Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Trường THCS Hưng Đạo

Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Trường THCS Hưng Đạo

 Tiết 22 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T1)

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên, kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên .

 - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

2. Kỹ năng:

- Hình thành cho học sinh tính tích cực tham gia họat động bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên

- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở công cộng,nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh biết trọng môi trường sống.

- Lên án phê phán, ngăn ngừa những hành vi phá hại và làm ô nhiễm môi trường

 

doc 19 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 kì 2 - Trường THCS Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 22 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên, kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên .
 - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng: 
- Hình thành cho học sinh tính tích cực tham gia họat động bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở công cộng,nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh biết trọng môi trường sống.
- Lên án phê phán, ngăn ngừa những hành vi phá hại và làm ô nhiễm môi trường
 II. KNS cơ bản: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo, KN đặt mục tiêu.
 III. Phương pháp: Tích hợp về môi trường.
- Thảo luận, động não. Phân tích và giải quyết vấn đề
 IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 - Các thông tin về bảo vệ môi trường và TNTN
2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài 
 V. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em?
3. Bài mới:
 a. Khám phá:
- GV học sinh quan sát tranh ảnh về rừng, núiĐây là những điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống con người. Nó sẽ tác động theo hai mặt tốt (xấu) đến đời sống và sự phát triển của con người. Đó chính là môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 Mục tiêu: HS hiểu được môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên ?
 Kể được các yếu tố của MT&TNTN
 KNS: Trình bày suy nghĩ , ý tưởng.
 Cách tiến hành:
HS: quan sát tranh về MT- TNTN
? Những hình ảnh em vừa quan sát nói lên vấn đề gì?
? Hãy kể một số yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm
- Môi trường trong bài học này là môi trường sống có tác động đến đời sống và sự tồn tại của con người và thiên nhiên. Khác hẳn môi trường xã hội.
 Hoạt động 2:
 HS nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường,TNTN đối với con người.
 KNS: Xử lí thông tin, tư duy phê phán
 Cách tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trò của môi trường, TNTN đối với sự phát triển của cuộc sống con người và xã hội.
HS: Đọc thông tin sự kiện sgk.
GV: 
- Môi trường và TNTN hiện nay đang bị ô nhiễm và bị khai thác bừa bãi, điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn. Thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe và tính mạng của con người?
HS: Trao đổi ý kiến cá nhân.
GV: Ghi ý kiến của học sinh lên bảng
1.Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
* Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và tự nhiên. Những điều kiện có sẳn trong tự nhiên (rừng cây đồi núi, sông, hồ..) và do con người tạo ra ( Nhà máy, khói bụi, rác thải..)
* Tài nguyên thiên nhiên.
Là của cải sẳn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, động vật, thực vật, mỏ khoáng sản, dầu khí) 
- Yếu tố của môi trường tự nhiên. đất, nước, rừng, động thực vật, khoáng sản, không khí, nhiệt độ, ảnh sáng.
-Tài nguyên thiên nhiên: Là sản phẩm do tự nhiên tạo nên như rừng cây động thực vật, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí
 2. Vai trò của môi trường và TNTN.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống còn người
- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hóa xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạođức.
- Tạo cuộc sống tinh thần làm cho con người vui tươi, khỏe mạnh, làm giàu đời sống tinh thần.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
- Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên.
 d. Vận dụng:
