Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

BÀI 5 : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI

(TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Phân biệt lòng thương yêu khác với lòng thương hại

- Trái với yêu thương là gì? Hậu quả

2. Kỹ năng:

- Biết sống có tình thong

- Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh.

3. Thái độ:

- Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Ghét thái độ thờ ơ, lạnh nhạt.

- Lên án hành vi độc ác đối với con người.

 

doc 32 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 1 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/09/2009
Ngày dạy:29/09/2009
Tuần 6, Tiết 6
BÀI 5 : YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân biệt lòng thương yêu khác với lòng thương hại
- Trái với yêu thương là gì? Hậu quả
2. Kỹ năng:
- Biết sống có tình thong
- Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương mọi người từ trong gia đình đến những người xung quanh.
3. Thái độ:
- Có thái độ quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Ghét thái độ thờ ơ, lạnh nhạt.
- Lên án hành vi độc ác đối với con người.
II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 7.
- Sách giáo viên GDCD lớp 7.
- Sách bài tập tình huống GDCD lớp 7.
2. Về phía học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 7.
- Xem trước bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: trật tự, sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1. Thế nào là yêu thương con người ?
2. Tìm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng yêu thương ?
3. Giảng bài mới: Tiết trước, các em được tìm hiểu thế nào là yêu thương con người, để qua đó, các em sẽ tìm thấy niềm vui khi lòng yêu thương đó được thể hiện bằng thái độ chân thành, sự đồng cảm, chia sẻ và biết lắng nghe. Tiết này, các em sẽ được hiểu thêm về ý nghĩa của lòng yêu thương trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3 :
PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC 
GV chia lớp làm 4 nhóm phân biệt lòng yêu thương và sự thương hại, trái với yêu thương và hậu quả
Nhóm 1+2 : Phân biệt lòng yêu thương và sự thương hại ?
- Lòng yêu thương :
+ Xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
+ Nâng cao giá trị con người.
- Sự thương hại :
+ Động cơ vụ lợi, cá nhân.
+ Thái độ coi thường, thờ ơ.
+ Hạ thấp giá trị con người.
Nhóm 3+4 :Trái với yêu thương là gì ? Hậu quả ?
Ỉ Căm ghét, căm thù, gạt bỏ. Con người sống với nhau luôn mâu thuẫn, thù hận.
GV kết luận : Con người không thể tồn tại và phát triển khi không có lòng yêu thương. Ngày nay, một trong những yếu tố giúp cho nhân loại toàn cầu xích lại gần nhau chính là lòng yêu thương. Vì thế, đối với mỗi người dân VN, lòng yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn, phát huy.
GV: Để các em có những hành vi đúng đắn và biết nhận xét hành vi của người khác thì chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết những tình huống sau :
Nhóm 1: Tiểu phẩm: Yêu thương con người.
Lớp nhận xét – Nêu ý kiến
GV chốt ý: yêu thương, thông cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ, biết hy sinh. 
Nhóm 2: Tiểu phẩm: Không yêu thương con người.
Lớp nhận xét – Nêu ý kiến.
GV chốt ý: Phê phán thái độ thờ ơ, vô tâm, chỉ nghĩ đến bản thân mình, thể hiện qua các mức độ, ghen ghét, đố kị, ích kỉ, độc ác.
Nhóm 3: Không phải lúc nào cũng yêu thương, yêu thương tất cả.
Lớp nhận xét – Nêu ý kiến.
GV chốt ý: Giúp HS thấy được và cần phân biệt có những trường hợp cần phải căm ghét, căm thù -> tiêu diệt: đối với kẻ thù, giặc ngoại xâm, nhưng khi kẻ thù đã chịu thua , đầu hàng -> tha thứ.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC (TT)
3.ý nghĩa
Là truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc can được phát huy.
4. Luyện tập - củng cố: 
Bài tập a sgk/ 16.
