TIẾT 19
BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (T.1)
A. Mục tiêu:
1, Kiến thức:
- Giúp HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của 1 bản kế hoạch;
2, Kỹ năng:
- Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
- Bước đầu biết XD kế hoạch làm việc hợp lý.
3, Thái độ:
- Rèn cho HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh.
B. Chuẩn bị:
1, GV: Giấy khổ lớn, bút dạ.
- Máy chiếu.
2, HS: - Đọc trước bài ở nhà.
Ngày dạy:8/01/2011 Tiết 19 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (T.1) A. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - Giúp HS biết nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của 1 bản kế hoạch; 2, Kỹ năng: - Nhận xét, đánh giá về kế hoạch làm việc của HS hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kỹ năng điều chỉnh, tự đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch. - Bước đầu biết XD kế hoạch làm việc hợp lý. 3, Thái độ: - Rèn cho HS có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch sống và làm việc. Có nhu cầu sống và làm việc có kế hoạch, đồng thời biết phê phán lối sống tuỳ tiện ở những người xung quanh. B. Chuẩn bị: 1, GV: Giấy khổ lớn, bút dạ. Máy chiếu. 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới : Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - GV đưa tình huống “ Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù giờ tan học đã lâu. An về nhà với lý do mượn sách của bạn để làm bài tập. Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn cơm xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong đống vở lộn xộn để đi học thêm. Bữa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lý do sinh nhật bạn. Không ăn cơm, An đi ngủ và dặn mẹ: “ Sáng mai gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập”. ? Những câu từ nào chỉ về việc làm của An hàng ngày? ? Những hành vi đó nói lên điều gì? GV nhận xét và bổ sung: Để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng chúng ta cần xây dựng cho mình kế hoạch làm việc. Kế hoạch đó chúng ta xây dựng như thế nào chúng ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2: Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch. Thảo luận nhóm - GV treo bảng kế hoạch đã kẻ ra giấy khổ to treo lên bảng: N1,2. Em có nhận xét gì về thời gian biểu hàng tuần của bạn Hải Bình ? (Cột dọc, cột ngang, thời gian tiến hành công việc, nội dung có hợp lí không)? - Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu: + Thời gian hàng ngày từ 11h30’đ 14h và từ 17h đ 19h. + Chưa thể hiện lao động giúp gia đình. + Thiếu ăn ngủ, thể dục, đi học. + Xem ti vi nhiều quá không?. N3,4: ?Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? + Chú ý chi tiết mở đầu của bài viết : "Ngay sau ngày khai giảng...." * Tính cách bạn Hải Bình: - ý thức tự giác. - ý thức tự chủ. - Chủ động làm việc. N5, 6: ? Với cách làm việc như bạn Hải Bình sẽ đem lại kết quả gì? * Kết quả: - Chủ động trong công việc. - Không lãng phí thời gian. - Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc. - Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn định Hoạt động 3: Xác định yêu cầu cơ bản khi thiết kế 1 bản kế hoạch làm việc trong 1 ngày, 1 tuần. - GV treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh. - HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập. - GV đặt câu hỏi (đèn chiếu) ? Em có nhận xét gì về kế hoạch của bạn Vân Anh? ? So sánh kế hoạch của hai bạn. - HS trình bày ý kiến cá nhân. - GV nhận xét, kết luận: kế hoạch của Vân Anh đày đủ hơn, tuy nhiên lại quá dài. - GV treo bảng kế hoạch ra giấy khổ to để HS quan sát. - GV phân tích bảng kế hoạch. 1. Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch. - Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần. - Hàng ngang là công việc trong một ngày. - Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí. 2. Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần). - Có đủ thứ, ngày trong tuần - Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày - Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa HT, nghỉ ngơi, lao động giúp GĐ, học ở trường, tự học, sinh hoạt tạp thể, XH ) - Không quá dài, phải dễ nhớ * Nhận xét: - Nội dung đầy đủ, cân đối, quá chi tiết. *, So sánh: Hải Bình - Thiếu ngày, dài, khó nhớ. - Ghi công việc cố định lặp đi lặp lại. Vân Anh - Cân đối, hợp lí, toàn diện. - Đầy đủ, cụ thể, chi tiết. =>Tồn tại: Cả hai bản còn quá dài, khó nhớ. IV. Củng cố: H quan sát phân tích với sự HD của GV về 1 bản KH hợp lý: Buổi Thứ/ngày Sáng Chiều Tối Thứ 2 Ngày... Thứ 3 Ngày... Chuẩn bị kiểm tra môn GDCD Học lớp nhạc (14-16h) Thứ 4 Ngày... Thứ 5 Ngày... Học tin học 15-17 h Ôn tập Văn, Địa lý Thứ 6 Ngày... - Thi Văn (tiết 3) - Kiểm tra Địa tiết 4 Học Toán ở trường (14-16h30) Xem tường thuật bóng đá quốc