- Nêu câu hỏi cũng cố
- Tìm hiểu mối quan hệ của TNTN với môi trường như thế nào?
 4. Hướng dẫn về nhà: - Xem các bài tập ở sgk
- Tìm những biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nh
Tiết 23 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T2)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Những quy định cơ bản của pháp luật nước ta về bảo về MT&TNTN
- Những biện pháp bảo vệ MT&TNTN.
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ MT&TNTN; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở công cộng, ở trường, nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
 3.Thái độ:
 - Có ý thức trọng môi trường sống và ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
 II. KNS cơ bản: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN tư duy phê phán, KN tư duy sáng tạo, KN đặt mục tiêu.
 III. Phương pháp: Tích hợp về môi trường.
- Thảo luận, động não.
- Phân tích và giải quyết vấn đề. 
 IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 - Các thông tin về bảo vệ môi trường và TNTN
2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài 
 V. Tiến trình lên lớp. 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là MT và TNTN?
3. Bài mới:
 a. Khám phá: GV nhắc lại tiết 1 đẻ vào bài mới.
 b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 3:
 Mục tiêu: hs nêu được quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ MT&TNTN.
- KNS: rèn luyện kỹ năng giao tiếp,tự tin
 -Cách tiến hành:
HS: Cho học sinh thảo luận nhóm
? Thế nào là bảo vệ môi trường và TNTN?
+ Pháp luật có qui định gì về bảo vệ môi trường? 
? Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trường.?
HS: Làm việc cá nhân.
? Để bảo vệ môi trường em phải làm gì?
Hoạt động 4. 
 Mục tiêu : - Nêu được các biện pháp cần thiết để bảo vệ MT&TNTN.
KNS: rèn luyện kn tư duy sáng tạo.
 - Cách tiến hành:
-MT và TNTN có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống con người vì vậy chúng ta cần phải tích cực bảo vệ TNTN và MT. Biện pháp hiệu quả sẽ là thực hiện tốt các quyết định của pháp luật về bảo vệ MT và TNTN.
 c. Thực hành, luyện tập:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập c.
HS: làm bài tập vào vở. 
 GV: Nêu tình huống để hs đóng vai.
 Tình huống: ở nơi gia đình An sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết xuống ao hồ, hoặc vứt ra ngoài đường.
 Em nhận xét hành vi trên?
 Nếu em là An, chứng kiến cảnh đó,em sẽ làm gì?
3. Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ MT&TNTN.
- Bảo vệ môi trường: 
Là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cần bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục hậu quả do con người và thiên nhiên gây ra. 
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên : 
Là khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được.
- Bảo vệ MT&TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
4. Biện pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
- Thực hiện nghiêm qui định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ MT và TNTN .
- Biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để trừng trị thích đáng những kẻ cố tình làm hủy hoại môi trường.
 5. Luyện tập:
 Đáp án: Sử dụng công nghệ tiến tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn. 
 d. Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh viết một đọan văn ngắn nói lên cảm xúc của mình về môi trường và tài nguyên thiên nhiên nơi em sống.
 4 Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 24: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (T1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể 
- Hiểu được sự khác nhau giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
2. Kỹ năng:
- Có ý thức tuyên truyền mọi người giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa.
3. Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm cao việc giữ gìn và bảo vệ tôn trọng những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố ý hay vô ý sâm phạm đến di sản văn hóa.
 II. KNS cơ bản:
- KN phân tích; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy sáng tạo; KN hợp tác
 III. Phương pháp:
- Xử lí tình huống, hỏi và trả lời, Thảo luận nhóm, trình bày một phút
 IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh tranh tư liệu di sản văn hóa