GV: Chúng ta thấy rằng, trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ như ngày nay thì bên cạnh những người tốt luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Thì vẫn có những kẻ luôn rình rập, tìm cách làm hại người khác; trắng đen lẫn lộn như vậy thì em nào có thể lên giúp cô phân biệt biểu hiện nào em cho là tốt, là yêu thương con người; còn biểu hiện nào là không biết yêu thương con người
TỐT
XẤU
_ Đồng cảm trước nỗi đau của người khác
_ Đem lại niềm vui cho người khác
_ Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
_ Ganh ghét, đố kị
_ Thản nhiên trước nỗi buồn của bạn
_ Tỏ vẻ thương hại người khác
_ Giúp kẻ gian đang bị truy nã 
Bài tập : Nêu những việc làm của bản thân đã thể hiện lòng yêu thương con người hoặc chưa. Liên hệ thực tế ở nhà trường – xã hội. Phương hướng rèn luyện của bản thân:
Quan tâm, chăm sóc, yêu thương , giúp đỡ những người thân, gần gũi nhất.
Luôn gần gũi, ân cần và cư xử ân cần chu đáo với mọi người.
Phải gạt bỏ ích kỉ, ganh ghét, đố kị để chăm lo cho mọi người.
Bài tập đố chữ : “ Một danh y nổi tiếng trong lịch sử nước ta cho rằng: Trị bệnh cứu người là nghề cao quý, nhân đức. Cuộc sống lầm than, khổ cực nên bệnh tật, chết chóc nhiều, phải làm sao có nhiều phương thuốc hay, nhiều vị thuốc quý mà cứu giúp người bệnh, nhất là người nghèo”
Đội A sẽ ghép tên của danh y
Đội B sẽ ghép tên hiệu của danh y
Đáp án
_ Tên: LÊ HỮU TRÁC
_ Tên hiệu: HẢI THƯỢNG LÃNG ÔNG
GV kết luận toàn bài: Yêu thương con người là đạo đức quý giá, giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết : “Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người yêu người sống để yêu nhau”.
5. Dặn dò:
- Học bài 5.
- Chuẩn bị bài 6.
- Giao tình huống cho HS về nhà chuẩn bị sắm vai bài “Tôn sư trọng đạo” 
Ngày soạn:03/10/2009
Ngày dạy: 06/10/2009
Tuần 7, Tiết 7
Bài 6 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
Thế nào là tôn sư trọng đạo
Vì sao phải tôn sư trọng đạo
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
 2. Thái độ
Có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo.
Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo.
 3. Kỹ năng
HS có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo
Phê phán những ai có thái độ, hành vi vô ơn với thầy cô
II . TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
 Về phía giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thực hành, sách bài tập tình huống GDCD7
Bảng phụ
Về phía học sinh
Sách giáo khoa lớp 7
Xem trước bài 6 SGK.
Tập đóng trước các vai đã được phân công.
Sưu tầm mẫu chuyện về tôn sư trọng đạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Phân biệt lòng yêu thương và sự thương hại.
Câu 2: Hãy kể một số việc làm cụ thể của em thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ mọi người
3. Giảng bài mới: GV cho HS đĩng tình huống
“Hải và Thái đứng trong sân trường. Thấy cô Hương đi qua Hải nói với bạn:
- Cô Hương sắp dự cuộc thi “Trái tim người thầy” đấy.
Thái nghe vậy, trề môi: Thi “Trái tim ngục tù” thì có.
Thế là cả 2 cùng cười. Hoàng đứng gần đó nghe vậy lên tiếng: “Thầy cô dạy dỗ mình khó nhọc, sao các bạn lại có thái độ như vậy?”
Nói xong, em chạy lại khoanh tay chào cô.
GV: Sau khi xem tình huống, em nào cho cô biết thái độ của Hải và Thái là đúng hay sai? Tại sao?
HS: Thái độ của hải và Thái là sai. Hai bạn đã có thái độ thiếu tôn trọng thầy cô.
GV: Thế còn thái độ của bạn Hoàng?
HS: Bạn Hoàng đã biết tôn trọng thầy cô vì thầy cô đã khó nhọc dạy dỗ mình.
GV: Các em đã trả lời rất đúng. Vậy để hiểu thế nào là tôn trọng thầy cô và tinh thần tơn sư trọng đạo thì cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1:
KHAI THÁC TRUYỆN ĐỌC 
GV: Cô mời 1 bạn đứng lên đọc cho cô truyện “Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu” trang 17 SGK.
HS đọc truyện, các bạn khác lắng nghe.
GV: Sau khi nghe đọc truyện, em nào có thể cho cô biết cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
