Giáo án Giáo dục công dân 7 theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Giáo dục công dân 7 theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Bài 1:

TIẾT 1: SỐNG GIẢN DỊ

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 -Hiểu thế nào là sống giản dị? Tại sao cần phải sống giản dị.

 -Hình thành thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa hình thức.

-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị.

 -Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những gương giản dị trong cuộc sống.

B.Tài liệu và phương tiện:

 -SGK, SGV, TL tham khảo.

 -ST những tấm gương sống giản dị.

 

doc 70 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1880Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 theo chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/8/2010
Bài 1:
TIẾT 1: SỐNG GIẢN DỊ
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 -Hiểu thế nào là sống giản dị? Tại sao cần phải sống giản dị.
 -Hình thành thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
-Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị.
 -Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những gương giản dị trong cuộc sống.
B.Tài liệu và phương tiện:
	-SGK, SGV, TL tham khảo.
	-ST những tấm gương sống giản dị.
C.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới: Giới thiệu bài: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Đó là phẩm chất vô cùng quí giá của con người. Để hiểu được giản dị là gì và nó được biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
-Học sinh đọc truyện SGK.
-Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong và lời nói của Bác ? Điều dó có tác dụng như thế nào tới tình cảm của ND ta?
-Em hiểu thế nào là sống giản dị?
-Nêu những biểu hiện của lối sống giản dị?
-GV yêu cầu HS lấy một số VD để so sánh sự khác nhau giữa giản dị với hành vi khác.
-Liên hệ bản thân và những người xung quanh về giản dị và không giản dị.
-Vì sao chúng ta phải biết sống giản dị?
-GV kết luận.
-Giáo viên nêu yêu cầu.
-HS làm bài tập, cách trả lời.
-Học sinh tự liên hệ.
I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc:
Gương sáng về sự giản dị của Bác.
 +Trang phục: Quần áo ka ki-mũ vải bạc, đi dép cao su bình dị.
 +Tác phong: Nụ cười đôn hậu, cử chỉ thân mật.
 +Giọng nói: Ấm áp , gần gũi.
->Xoá tan những xa cách giữa một vị Chủ tịch nước với nhân dân, tình cảm như vị “Cha già” kính yêu.
II-Nội dung bài học:
1-Thế nào là sống giản dị?
-Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân , gia đình và XH. 
2-Những biểu hiện của lối sống giản dị:
-Không xa hoa, lãng phí trong sinh hoạt.
-Ăn mặc không cầu kỳ, kiểu cách, đua đòi.
-Lời nói, cử chỉ khiêm tốn, đúng mực.
-Thái độ chân thành, cởi mở.
-Không chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường và hình thức bề ngoài.
2-Phân biệt giản dị với hành vi khác:
-Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương, học đòi.
-Giản dị không có nghĩa là cẩu thả, tuỳ tiện, qua loa, đại khái.
-Nói năng trống không, cộc lốc; tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng.
-Ăn mặc diêm dúa lạc lõng; cầu kỳtrong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
3-Giản dị là một PC cần có ở mỗi con người:
-Sống giản dị hoà đồng với mọi người, phù hợp với hoàn cảnh xung quanh sẽ được mọi người tin yêu, quí mến; thông cảm và giúp đỡ khi gặp khó khăn.
*KL: Trong CS, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị là sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp bên ngoài với cái đẹp bên trong. Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi con người trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
III-Luyện tập:
a-HS trả lời.
b-HS tự xác định (trắc nghiệm)
c-Liên hệ thực tế.
d-Tự rút ra bài học cho bản thân.
e-HS sưu tầm:
 “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”
 	 4-Củng cố: 	-GV đọc, HS nghe : "Bữa ăn của vị Chủ tịch nước”
	-Hiểu lối sống giản dị. Liên hệ bản thân: ăn nmặc, nói năng.
	5-Dặn dò:	-Học bài, nắm vững ND bài học.