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK Soạn bài 
 V. Tiến trình lên lớp 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải bảo vệ MT và TNTN?
3. Bài mới:
 a. Khám phá: GV cho hs quan sát ảnh, các di sản văn hóa.
 b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 * Mục tiêu: HS nêu được thế nào là di sản văn hóa.
 KN hợp tác, KN tư duy, sáng tạo
Cách tiến hành:
HS: Quan sát, phát biểu ý kiến cá nhân.
GV: Em có nhận xét đặc điểm và phân tích 3 bức tranh trên?
? Em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh. Di tích văn hóa ở nước ta hoặc địa phương em nếu có.
VD: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Văn Miều Quốc Tử Giám.
+ Di tích lịch sử cách mạng:
 Bến nhà Rồng, Thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Củ Chi
 + Danh lam thắng cảnh mhư Vịnh Hạ Long, Ngũ Hành Sơn, Đồ Sơn
? Việt Nam có những di sản nào được UNESCO công nhận là di sản thế giới?
 * Di sản được UNESO nhận là di sản văn hóa thế giới:
- Cô đô Huế :1993
- Phố cổ Hội An :1999
- Thánh địa Mỹ Sơn :1999
- Nhã nhạc cung đình Huế :2003
- Cồng chiêng Tây Nguyên :2005
- Quan họ Bắc Ninh :2009
- Ca trù :2009
- Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thành Long :2010
- Hội Gióng ở Phù Đổng- Sóc Sơn: 2010
- 82 bia Tiến Sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám :2010 – Di sản tư liệu thế giới.
 - 3 Di sản thiên nhiên thế giới:
 - Vịnh Hạ Long được công nhận 2 lần 1994; 2000.
- Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẽ Bàng:2003
- Cao nguyên Đồng Văn :2010
 c. Thực hành, luyện tập:
 Kiểm tra 15 phút
 GV: giao đề cho hs
 Đề : Câu 1(5đ):Thế nào là môi trường? Nêu một vd cụ thể về việc làm gây ô nhiễm môi trường ở địa phương?
Câu 2(5đ): Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?
 HS: làm bài vào giấy.
1.Thế nào là di sản văn hóa?
Ảnh 1. Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc phản ánh tư tưởng xã hội ( văn hóa, nghệ thuật tôn giáo) của nhân dân ta trong thời kỳ phong kiến.
Ảnh 2. Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh , là cảnh đẹp của tự nhiên .
Ảnh 3. Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ Tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước đây là một sự kiện trọng đại.
-Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể
 và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử văn hóa khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời  ... o?
HS: Trình bày ý kiến của mình.
c. Thực hành, luyện tập:
GV: Yêu cầu hs làm bài tập e sgk.
HS: làm bài tập vào vở:
2. Một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo.
- Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng CSVN khóa VIII.
+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
+ Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường.
+ Chính sách đại đoàn kết dân tộc
+ Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan.
+ Chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để làm việc xấu.
+ Chăm lo, giúp đỡ đồng bào tôn giáo xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân trí.
* Hiến pháp năm 1992:
- Điều 70. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng tôn giáo được phép bảo vệ.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
2. Luyện tập:
Đáp án: Hành vi sau thể hiện mê tín dị đoan:(1),(2), (3),(4),(5).
d. Vận dụng:
 GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
 Theo em, trong hs hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó?
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học sinh liên hệ thực tế ở nhà mình, đia phương về tôn giáo và tín ngưỡng.
- Xem lại phần nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại.
- Đọc trước bài mới bài 17.
Tiết 29: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai? Ra đời từ bao giờ? Do ai lãnh đạo?
2. Kỹ năng: 
- Giúp học sinh thực hiện pháp luật, qui định của địa phương, qui chế nội qui của trường học, giúp đỡ cán bộ Nhà nước làm nhiệm vụ.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm cơ quan bảo vệ nhà nước.
II. KNS cơ bản: KN tư duy phê phán; KN giải quyết vấn đề
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, xử lí tình huống
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Tranh ảnh, sơ đồ khối hệ thống tổ chức của cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hiến pháp năm 1992 