HS : Gặp lại nhau sau 40 năm. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò diễn ra vui mừng và đầy xúc động, đến giữa trưa mà buổi gặp mặt vẫn chưa kết thúc.
GV: Trong buổi gặp mặt, ai nấy đều vui mừng, xúc động, quên mất cả thời gian. Thế em nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe những chi tiết nào trong truyện cho ta thấy lòng biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
HS: 
- Các học trò cũ vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm.
- Thầy trò tay bắt, mặt mừng, nhòe lệ.
- Kỉ niệm cũ được nhắc lại, ai nấy đều bối rối, xúc động,
- Lớp trưởng thay mặt cả lớp phát biểu, bày tỏ tình cảm chân thành của học trò cũ đối với thầy Bình.
GV: Sau khi nghe bạn của chúng ta trả lời thì em nào cho cô biết học trò cũ kể lại những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy đã nói lên điều gì?
HS: Học trò cũ kể lại những kỉ niệm đã nói lên được lòng biết ơn, nhớ ơn thầy Bình.
GV: Những kỉ niệm mà học trò cũ kể lại đã nói lên được rằng những người học trò cũ ấy luôn luôn ghi nhớ những gì mà thầy Bình đã dạy họ, họ luôn nhớ ơn thầy và không bao giờ quên công ơn của thầy Bình.
GV: Như vậy, chúng ta thấy rằng, tình cảm thầy trò sau 40 năm vẫn không phai nhạt, đúng không nào? Từ đó, các em thấy được thái độ tôn trọng, kính yêu và biết ơn của những học trò đối với thầy Bình
GV rút ra kết luận : “ Mặc dù 40 năm đã qua nhưng những học trò cũ vẫn không quên công ơn của thầy giáo Bình”
I. KHAI THÁC TRUYỆN ĐỌC :
“Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu” (SGK/17)
KL: Mặc dù 40 năm đã qua nhưng những học trò cũ vẫn không quên công ơn của thầy giáo Bình
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC 
GV cho cả lớp thảo luận nhóm
Nhóm 1+2: Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì?
Ỉ 
- Tôn sư : tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo, ở mọi lúc mọi nơi.
- Trọng đạo : coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
Nhóm 3+4: “ Không thầy đố mày làm nên”. Câu tục ngữ trên có còn đúng với thời đại ngày nay nữa không?
Ỉ Vẫn còn đúng với thời đại ngày nay và mãi mãi vì bên cạnh sự nỗ lực của bản thân thì vẫn cần sự chỉ dẫn của thầy cô
Sau 3 phút thảo luận, các nhóm lên trình bày
GV: Qua phần thảo luận trên, các em thấy rằng, công ơn của thầy ... ùng, thiếu tin tưởng vào bản thân, nhất là trong học tập nhiều học sinh không tự tin khi lên bảng trả lời bài, nguyên nhân nào dẫn đến như vậy, bằng cách nào để có được tính tự tin -- > bài học hôm nay
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung và dự kiến trả lời
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
Gv: Yêu cầu Hs đọc truyện SGK
HS: đọc
?Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh nào?
? Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài?
? Em hãy nêu những biểu hiện của tự tin ở bạn Hà?
I/. Truyện đọc.(Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin Ga Po)
- Điều kiện khó khăn, thiếu thốn, cát sét cũ kĩ tự học là chủ yếu, học thông qua sách báo, ti vi mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài, nói chuyện với anh trai
- là học sinh giỏi toàn diện thông thạo tiếng Anh, vượt qua kì thi cực kì gắt gao.
_ chủ động, thoải mái, tự tin kể 
Hoạt động 2: giải quyết vấn đề
- qua biểu hiện về tính tự tin của nhân vật Hà
? Em hiểu như thế nào là tự tin
? điều nào chứng tỏ bạn Hà không hoang mang dao động?
? Người như thế nào được gọi là người có tính tự tin?
1/ Định nghĩa: 
- tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
- tự tin kể chuyện cho người nước ngoài ( mặc dù trước đó còn lúng túng)
- Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
Hoạt động 3: thảo luận nhóm.
? trái với tự tin là gì? Khác với nó .
? tự tin sẽ giúp chúng ta những gì?
Gv: chốt lại và bổ sung
- Trái: tự ti, lúng túng, ngị ngùng
- Khác: là độc đoán, gia trưởng, làm không suy nghĩ
2. Ý nghĩa
- tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không
Hoạt động 4: Tìm biện pháp rèn luyện tính tự tin
? Chúng ta cần phải làm như thế nào để có được tính tự tin?
Hs: trả lời: đại diện nhóm
Gv: chốt lại
3. biện pháp rèn luyện
 -chúng ta hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ độngtrong mọi việc, dám tự quyết địnhvà hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là hành động cương quyết, dám nghĩ , dám làm.
4 Củng cố thế nào là tự tin bản thân em có hay mất tự tin không? Làm thế nào để có tính tự tin
Gv: sơ kết bài học vàđộng viên học sinh rèn luyện và biùnh tĩnh trong mọi tình huống. 
5. Dặn dò: Hs: làm bài tập/ b và giải nghĩa câu thành ngữ sgk
 - Về nhà học bài theo nội dung bài học , làm các bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị tiết ngoại khóa an toàn giao thông ( Xem lại kiến thức lớp 6)
Ngày soạn: 28/11/2009
Ngày dạy: 30/11-07/12/2009
Tuần 15,16 Tiết 15,16
NGOẠI KHOÁ AN TOÀN GIAO THÔNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Có một số kiến thức cơ bản về hiệu lệnh giao thông
2. Kỹ năng
 - Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
 -Biết vận dụng vào thực tiễn khi tham gia giao thông
3. Thái độ
 -Chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước . Đặc biệt là chấp hành luật giao thông đường bộ.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Bảng phụ, phiếu học tập
 -Liên hệ thực tế, ( Hs)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tự tin ? em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? Vì sao phải tự tin?
3. Bài mới - Ở địa phương vùng sâu, cho nên khi tham gia giao thông , nhất là khi đi thành phố chúng ta thường vi phạm luật giao thông, ở lớp 6 chúng ta đã được học bài “ thực hiện TTATGT” tuy nhiên mới chỉ ở mức độ nhận biết biển báo, và một số quy định đối với người đi bộ, để giúp chúng ta có thêm hiểu biết toàn diện hơn tình hình tai nạn giao thông cũng như biện pháp khắc phục chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung và dự kiến trả lời
Hđ 1: Tìm hiểu thực trạng tai nạn giao thông hiện nay
Gv: Thông qua các phương tiện thông tin ( ti vi, đài phát thanh, báo chí), em hãy cho biết tình hình tai nạn giao thông trên cả nước đang diễn ra như thế nào?
HS: liên hệ thực tế, thảo luận.
HS : Trả lời
GV : Bổ sung và đưara các ví dụ thực tế trên cả nước và địa phương.
Hđ 2 : Tìm hiểu nguyên nhân
Gv : Theo em vì sao con số vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng không có chiều hướng giảm xuống.
HS : Suy nghĩ trả lời ý kiến cá nhân
GV: Ghi các kiến lên bảng
- Gv: Bổ sung và phân tích thêm, rút ra nội dung bài học
Hđ 3:Tìm hiểu hậu quả của tai nạn giao thông
GV : Đặt câu hỏi thảo luận :
-Hậu quả mà những vụ tai nạn giao thông để lại cho mỗi con người, gia đình, và xã hội là gì?
HS : Thảo luận 
HS: Các nhóm trình bày
GV : Nhận xét, bổ sung
Hđ4 : Đề xuất giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông
GV : Cần làm gì để khắc phục, giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay?
HS : Suy nghĩ trả lời
GV : Phân tích thêm một số biện pháp.
Hđ5 thảo luận nhóm.
- Có mấy loại biển báo?
-Có mấy loại biển báo thông dụng thường gặp?
- Mô tả từng loại biển báo?
- Đại diện nhóm trả lời;
 gv: Yêu cầu hs: cầm biển báo và gọi học sinh nhận biết biển báo.
1/ Tình hình tai nạn giao thông
- Hàng ngày ở Việt Nam có khoảng 36 người chết và hơn 80 người bị thương do tai nạn giao thông
 -Số phương tiện và tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra ngày càng nhiều.
- -là vi phạm .Vì vi phạm vào quy định chung
2 / Nguyên nhân của những vụ tai nạn giao thông: 
- Ý thức kém của người tham gia giao thông.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều
- Quản lí của nhà nước kém hiệu quả. 
3 / Hậu quả
-Aûnh hưởng sức khoẻ, thiệt hại về tính mạng
- Thiệt hại về tài sản của con người
-Gây hoang mang lo ngại khi ra đường cho người dân
4/ Biện pháp đề xuất để giảm thiểu tai nạn giao thông
- Nâng cao ý thức người tham gia giao thông
- Tăng cường sự quản lí của nhà nước, nâng cấp trang thiết bị phục vụ việc đảm bảo an toàn giao thông.
- Tuyên truyền để mọi người hiểu biết và thực hiện
.
III. Luyện tập:
4. Củng cố 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học, chủan bị đề cương ông tập.
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại kiến thức từ bài 1 đến bài 11
Ngày soạn: 12/12/2009
Ngày dạy: 14/12/2009
Tuần 17, Tiết 17
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
-Hệ thống hoá những kiến thức đã học từ bài1 đến bài11 
2. Thái độ
 -bồi dưỡng ý thức tự giác, độc lập ,sáng tạo.
 3. Kỹ năng.
 - Tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá, phân tích, liên hệ thực tế, trao đổi thảo luận
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
 - Bảng phụ, phiếu học tập
 -Liên hệ thực tế, ( Hs)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Oån định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Trình bày một số hiệu lệnh của người điều khiển giao thông? 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hđ1: củng cố và kiểm tra kiến thức của học sinh:
Bài 1: Sống giản dị
? Thế nào là sống giản dị? Nêu biểu hiện và ý nghĩa?
Hs: Trả lời:
Làm thế nào để trở thànhngười sống giản dị?
Bài2 trung thực
? Thế nào làtrung thực, biểu hiện, ý nghĩa ? Làm thế nào để trở thànhngười sống giản dị?
Hs: Trả lời:
Bài 3 Tự trọng
? Thế nào là tự trọng? Nêu biểu hiện và ý nghĩa?
Làm thế nào để trở thànhngười sống giản dị?
 Bài 4 Đạo đức và kỉ luật
? Thế nàođạo đức và kỉ luật? Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật?
Bài 5: Yêu thương con người
? Thế nào là yêu thương con người? Nêu biểu hiện và ý nghĩa?Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng yêu thương con người? 
Bài6 : Tôn sư trọng đạo
? Thế nào làtôn sư trọng đạo? Nêu biểu hiện và ý nghĩa?
Làm thế nào để phat huy truyền thống tôn sư trọng đạo?
 Bài 7 Đoàn kết tương trợ
? Thế nào à đoàn kết tương trợ? Nêu biểu hiện và ý nghĩa? Làm thế nào để đoàn kết với mọi người xung quanh?
Hs: Trả lời:
Bài8 : Khoan dung
? Thế nào là khoan dung? Nêu biểu hiện và ý nghĩa? Làm thế nào để trở thành người có lòng khoan dung?
Hs: Trả lời:
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá
? Thế nào làgia đình văn hoá? Gia đình có đời sống vật chất đâỳ đủ có phải là gia đình văn hoá không? Làm thế nào để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
Hs: Trả lời:
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thồng tốt đẹp của gia đình, dòng họ 
? Thế nào là truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ? Kể vài truyền thống của gia đình và dòng họ của em/ Làm thế nào để phát huy được truyền thống đó?
Học sinh trả lời
BàiTự tin
? Thế nào là tự tin? Em có bao giờ mất tự tin không? Làm thế nào để có được lòng tự tin
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 1: sống giản dị
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 2 trung thực
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 3 tự trọng
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 4 Đạo đức và kỉ luật
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 5: Yêu thương con người
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài6 : tôn sư trọng đạo
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 7 Đoàn kết tương trợ
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài8 : Khoan dung
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thồng tốt đẹp của gia đình, dòng họ 
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
Bài11Tự tin
+ Khái niệm
+Biểu hiện
+ Biện pháp rèn luyện
4 Củng cố :
Củng cố:học sinh nhắc lại nội dung 
giải đáp thắc mắc trong việc làm bài tập
5. Dặn dò: về nhà học bài chuẩn bị kiểm tra học kì I vào tuần 17. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HKIThuy.doc