	-Đọc trược bài: Trung thực
 Ngày..thángnăm 2010
 TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn:
Bài 2:
TIẾT 2: TRUNG THỰC
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:
 -Hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao phải trung thực.
 -Hình thành thái độ quý trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực.
 -Biết tự kiểm tra hành vi của mình và RL để trở thành người trung thực.
B.Tài liệu và phương tiện:
 -Tranh ảnh, mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính trung thực.
 -Đọc TL TK, SGK, SGV, giáo án.
C.Các HĐ dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra: Thế nào là sống giản dị? Những biểu hiện của đức tính này?
3.Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong những phẩm chất tốt đẹp của con người, trung thực là một đức tính giúp chúng ta nâng cao được phẩm giá làm người; góp phần lành mạnh hoá các quan hệ XH, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về điều đó.
-Học sinh đọc truyện, thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào với Bra-man-tơ?
-Vì sao ông lại xử sự như vậy?
-Vậy em hiểu thế nào là tính trung thực?
-Nêu những hành vi biểu hiện tính trung thực?
-GV gợi ý, HS tự liên hệ, tìm VD chứng minh.
-GV kết luận.
-Trung thực có ý nghĩa như thế nào?
-HS tự xác định và liên hệ để làm bài tập.
-GV nhận xét bổ sung.
I-Đặt vấn đề:Tìm hiểu truyện đọc:
-Rất oán hận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu và làm hại đến sự nghiệp của mình.
-Nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn đánh giá rất cao tài năng của Bra-man-tơ:“ Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man -tơ thực sự vĩ đại. Không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.
->Chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người rất công minh chính trực, trọng chân lí.
II-Nội dung bài học:
1-Thế nào là trung thực? (khái niệm)
-Là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý lẽ phải sống ngay, thẳng, thật thà, nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
2-Những biểu hiện của tính trung thực:
-Trong HT và sinh hoạt: Ngay thẳng, không gian dối (Không quay cóp, không chép bài bạn, không cho bạn chép bài)
-Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi...
-Trong hành động: Bênh vực bảo vệ chân lý lẽ phải; biết đấu tranh phản đối hay phê phán những việc làm sai trái.
*KL: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong CS: qua thái độ, hành động, lời nói; không chỉ trung tực với mọi người mà cần phải trung thực với chính bản thân mình.
 Danh ngôn có câu: “Phải thành thật với chính mình, có thế mới không dối trá với người khác”.
 -HS cần học tập các tấm gương trung thực để rèn luyện và phấn đấu trở thành người trung thực.
3-Ý nghĩa:
-Trung thực là đức tính cần thiết và đáng quý của con người.
-Sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá.
-Làm lành mạnh các mối quan hệ xung quanh.
-Đuợc mọi người tin yêu, kính trọng
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-HS tự xác định.
2-Bài tập (c), (d):
-HS tự liên hệ, làm bài.
3-Bài tập (đ):
-HS sưu tầm.
 "Cây ngay không sợ chết đứng"
4.Củng cố: 	-Khái quát lại ND bài học.
	-Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:	-Học bài. Làm bài tập còn lại.
 	-Xem trước bài:Tự Trọng.
 Ngày..thángnăm 2010
 TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn:
Bài 3:
TIẾT 3: TỰ TRỌNG
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 -Hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng; vì sao cần phải có lòng tự trọng.
 -Hình thành nhu cầu và ý thức RL tính tự trọng ở bất cứ ĐK,hoàn cảnh nào trong CS.
 -Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
B.Tài liệu- phương tiện:
	-Truyện , tranh ảnh, tình huống.
	-Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính tự trọng.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1.Tổ chức:
	2.Kiểm tra: Thế nào là trung thực? Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