tế Thứ 7 Ngày... Sinh hoạt CLB Văn nghệ (146-18h) CN Ngày... Dự sinh nhật bạn Hùng 16h30 dọn nhà và tổng VS khu tập thể 19h di thăm thầy giáo cũ cùng các bạn... - GV: Từ ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên? V. Hướng dẫn học ở nhà: - Tự lập bảng kế hoạch công việc của cá nhân trong tuần. Tiết 20 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (Tiết 2) A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hiểu nội dung sống và làm việc có kế hoạch; ý nghĩa của việc sống và làm việc có kế hoạch đối với hiệu quả công việc, đối với việc thực hiện dự định, ước mơ của bản thân và đối với yêu cầu của người lao động trong giai đoạn CNH, HĐH. B. Chuẩn bị: GV: Tình huống, gương về sống và làm việc có kế hoạch. HS: Bảng kế hoạch cá nhân. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS trình bày bảng kế hoạch công tác cá nhân. - HS theo giỏi, nhận xét. III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, tác dụng của làm việc có kế hoạch. - HS thảo luận cá nhân: ? Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch? * ích lợi: - Rèn luyện ý chí, nghị lực. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì. - kết quả rèn luyện, học tập tốt. - Thầy cô, cha mẹ yêu quý. * Làm việc không có kế hoạch có hại: - ảnh hưởng đến người khác. - Việc làm tuỳ tiện. - Kết quả kém. - GV liên hệ đến bạn Phi Hùng trong bài tập b. ? Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì? - Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn. - Đấu tranh với cám dỗ bên ngoài. ? Bản thân em làm tốt việc này chưa? - HS trả lời - bổ sung - GV nhận xét, bổ sung: Làm việc có kế hoạch sẽ ích lợi hơn, rèn luyện được ý chú, nghị lực, từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các em sẽ được mọi người yêu quý, đồng thời có thời gian tốt đẹp hơn. Hoạt động 2: Rút ra kết luận bài học. - HS thảo luân. ? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. ? ý nghĩa của làm việc có kế hoạch. ? Trách nhiệm của bản thân khi thực hiện kế hoạch: - HS trả lời ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. 2 HS đọc bài học ở SGK Hoạt động 3 Luyện tập - HS nêu kế hoạch bài tập d đã làm ở nhà, nhận xét ? Khi lập kế hoạch, em có cần trao đổi ý kiến với bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình không ? Vì sao ? - Giải thích câu: “ Việc hôm nay chớ để ngày mai” -> Quyết tâm, tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với bản thân, mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra. 1, Làm việc có kế hoạch là: - Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý. - Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chât lượng, kết quả cao 2, Tác dụng: - Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Đạt kết quả cao trong công việc. - Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. 4, Trách nhiệm của bản thân: - Vượt khó, kiên trì, sáng tạo. - Làm việc theo kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. 3. Luyện tập IV. Củng cố: - HS chơi trò chơi, đóng vai. + Tình huống 1: Bạn Hà cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém. + Tình huống 2: Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt, được mọi người yêu mến. - Mỗi nhóm 3HS tự thảo luận và chơi đóng vai. - GV nhận xét, ghi điểm. GV đưa gương về sống, làm việc có kế hoạch: Trương Quế Chi. - GV kết luận: Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại KH-CN phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. HS chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen phải làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập xứng đáng là người con ngoan trò giỏi. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm BT còn lại; lập kế hoạch hàng tuần cho bản thân-> đánh giá việc thực hiện - Lớp suy nghĩ lập kế hoạch Tập trò chơi dân gian cho cả lớp trong tháng 2 -2009. - Chuẩn bị bài 13 - Sưu tầm tranh ảnh nội dung về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. Tiết 21 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em việt nam( 1T) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó. 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt các quyền và bổn phận đó. 3. Thái độ: - Giáo dục HS biết ơn sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của xã hội và gia đình; phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em và không thực hiện đúng với bổn phận của mình B. Chuẩn bị: 1. GV: Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Luật bảo vệ, Chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục. - Tranh ảnh, đèn chiếu. 2. HS: Tranh ảnh. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? ý nghĩa? HS2: Trách nhiệm của bản thân em khi thực hiện kế hoạch? - GV kiểm tra BTVN của 5 em học sinh - chữa bài tập. III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - HS xem tranh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. ? Nêu tên 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em đã học ở bài 12, lớp 6. (Công ước) ? Trẻ em Việt Nam nói chung và bản thân các em đã được hưỡng các quyền gì? ? Quan sát các hình vẽ SGK và cho biết mỗi hình vẽ thể hiện quyền gì của TE ? GV: Để làm rõ hơn quyền của trẻ em được văn bản nào quy định và được quy định như thế nào chúng ta học bài hôm nay. GV ghi đề. Hoạt động 2: Khai thác nội dung truyện đọc - HS đọc truyện “Một tuổi thơ bất hạnh” - HS thảo luận nhóm. (4 nhóm) Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì? - Tuổi thơ của Thái: Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi. - Thái đã vi phạm: Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ đi bụi đời, chuyên cướp giật Nhóm 2: Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì? - Hoàn cảnh của Thái: Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi; bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng; ở với bà ngoại già yếu; làm thuê vất vả. - Thái không được hưởng quyền: Được bố mẹ chăm s ... quân sự). - Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn, bầu ra, tham gia làm những việc quan trọng nhất của nhà nước: + Làm Hiến pháp, luật để quản lý xã hội. + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại. + Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của nhà nước về nghệ thuật và hoạt động của công dân. - HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, đức do nhân dân địa phương lựa chọn bầu ra, tham gia công việc nhà nước ở địa phương: + Ra NQ về các biện pháp thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương. + Ra NQ về kế hoạch phát triển KT - XH, ngân sách, GD, quốc phòng, AN ở địa phương. - Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Vì chính phủ do quốc hội bầu ra. Nhiệm vụ: + Tổ chức thi hành hiến pháp, các luật và nghị quyết quốc hội; báo cáo công tác trước quốc hội. + Tổ chức điều hành thống nhất trong toàn quốc việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, VH-XH,... - UBND do HĐND cùng cấp bầu ra. Nhiệm vụ: Quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương, các VB nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND. - Toà án nhân dân là CQ xét xử có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp và xét xử các vụ việc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đ GD con người ý thức tuân theo pháp luật, giữ gìn trật tự kĩ cương. - VKSND có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng - tội phạm thì VKSND thực hiện quyền công tố NN (Khởi tố, truy tố người có hành vi phạm tội ra trước Toà án). 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân. (SGK) Nhà nước XHCN - Của dân, do dân, vì dân. - ĐCS lãnh đạo. - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đoàn kết, hữu nghị. Nhà nước TB - 1 số người đại diện cho giai cấp TS - Nhiều Đảng chia quyền lợi. - Làm giàu giai cấp TS. - Chia rẽ, gây chiến tranh. IV. Củng cố: ? Bản chất của nhà nước ta. ? Nhà nước ta do ai lãnh đạo? ? Bộ máy nhà nước ta bao gồm cơ quan nào? - HS chơi TC: Đặt các từ thích hợp vào ô cần thiết. N.Dân QH hội CP HĐND UBND GV tổng kết: Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của NN, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài. - Nghiên cứu trước bài 18. Soạn Giảng 19/4/2010 Tiết 31 - Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được bộ máy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? 2. Kỹ năng - Giúp và giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS tính tự giác trong công việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương. - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. B. Chuẩn bị: 1. GV: Sơ đồ bộ máy nhà nứơc ở địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế- XH- VH địa phương năm 2005. 2. HS: Nghiên cứu bài. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Bộ máy nhà nước gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? - HS2: Em hãy nêu nhiện vụ của 4 cơ quan trong bộ máy nhà nước? III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Hoạt động 1. ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết: Làm (Sao) giấy khai sinh, xin xác nhậ hồ sơ lý lịch, xác nhận hồ sơ xin vay vốn ngân hàng,... thì chúng ta đến đâu làm? GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt Hoạt động 2: HS quan sát sơ đồ PCBMNN. Tìm hiểu tình huống SGK. 2HS đọc tình huống. ? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 1. Công an thị trấn. 2. Trường THCS. 3. UBND thị trấn. ? Khi làm mất giấy khai sinh thì cần đến đâu xin lại? Thủ tục? Hoạt động 3: Luyện tập. - HS làm BTc theo nhóm. - HS trình bày bài tập. - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS làm bài tập. I. Tình huống: * Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm: - HĐND xã (Phường, thị trấn). - UBND xã (Phường, thị trấn). - Khi bị mất giấy khai sinh thì đến UBND nơi mình cư trú để xin cấp lại. - Thủ tục: + Đơn xin cấp lại giấy khai sinh. + Sổ hộ khẩu. + Chứng minh thư. - Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật. - Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. II. Luyện tập: c. Đáp án: - Công an giải quyết: Khai báo tạm trú, tạm vắng. - UBND xã giải quyết: Đăng kí hộ khẩu, xin (Sao) giấy khai sinh, xác nhận lý lịch, đăng kí kết hôn. - Trường học: Xác nhận bảng điểm học tập. - Xin sổ y bạ khám bệnh: Trạm y tế. b. Đáp án 2 đúng. IV. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung cần nhớ. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài: - Làm bài tập a(62) - Chuẩn bị: + Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. + Các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Tiết 32 - Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) (Tiếp) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã (Phường, thị trấn)). 2. Kỹ năng - Giúp và giáo dục HS biết thủ tục, yêu cầu đến chính quyền địa phương để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS tính thực tiễn, năng động, tự tin . - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. B. Chuẩn bị: 1. GV: Soạn bài, SGV, BTTH, STKTPL, hình ảnh về hoạt động của UBND, HĐND. 2. HS: Đọc trước bài ở nhà, làm BT. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực? Cơ quan nào là cơ quan hành chính? Các cơ quan đó do ai bầu ra? - Chữa bài tập a. III. Bài mới: Hoạt động của thầy và HS Nội dung chính cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở. - 2HS đọc thông tin ở SGK. ? HĐND thị trấn (Xã, phường) có nhiệm vụ và quyền hạn gì? ? UBND có nhiệm vụ gì? - HS làm bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND thị trấn: 1. Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương. 2. Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. 3. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương. Quản lý hành chính địa phương. Tuyên truyền giáo dục pháp luật. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bảo vệ tự do bình đẵng. Thi hành pháp luật. Phòng chống tệ nạn xã hội. - HS trình bày, GV nhận xét ghi điểm. ? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở? - HS trả lời, GV nhận xét. Hoạt động2 : Luyện tập. - HS làm bài tập trên phiếu. 1. Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau: HĐND xã. UBND xã. Công an xã. Trạm y tế xã. Ban văn hoá xã. f, Đoàn TNCS HCM xã. g, Mặt trận Tổ quốc xã. h,HTX nông nghiệp. i.Hội cựu chiến binh. k,Trạm bơm. - Theo em, ý nào đúng? 2. Bạn An 12 tuổi đi xe máy phân khối lớn, rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng, bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình An đã nhờ ông Chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a. Việc làm của gia đình An đúng hay sai? b. Vi phạm của An xử lý thế nào? 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thị trấn (Xã, phường): - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng (XD kinh tế - XH, AN, QP, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã. đ HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân về: + ổn định kinh tế. + Nâng cao đời sống. + Củng cố AN-QP 2. Nhiệm vụ của UBND. - Chấp hành nghị quyết của HĐND. - Quản lý NN ở địa phương. - Tuyên truyền GD pháp luật. - Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội - Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản. - Chống tham nhũng và tệ nạn XH. 3. Trách nhiệm công dân: - Tôn trọng và bảo vệ. - Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. - Quy định của chính quyền địa phương. Luyện tập: Đáp án: a, b, c, d, e. - HS thảo luận nhóm, tự do trình bày ý kiến. IV. Củng cố: * Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở? 1. Chăm chỉ học tập. 2. Chăm chỉ lao động. 3. Giữ gìn môi trường. Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. Phòng chống tệ nạn xã hội. V. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài. BT: Tìm hiểu gương cán bộ giỏi ở địa phương. Tiết 33 : Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước. 2. Kỹ năng - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước. B. Chuẩn bị: 1. GV: Giấy khổ to, bút, băng dính. Tình huống. Hoa. 2. HS: Gương cán bộ giỏi ở địa phương. C. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương. HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở. GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này. Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế địa phương. HS thảo luận theo nhóm tổ. ? Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào? ? Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào?
Tài liệu đính kèm: