Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 chuẩn kiến thức kỹ năng

BÀI 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH

A- Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức.

Giúp HS hiểu.

- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

- ý nghĩa hiệu quả công việc khi làm bài có kế hoạch.

2. Thái độ.

- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.

- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.

- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

3. Kĩ năng.

- Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần.

- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

B- Phương pháp.

- Tổ chức luyện tập.

- Thảo luận.

- Sắm vai.

 

doc 35 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4353Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Tiết: 19
Ngày Soạn: 
Ngày Dạy: 
 	 BÀI 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC Cể KẾ HOẠCH 
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
Giúp HS hiểu.
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- ý nghĩa hiệu quả công việc khi làm bài có kế hoạch.
2. Thái độ.
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3. Kĩ năng.
- Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
B- Phương pháp.
- Tổ chức luyện tập.
- Thảo luận.
- Sắm vai.
C- Tài liệu và phương tiện.
- Bài tập tình huống.
- Mẩu kế hoạch giáo viên vẽ trên giấy khổ lớn (3 mẩu).
- Kịch bản, tiểu phẩm.
- Bảng phụ.
D- Hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: Đưa ra tình huống (bảng phụ).
 Nội dung: Cơm trưa đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù tan học đã lâu. An về nhà muộn với lí do mượn sách của bạn về làm bài tập. Cả nhà đang ngủ trưa thì An ăn xong vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột chờ An. An về muộn với lý do đi sinh nhật bạn. Không ăn cơm An đi ngủ và dặn mẹ: “Sáng mai gọi dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập”.
? Những câu từ nào chỉ về việc làm của An hàng ngày?
? Những hành vi đó nói lên điều gì?
 GV nhận xét và bổ sung: Để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng chúng ta cần xây dựng cho mình kế hoạch làm việc. Kế hoạch đó chúng ta xây dựng như thế nào chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch.
Thảo luận nhóm
- GV treo bảng kế hoạch đã kẻ ra giấy khổ to treo lên bảng:
 N1,2. Em có nhận xét gì về thời gian biểu hàng tuần của bạn Hải Bình ?
(Cột dọc, cột ngang, thời gian tiến hành công việc, nội dung có hợp lí không)?
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hàng ngày từ 11h30’đ 14h và từ 17h đ 19h.
+ Chưa thể hiện lao động giúp gia đình.
+ Thiếu ăn ngủ, thể dục, đi học.
+ Xem ti vi nhiều quá không?.
N3,4:
?Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
+ Chú ý chi tiết mở đầu của bài viết : "Ngay sau ngày khai giảng...."
* Tính cách bạn Hải Bình:
- ý thức tự giác.
- ý thức tự chủ.
- Chủ động làm việc.
N5, 6:
? Với cách làm việc như bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì?
* Kết quả:
- Chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn định
Hoạt động 3: Xác định yêu cầu cơ bản khi thiết kế 1 bản kế hoạch làm việc trong 1 ngày, 1 tuần.
- GV treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
- HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
- GV đặt câu hỏi 
? Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh?
? So sánh kế hoạch của hai bạn.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận: kế hoạch của Vân Anh đày đủ hơn, tuy nhiên lại quá dài.
- GV treo bảng kế hoạch ra giấy khổ to để HS quan sát.
- GV phân tích bảng kế hoạch.
1. Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch.
- Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần.
- Hàng ngang là công việc trong một ngày.
- Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.
2. Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần).
- Có đủ thứ, ngày trong tuần
- Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày
- Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa HT, nghỉ ngơi, lao động giúp GĐ, học ở trường, tự học, sinh hoạt tạp thể, XH )
- Không quá dài, phải dễ nhớ
* Nhận xét:
- Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết.
*, So sánh: 
Hải Bình
- Thiếu ngày, dài, khó nhớ.
- Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
Vân Anh
- Cân đối, hợp lí, toàn diện.
- Đầy đủ, cụ thể, chi tiết.
 =>Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ.
IV. Củng cố: 
H quan sát phân tích với sự HD của GV về 1 bản KH hợp lý:
 Buổi
Thứ/ngày
Sáng
Chiều
Tối
Thứ 2
Ngày...
Thứ 3
Ngày...
Chuẩn bị kiểm tra môn GDCD
Học lớp nhạc
(14-16h)
Thứ 4
Ngày...
Thứ 5
Ngày...
Học tin học 15-17 h
Ôn tập Văn, Địa lý
Thứ 6
Ngày...
- Thi Văn (tiết 3)
- Kiểm tra Địa tiết 4
Học Toán ở trường (14-16h30)
Xem tường thuật bóng đá quốc tế
Thứ 7
Ngày...
Sinh hoạt CLB Văn nghệ
(146-18h)
 CN
Ngày...
Dự sinh nhật bạn Hùng
16h30 dọn nhà và tổng VS khu tập thể
19h di thăm thầy giáo cũ cùng các bạn...
- GV: Từ ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên?
V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tự lập bảng kế hoạch công việc của cá nhân trong tuần.
Tuần: 20 Tiết: 20
Ngày Soạn: 
Ngày Dạy: 
 	 BÀI 12 : SỐNG VÀ LÀM VIỆC Cể KẾ HOẠCH (tt)
A- Mục tiêu bài học 
1 Kiến thức- Giúp HS hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, ước mơ của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH. 
2. Thái độ.
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3. Kĩ năng.
- Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
B - Phương pháp
C - Tài liệu và phương tiện 
D - Hoạt động dạy và học 
1 - ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ 
3- Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
GV: Kiểm tra kế hoạch cá nhân của học sinh 
HS: Nộp bài tập 
GV: Treo bảng kế hoạch theo mẫu trong sách giáo viên.
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
? Em hãy so sánh bảng kế hoạch này với 2 bảng kế hoạch trước?
Bảng kế hoạch của Minh Hằng.
+ Cột dọc công việc trong tuần.
+ Cột ngang công việc hàng ngày.
+ Thời gian ghi đủ: thứ, ngày.
+ Nội dung công việc không lặp đi lặp lại. Công việc cố định Minh Hằng không ghi trong bảng kế hoạch.
+ Ghi công việc đột xuất cần đặc biệt nhớ. Tránh bị quên (những công việc có thể thay đổi lịch thì nên ghi rõ)
Không dài, dễ nhớ.
Đầy đủ nội dung, đảm bảo, cân đối, toàn diện các hoạt động.
Hiệu quả cao, khoa học hơn.
Hoạt động 2: Rút ra kết luận bài học.
GV: Phát phiếu học tập (cả lớp trả lời)
Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch.
Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
Bản thân em làm tốt việc này chưa? tự rút ra bài học gì cho bản thân?
 Trả lời.
* Có lợi:
Rèn luyện ý chí, nghị lực.
Rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì.
Kết quả rèn luyện, học tập tốt.
Thầy cô, cha mẹ yêu quí.
* Có hại:
- ảnh hưởng đến người khác.
- Việc làm tuỳ tiện.
- Kết quả kém.
2- Khó khăn 
 Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn, đấu tranh với cám dỗ bên ngoài.
GV: Từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ được cha mẹ, thầy cô yêu quí, đồng thời có tương lai tốt đẹp hơn.
? Vậy qua đây em hãy cho biết thế nào là làm việc có kế hoạch?
 ? Em hãy nêu những yêu cầu cơ bản của một kế hoạch?
 ? Làm việc có kế hoạch đem lại lợi ích gì cho cuộc sống?
 ? Mỗi chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện được phẩm chất sống và làm việc có kế hoạch?
 HS: Đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
HS đọc yêu cầu bài tập b.
1- ý kiến của em về việc làm của Phi Hùng? Tác hại của việc làm đó?
2- Giải thích câu:
“ Việc hôm nay chớ để ngày mai” 
GV: tổ chức trò chơi đóng vai:
 Tình huống 1: bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch kết quả học tập kém.
 Tình huống 2: Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quí mến.
2- Nội dung bài học.
1- Làm việc có kế hoạch là:
 Làm việc có kế hoạch biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần mộy cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.
2- Yêu cầu của kế hoạch phải:
- Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện học tập, lao động nghỉ nghơi gíup gia đình.
3- ý nghĩa của làm việc có kế hoạch.
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
4- Trách nhiệm của bản thân.
- Phải quyết tâm vượt khó, kiên tri sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
III- Bài tập
Câu 1: Việc làm của Phi Hùng.
Làm tuỳ tiện.
Không thuộc bài.
Kết quả kém
Câu 2:
Đại ý: Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.
D. Củng cố:
- HS chơi trò chơi, đóng vai.
+ Tình huống 1: Bạn Hà cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
+ Tình huống 2: Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt, được mọi người yêu mến.
- Mỗi nhóm 3HS tự thảo luận và chơi đóng vai.
- GV nhận xét, ghi điểm. GV đưa gương về sống, làm việc có kế hoạch: Trương Quế Chi.
- GV kết luận: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại KH-CN phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen phải làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập xứng đáng là người con ngoan trò giỏi.
E: Dặn dò
HS về nhà lập kế hoạch làm việc tuần.
Chuẩn bị bài 13 SGk trang 38 (sưu tầm tranh, ảnh, qui định về quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN).
Tuần: 21 Tiết: 21
Ngày Soạn: 
Ngày Dạy: 
BÀI 13 : QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SểC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
- HS nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Vì sao phải thực hiện các quyền đó.
2- Thái độ.
- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3- Kĩ năng.
- HS tự giác rèn luyện bản thân.
- Biết bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp
- Phân tích, nêu và giải quýêt vấn đề.
- Thảo luận.
- Diễn giải.
2- Tài liệu và phương tiện
- SGK và SGV.
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, luật giáo dục.
- Tranh, ảnh, phiếu học tập.
- Giấy khổ lớn, bảng phụ.
C- Các ho ... 
II- Nội dung bài học.
1- HĐND và UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở.
2- HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:
- ổn định kinh tế.
- Nâng cao đời sống.
- Củng cố quốc phòng an ninh.
3- UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ:
- Chấp hành nghị quyết của HĐND.
- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
4- HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân chúng ta cần:
- Tôn trọng và bảo vệ.
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
- Quy định của chính quyền địa phương.
III- Bài tập
Đáp án:
A1,A4,A5,A6,A9 – B2.
A2,A3 – B1.
A8 – B3.
A7 – B4.
Câu 2:
a,c,d,e.
Câu 3:
- Việc làm của gia đình bạn An là sai.
- Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật.
 D- Dặn dò.
- Bài tập SGK.
- Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta.
- Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã (phường, thị trấn) làm tốt nhiệm vụ.
Tuần: 34 Tiết: 34
Ngày Soạn: 
Ngày Dạy: 
ễN TẬP HỌC Kè II
A- Mục tiêu.
- Giáo dục cho HS chuẩn mực xã hội đối với người công dân, phù hợp với lứa tuổi.
- Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Hệ thống lại kiến thức đã học trong kỳ II.
B- Nội dung ôn tập.
I- Lý thuyết.
Câu 1- Thế nào là làm việc có kế hoạch? ý nghĩa của việc làm có kế hoạch? Nêu trách nhiệm của bản thân?
Trả lời
1- Làm việc có kế hoạch là:
 Làm việc có kế hoạch biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần mộy cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chất lượng.
3- ý nghĩa của làm việc có kế hoạch.
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
4- Trách nhiệm của bản thân.
- Phải quyết tâm vượt khó, kiên tri sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Câu 2- Trình bày các quyền bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? Em hãy nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội và trách nhiệmcủa gđ, nhà nước và xã hội?
Trả lời
1-Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
- Quyền được bảo vệ 
 Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự .
- Quyền được chăm sóc 
 Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
Quyền được giáo dục:
+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
+ Trẻ em co quyền được vui chơi, giải trí,tham gia các hoạt động văn hoá.
2. Bổn phận của trẻ em.
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN.
- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.
- Yêu quí, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
3- Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội.
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em thành người công dân có ích cho đất nước.
Câu 3- Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? Nêu biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Trả lời
1- Bảo vệ môi trường là: giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu, do con người và thiên tai gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
2- Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tuyên truuyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo cáo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường.
Câu 4: Khái niệm về di sản văn hoá? Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh? Trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá?
Trả lời
1- Khái niệm.
- Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác...
- Di tích lịch sử văn hoá là: Công tình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan hiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học...
3- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá:
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt làm sai lệnh di sản văn hoá.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật...
Câu 5- Thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Trả lời
1- Khái niệm.
a- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
b- Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. VD: Đạo phật, đạo thiên chúa giáo..
c- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu. VD: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.
2- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
- Người đã theo 1 tín ngưỡng hay tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức cản trở.
3- Trách nhiệm của chúng ta.
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ...
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm việc làm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
Câu 6- Em hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND xã (phường, thị trấn)
Trả lời
- Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND:
+ Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như xây dựng KT- XH, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với cả nước.
+ Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn), giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã (phường, thị trấn) và các lĩnh vực KT, VH, XH, đời sống...
- Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND:
+ Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực.
+ Tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
+ Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
+ Phòng chống thiên tai bảo vệ tài sản.
+ Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội.
II- Bài tập.
 Ôn các bài tập trong các bài đã học.
C- Củng cố, dặn dò.
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ.
Tuần: 35 Tiết: 35
Ngày Soạn: 
Ngày Dạy: 
KIỂM TRA HỌC Kè II
A- Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của học sinh trong học kỳ I qua các câu hỏi và bài tập kiểm tra.
- HS biết cách phân tích tổng hợp kiến thức để trả lời câu hỏi và làm bài tập thức hành.
B- Nội dung kiểm tra.
I- Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm.
Câu 1: Dánh dấu x vào câu tương ứng với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. hãy giải thích sự lựa chọn đó?
Đốt rác thải.
Giữ vệ sinh nhà mình, vứt rác ra hè phố.
Tự ý đục cống dẫn nước để sử dụng.
Xây bể xi măng chôn chất độc hại.
Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.
Dùng điện ắc qui để dánh bắt cá.
Trả động vật hoang dã về rừng.
Xả khói, bụi bẩn ra không khí.
Phần II: Tự luận.
Câu 2: Thế nào là làm việc có kế hoạch? ý nghĩa của làm việc có kế hoạch? Nêu trách nhiệm của bản thân?
Câu 3: Thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? chúng ta phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
II- Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm:(4đ)
Đáp án: Các hành vi vi phạm qui định của pháp luật là:b,c,d,f,h.
Phần II: Tự luận
Câu 2:(2đ)
a- Làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ có hiệu quả, có chất lượng.
b- ý nghĩa:
- Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
c- Trách nhiệm của bản thân.
- Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì sáng tạo, thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Câu 3:(4đ)
a- Khái niệm
- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như: thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Vd như: đạo phật, đạo thiên chúa giáo...
- Mê tín dị đoan: là tin vào những điều mơ hồ, thậm chí dẫn đến kết quả xấu, Vd như: bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...
b- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là:
- Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.
- Người đã theo một tín ngưỡng tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc đi theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai bị cưỡng bức cản trở.
c- Trách nhiệm của chúng ta.
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như: đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ...
- Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
C- Dặn dò
- Nhận xét – thu bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD Lop 7 ki II chuan KTKN.doc