	3.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa con người, chúng ta luôn phải biết tôn trọng lẫn nhau. Tôn trọng người khác cũng có nghĩa là tôn trọng chính mình. Vậy thế nào là tự trọng? Vì sao mỗi con người phải có lòng tự trọng? Bài học này giúp chúng ta hiểu điều đó.
-Gọi học sinh đọc truyện.
-Rô-be là người như thế nào?
-Vì sao Rô-be lại nhờ em mình đến trả lại tiền cho người mua diêm? 
-Vì sao Rô-be làm như vậy?
-Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
-Em hiểu thế nào là tự trọng?
-Nêu biểu hiện của tự trọng?
-Những hành vi thiếu tự trọng?
-Vì sao mỗi người phải có lòng tự trọng?
-Học sinh cần làm gì để RL tính tự trọng?
-Học sinh tự liện hệ và làm bài tập.
-Giáo viên gợi ý, bổ sung.
-HS sưu tầm và trình bày trước lớp.
-GV nhận xét bổ sung.
I-Đặt vấn đề:Tìm hiểu truyện đọc:
-Là một em bé nghèo khổ, đi bán diêm.
-Rô-be bị tai nạn trong khi đi đổi tiền lẻ, không thể tự đi được. Rô-be nhờ em đến tận nhà trả lại tiền thừa cho người mua diêm.
-Vì Rôbe muốn giữ đúng lời hứa, không muốn người khác hiểu sai và coi thường mình.
-Điều đó thể hiện Rô-be là người có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào,biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác
=>Có tâm hồn cao thượng, biếttự trọng.
II-Nội dung bài học:
1-Thế nào là tự trọng:
-Tự trọng là biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH. 
2-Những biểu hiện của lòng tự trọng:
-Lòng tự trọng được biểu hiện ở sự trung thực, cách cư xử đàng hoàng, đúng mức; biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
-Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, từ cách ăn mặc, cách cư xử đến cách tổ chức CS cá nhân.
*Những biểu hiện trái với tự trọng: 
-Trốn tránh trách nhiệm - không trung thực.
-Nịnh trên, nạt dưới, xun xoe, luồn cúi.
-Không biết xấu hổ, không ăn năn hối hận khi làm những điều sai trái...
=>Là những kẻ vô liêm sỉ, không có tự trọng.
3-Vì sao phải có lòng tự trọng (ý nghĩa):
-Nhờ có lòng tự trọng mà con người biết quan tâm, tôn trọng các chuẩn mực XH và hành động phù hợp với các chuẩn mực đó, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân GĐ và XH.
-Khi có lòng tự trọng, con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, vươn tới CS tốt đẹp và cao cả hơn.
=>Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quí và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và nhận đựơc sự quý trọng của mọi người xung quanh.
4-Học sinh phải làm gì để rèn luyện lòng tự trọng:
-Tự giác, say mê trong học tập, không quay cóp hay nhìn bài của bạn..
-Trung thực với mọi người và với chính mình, không lừa dối bạn bè, thầy cô, cha mẹ
-Có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc của lớp , của trường.
-Tôn trọng người khác, giữ đúng lời hứa
III-Luyện tập:
1-Bài tập (a):
-HS tự xác định.
2-Bài tập (b),(c):
-HS tự liên hệ, làm bài.
3-Bài tập (đ):
-HS sưu tầm, trình bày.
 “Đói cho sạch, rách cho thơm”
 “Chết đứng còn hơn sống quỳ”
 “Chết vinh còn hơn sống nhục”
4.Củng cố: 	-Khái quát lại ND bài học.
	-Nhận xét giờ học
5.Dặn dò: 	-Học bài, nắm vững ND bài học.
-Làm bài tập còn lại.
-Sưu tầm thêm truyện, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng tự trọng.
 Ngày..thángnăm 2010
 TỔ TRƯỞNG
Ngày soạn:
Bài 4:
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT
Ngày giảng ... Tài liệu và phương tiện: 
-SGK, tranh ảnh, 
-Hiến pháp nước CHXHCNVN
-Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND
-Băng hình, tranh ảnh về ngày bầu cử HĐND ở địa phương.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra: Chức năng nhiệm vụ của cơ quan nhà nước?
3.Bài mới: 
-Gọi học sinh đọc tình huống "Hỏi và giải đáp tình huống pháp luật"
-Trong tình huống trên, cơ quan nào thực hiện việc cấp lại giấy khai sinh?
-Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm cơ quan nào? 
-Sao giấy khai sinh đến cơ quan nào? (trạm y tế, trường học, UBND hay công an xã (phường, thị trấn)?
-Hội đồng nhân dân xã phường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? 
