung sau:
a. người tự tin chỉ một mình quyết định,không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai.
b. em hiểu thế nào là tự học, tự lập từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập.
c. tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải, a dua như thế nào?
Đáp án:
a. là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng đến công việc. sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm.
b. * Tự lực: là tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân mình.
 * Tự lập: là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác.
 * Tự tin, tự lập, tự lực có mối quan hệ chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống.
4) Củng cố: GV. Cho HS làm bài tập b ( SGK tr 34,35).
 Đáp án đúng là: 1,3,4,5,6,8.
GV. Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên nâng cao nhận thức để có khả năng hành động một cách chắc chắn.
5) Dặn dò: học thuộc bài, làm bài tập a,c,d.( SGK tr34,35).
* về nhà tìm hiểu ở địa phương em đã và đang có tệ nạn XH nào? Cách đề phòng và chống ra sao?
* về tự giác ôn tập các nội dung đã học trong học kỳ 1.
* giờ sau thực hành, ngoại khóa: GD phòng chống ma túy, tệ nạn XH.
Tuần 16 Thứ 6, ngày 03 tháng 12 năm 2010
 Tiết 16 Giảng: 08/12/2010
 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA
 GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY, TỆ NẠN XÃ HỘI.
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS nắm được những vấn đề chung về ma túy, tác hại của nó. Đồng thời cũng nắm được thế nào là tệ nạn XH, đặc trưng và tác hại của tệ nạn XH.
2. Thái độ: có ý thức chấp hành pháp luật về phòng chống ma túy và có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trong sáng, lối sống lành mạnh.
3. Kỹ năng: Có khả năng tuyên truyền phòng chống ma túy, có khả năng nhận biết các tệ nạn XH trên cơ sở đó làm tốt việc tuyên truyền phòng chống ma túy và các tệ nạn XH.
B. Phương pháp:
- Thuyết trình, tọa đàm trao đổi, thảo luận.
C. Tài liệu – Phương tiện:
- Tài liệu BDTX chu kỳ 3 + các thông tin sưu tầm .
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm.
GV. Em hiểu thế nào là ma túy?
Thế nào là tệ nạn XH?
Tác hại của tệ nạn ma túy và tác hại của tệ nạn XH như thế nào?
HS. Tự do phát biểu ý kiến về sự hiểu biết của bản thân.
HS. Cả lớp bổ xung.
GV. Nhận xét và rút ra kết luận.
HS. Ghi nội dung bài học.
GV. Nêu tác hại của ma túy và tác hại của tệ nạn XH.
HS. Nghe và ghi chép nội dung vào vở.
I) Khái niệm:
1- Ma túy: là một số chất tự nhiên hoặc tổng hợp ( hóa học) khi đưa vào cơ thể người, dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.
2- Tệ nạn XH: Là hiện tượng XH bao gồm những hành vi sai lệch các chuẩn mực XH () mang tính phổ biến, có xu hướng phát triển lan rộng trong XH, gây ảnh hưởng xấu về đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc và những hậu quả nghiêm trọng đến đời sống kinh tế- văn hóa- XH của đất nước.
II) Tác hại của ma túy và của tệ nạn XH.
1- Tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện. ( TL tr 51).
2- Tác hại của ma túy đối với GĐ & XH ( TL tr 52).
3- Tác hại của tệ nạn XH.
a. Về mặt XH ( TL tr 41).
b. Về mặt kinh tế ( TL tr42).
c. Về mặt sức khỏe ( TL tr 42).
Hoạt động 2: Tìm hiểu chủ trương và biện pháp của nhà nước.
GV. Giới thiệu các chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước trong phòng chống ma túy và phòng chống các tệ nạn XH.
I) Chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước về phòng chống ma túy.
( TL tr 54;55).
II) Chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước về phòng chống các tệ nạn XH. ( TL tr 43).
Hoạt động 3: KẾT LUẬN:
GV. Nói về ma túy: GD phòng chống ma túy là vấn đề chung của mọi cá nhân, mọi tổ chức và của toàn XH. Nó đã trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay nhất là trong các nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng.
Nói về tệ nạn XH: GD phòng chống tệ nạn XH có ý nghĩa rất lớn, trong việc hình thành và phát triển nhân các con người, theo đúng các chuẩn mực XH. Vì vậy, mọi cá nhân ,tổ chức mọi quốc gia đều có biện pháp tích cực trong việc bài trừ tệ nạn XH. Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết giúp cho mỗi cá nhân biết cách và làm tốt việc phòng chống tệ nạn XH.
Củng cố: GV. Kết luận toàn bài.
Dăn dò: tránh xa ma túy và các tệ nạn XH.
 Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền phòng chống ma túy, tệ nạn XH ở gia đình- người thân- làng xóm, trong lớp trong trường
- chủ động ôn tập các kiến thức đã học để chuẩn bị cho ôn tập học kỳ I.
Tuần 17 Thứ 6, ngày 10 tháng 12 năm 2010
 Tiết 17 Giảng: 15/12/2010
 ÔN TẬP HỌC KỲ I
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại nội dung cơ bản của các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kỳ I ( cơ bản từ bài 8 đến bài 11).
2. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức, đồng thời tự giác trong học tập, rèn luyện và tự ôn tập.
3. Kỹ năng: Vận dụng các chuẩn mực đã học vào thực tế cuộc sống, đồng thời vận động mọi người xung quanh nhất là thân nhân trong gia đình cùng thực hiện.
B. Phương pháp: 
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hệ thống hóa.
C. Tài liệu – Phương tiện:
- SGK- SGV GDCD7- bảng hệ thống hóa.
D. Hoạt động Dạ - Học:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong khi ôn tập).
3) Bài mới:
Tên bài
Định nghĩa, khái niệm.
Biểu hiên, ý nghĩa, tác dụng.
Trach nhiệm, rèn luyện bản thân.
Bài 8
Khái niệm khoan dung
Đặc điểm: - luôn tôn trọng
biết tha thứ..
ý nghĩa: là đức tính
Chúng ta hãy
Bài 9
Tiêu chuẩn XDGĐ văn hóa
Ý nghĩa:- GĐ là tổ ấm
- GĐ bình yên
- Góp phần XD
- Sống lành mạnh; chăm ngoan; kính trọng; giúp đỡ; thương yêu
- Không đua đòi..
Bài 10
Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là gì?
- Giữ gìn: là bảo vệ, tiếp nối..
- Ý nghĩa: - có thêm sức mạnh
 - làm phong phú
- tôn trọng, tự hào...
- sống trong sạch
- không coi thường
Bài 11
Khái niệm tự tin
Ý nghĩa: giúp con người thêm sức mạnh.
- chủ động, tự giác
-khắc phục tính rụt rè
Các dang bài tập
Dang bài trắc nghiệm
Dạng bài tập tình huống
Vân dụng liên hệ cá nhân.
4) Củng cố: GV. Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ I.
5) Dăn dò: Về nhà tiếp tục ôn tập, đặc biệt vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống, học tập, lao động làm các dạng bài tập. chuẩn bị cho thi học kỳ I.
Tuần 18 Thứ 6, ngày 17 tháng 12 năm 2010
 Tiết 18 Giảng: ( thi theo lịch của PGD)
 KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Đánh giá quá trình nhận thức của HS qua chương trình đã học ở học kỳ I.
2. Thái độ: Có ý thức trong học tập và vận dụng các chuẩn mực đạo đức vào trong thực tế.
3. Kỹ năng: Thường xuyên liên hệ thực tế với các chuẩn mực đã học.
B. Phương pháp:
- Trắc nghiệm + tự luận.
C. Tài liệu – Phương tiện:
GV. Đề và đáp án chấm.
HS. Giấy kiểm tra.
D. Hoạt động Dạy – Học:
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra: ĐỀ
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm).
1. Hãy kết nối một ô ở cột bên trái A với một ô ở cột bên phải B sao cho đúng nhất. ( 2 điểm).
 A. Câu tục ngữ.
 B. Mối quan hệ.
1. Anh em như thể chân tay.
a. Cha mẹ.
2. Em ngã đã có chị nâng.
b. Vợ chồng.
3. Của chồng công vợ.
c. Tình anh em.
4. Cha sinh không tày mẹ dưỡng.
d. Tình chị em.
2. Hãy hoàn thiện các khái niệm sau: ( 1 điểm).
* Lòng yêu thương con người là:
* Đoàn kết, tương trợ là:.
B. Phần tự luận: ( 7 điểm).
Câu 1: ( 3 điểm). Nêu tiêu chuẩn của gia đình văn hóa. Bổn phận, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 2: ( 3 điểm). Nêu ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự tin cho bản thân học sinh.
Câu 3: ( 1 điểm). Em đã làm gì để phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội?
 ĐÁP ÁN CHẤM.
 HỌC KỲ II
Tuần 20 Thứ 6, ngày tháng năm 2010
 Tiết 19 Giảng:
Bài 12. SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7(6).doc