 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK, Soạn bài 
V. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.?
3. Bài mới:
a. Khám phá: GV: Cho học sinh xem tranh Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập giữa quãng trường ba đình lịch sử, khai sinh ra nước VNDCCH và nay là CHXHCNVN. Để hiểu được vấn đề này, cơ cấu, chức năng và quyền hạn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 * Mục tiêu: hs nêu được bản chất của Nhà nước ta.
KN tư duy phê phán.
Cách tiến hành:
GV: Học sinh đọc phần thông tin, sự kiện
HS: Thảo luận.
? Nước ta nước VNDCCH ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước?
? Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo?
? Nhà nước ta đổi tên thành HXHCNVN vào năm nào? tại sao lại đổi tên như vậy?
GV:Trịnh Thị Xuân Năm học:2010-2011 19 
? Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
* Trãi qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam. Một nhà nước VNDCCH nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam-Châu Á
Hoạt động 2:
 - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bộ máy nhà nước.
- Học sinh: Quan sát sơ đồ.
? Bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp?
? Bộ máy nhà nước cấp Trung ương gồm những cơ quan nào?
? Bộ máy nhà nước cấp tỉnh thành phố gồm những cơ quan nào?
? Bộ máy nhà nước cấp huyện, quận, thị xã gồm những cơ quan nào?
? Bộ máy nhà nước cấp xã, phường, thị trấn gồm có những cơ quan nào?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu sơ đồ bộ máy nhà nước.
? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào?
1. Bản chất của Nhà nước ta.
- Nước VNDCCH ra đời 02 / 09 / 45 do Bác Hồ làm chủ tịch nước.
- Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc cách mạng tháng 08 /1945 cuộc cách mạng đó do ĐCSVN lãnh đạo.
- Ngày 02 / 07 / 1976 Quốc hội VN đã quyết định đổi tên nước là nước CHXHCNVN vì chiến dịch HCM lịch sử 1975 đã giải phóng miền nam thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do ĐCSVN lãnh đạo.
2. Bộ máy nhà nước:
 -Gồm 4 cấp.
* Quốc hội.
- Chính phủ, tòa án nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sáy nhân dân tối cao.
* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (TP).
- Ủy ban nhân dan tỉnh (TP) .
- Tòa án nhân dân tỉnh (TP).
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (TP).
* Hội đồng nhân dân huyện (Q, TX).
- Ủy ban nhân dân huyện (Q, TX).
- Tòa án nhân dân huyện (Q, TX).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện (Q, TX).
-*Hội đồng nhân dân xã ( P, - TTDC).
- Ủy ban nhân dân xã ( P, - TTDC).
* Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân: 
+ Quốc hội.
+ Hội đồng nhân dân tỉnh (TP).
+ Hội đồng nhân dân huyện (Q, TX).
+ Hội đồng nhân dân xã (TT).
* Cơ quan hành chính nhà nước.
+ Chính phủ.
+ UBND tỉnh (TP), huyện (Q, TX), xã ..
* Các cơ quan xét xử.
+ TANDTC.
+ TAND, tỉnh huyện các tòa án quân sự.
* Các cơ quan kiểm sát.
+ VKSND tối cao.
+ VKSND tỉnh, thành phố.
+ VKSBD huyện ( Q, TX).
+ Các Viện kiểm sát quân sự.
4. Hướng dẫn về nhà: 
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ phân công, phấn cấp bộ máy nhà nước vào vở.
- Xem phần quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan.
- Xem phần bài tập SGK
Tiết 30: HÒA XÃ NHÀ NƯỚC CỘNG HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước
2. Kỹ năng: 
- Giúp học sinh thực hiện pháp luật, qui định cua địa phương, qui chế nội qui của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỷ luật.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm cơ quan bảo vệ nhà nước.
B. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Đặt vấn đề kích thích tư duy.
C. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Sơ đồ phân công phân cấp của bộ máy nhà nước
 - Hiến pháp năm 1992 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK Soạn bài 
D. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Phân nhóm để học sinh thảo luận.
+ Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QH.
+ Chức năng, nhiệm vụ của chính phủ
+ Chức năng nhiệm vụ của YBND.
+ Học sinh trình bày ý kiến 
Hoạt động 2.
GV: Cho học sinh tự rút ra nội dung bài học
? Bản chất cuả nhà nước ta?
? Nhà nước ta do ai lãnh đạo?
? Bộ máy nhà nước ta gồm những cơ quan nào?
? Quyền và nghĩa vụ của công dân là gi?
GV: Lập bảng so sánh.
Nội dung: So sánh bản chất của nhà nước XHCN.
+ Là nhà nước của dân do dân, vì dân.
+ Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
+ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn mịnh.
+ Đoàn kết hữu nghị.
Hoạt động 3: Luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập d.
HS: Làm bài tập vào vở.
Đáp án: + CP: 2 , .., UBND 3.
II. Nội dung kiến thức.
1. Nhà nước VN là nhà nước của dân do dân vì dân.
2. Nhà nước ta do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
3. Bộ máy nhà nước gồm 4 cơ quan.
+ Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.
+ Cơ quan hành chính nhà nước.
+ Cơ quan xét xử.
+ Cơ quan kiểm sát.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Quyền: 
+ Quyền làm chủ.
+ Quyền giám sát.
+ Quỳên góp ý kiến.
* Nghĩa vụ: 
- Thực hiện chính sách pháp luật
- Bảo vệ cơ quan nhà nước.
- Giúp đỡ cán bộ nhà nước thực thi nhiệm vụ.
Nhà nước TB: 
- Một số người đại diện cho giai cấp tư sản.
- Nhiều Đảng chia nhau quyền lợi.
- Làm giàu cho giai cấp tư sản.
- Chia rẽ, gây chiến tranh.
* Ngày 2/9/1945 Giữa quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đóa là nhà nước của dân , do dân vì dân họat động vì lợi ích của dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập tốt, thực hiện tốt chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần xây dựng xã hội bình yên và hạnh phúc.
4. Cũng cố: - Dặn dò 
- Tổ chức cho học sinh trò chơi “nhanh tay nhanh mắt”
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài mới.
Tiết 31 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ.(XÃ, PHƯƠNG, THỊ TRẤN)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
* Giúp học sinh hiểu:
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phương, thị trấnh) gồm những cơ quan nào.?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan đó.
2. Kỹ năng: 
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của dân, gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh có ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương.
B. Phương pháp:
- Thảo luận diễn giải
- Đặt vấn đề kích thích tư duy.
C. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND
 - Hiến pháp năm 1992 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi + SGK Soạn bài 
D. Tiến trình lên lớp 
1. ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: - Vẽ sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy nhà nước.?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Liên quan trực tiếp và nhiều nhất đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, p, - TT) Để hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy cơ sở chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Kiển tra lại kiến thức bài 17 để giúp học sinh hệ thống hơn.
? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có những cơ quan nào?
HS: 2 cơ quan: - UBND xã (P, TT) 
 - HĐND xã (P,TT) 
- Học sinh đọc tình huống sgk.
? Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 
? Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào?
+ TRạm y tế.
+ Trường học.
+ UBND xã ( P, TT) 
+ Công an nhân dân xã (P, TT)
- HS: Đến UBND xã (P, TT)
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã (P, TT) 
HS: học sinh đọc sgk.
Đọc điều 120, điều 119 HP 1992. 
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiều nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (P,TT) 
HS đọc sách giao khoa. 
Đọc điều 123 HP 1992 
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
GV: Chốt ý và cho học sinh làm bài tập.
1. Tình huống:
- Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (P,- TTDC) mới được sự cư trú và đăng ký hộ tich hộ khẩu thực hiện.
- Người xin giấy khai sinh phải làm.
+ Đơn sinh cấp lại giấy khai sinh
+ Sổ hộ khẩu
+ Chứng minh thư nhân dân.
+ Các giấy tờ khác để chứng minh là có thật thời gian khác ngày kể từ ngày nhận đựơc hồ sơ.
 4. Cũng cố: 
- Nêu câu hỏi cũng cố bài:
- UBND xã (P,TT) do ai bầu ra.
- UBND xã (P,TT) có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Dặn dò : 
- Về nhà đọc phần nội dung bài học ở sgk.
- Xem trước bài tập:

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7.doc