-UBND xã, phường có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? 
-(GV nêu tình huống khác như xin chứng nhận hồ sơ lí lịch, cá nhân)
-Rút ra kết luận những công việc nào thuộc quyền giải quyết của UBND xã, phường?
I.Đặt vấn đề:Tình huống thông tin: 
=>Muốn xin cấp lại giấy khai sinh đến UBND xã (phường, thị trấn)
II.Nội dung bài học:
1.Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở: (xã, phường)gồm:
-HĐND xã (phường, thị trấn)
-UBND xã (phường, thị trấn) 
2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân xa: (phường, thị trấn): 
a-Hội đồng nhân dân:
-Do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, ổ định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh ở địa phương.
-Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể: 
 (SGK Tr. 60)
b-Ủy ban nhân dân: 
-Do HĐND bầu ra và là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính ở địa phương.
-Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể: 
 (SGK Tr. 61)
	4.Củng cố: Giáo viên tổng kết của bài nội dung chính tiết 1
 	5.Hướng dẫn học tập: - Làm bài tập còn lại
	 - Chú ý phần thông tin sự kiện chuẩn bị cho giờ sau
 Ngàythángnăm 2010 
 TỔ TRƯỞNG 
Ngày soạn:
Tiết 32: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (Tiết 2)
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học:
-Tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp cơ sở, luyện tập bài tập 
B.Tài liệu và phương tiện: 
	-SGK, Vở bài tập thực hành GDCD
	-Bảng phụ: Sơ đồ bộ máy Nhà nước cấp cơ sở
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
	1.Tổ chức: 
	2.Kiểm tra: Cơ quan Nhà nước cấp cơ sở gồm cơ quan nào? 
	3.Bài mới: 
-Phân biệt nhiệm vụ quyền hạn HĐND, UBND
-Nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bộ máy nhà nước?
-HS đọc bài tập a: Kể một số việc gia đình em đã làm với cơ quan hành chính xã, phường?
-Theo em câu trả lời nào đúng?
-Cho HS làm bài tập trong sách BT.
c-HĐND và UBND là những cơ quan Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cũng như những quy định của chính quyền địa phương.
III.Luyện tập: 
1-Bài tập a: 
-Khai sinh - UBND
-Sao khai sinh - UBND
-Xác nhận lí lịch - UBND
-Xin sổ khám bệnh- Y tế phường
-Xác nhận bảng điểm - Trường học
2-Bài tập b: (làm miệng)
	4-Củng cố: 	-Giáo viên tổng kết nội dung chính 2 tiết
	-Đọc phần Tư liệu tham khảo SGV Tr. 110 
 	5.Dặn dò: Học bài, làm bài tập c (SGK Tr. 62)
Ngàythángnăm 2010 
 TỔ TRƯỞNG 
Ngày soạn:
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ II
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu cần đạt: 
	-Giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học ở học kì 2 từ bài 12 đến bài 18
	-Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học; Biết vận dụng vào cuộc sống.
B.Tài liệu và phương tiện: 
	-SGK, SGV
	-Câu hỏi ôn tập
	-Bài tập tình huống
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
1.Tổ chức
2.Kiểm tra: (Kết hợp trong giờ)
3.Bài mới: 
-Kể tên các nội dung đã học ở học kỳ II?
-Đánh dấu vào đáp án đúng
I.Hệ thống kiến thức đã học (HK II):
-Sống và làm việc có kế hoạch
-Quyền được bảo vẹ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
-Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
-Bảo vệ di sản văn hoá
-Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
-Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
-Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
II.Câu hỏi ôn tập:
1-Tại sao phải làm việc có kế hoạch? Nếu làm việc không có kế hoạch thì có hại gì?
2-Nêu cụ thể về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của TE?
3-Kể những việc làm của Nhà nước và nhân dân góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
4-Việt Nam đã có những di sản văn hoá nào (vật thể và phi vật thể) được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới?
(DS VH vật thẻ: Cố đô Huế, phố cổ Hội An; di tích Mỹ Sơn; vịnh Hạ Long;
DS VH phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế; cồng chiêng Tây Nguyên)
5-Hãy phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan
6-Điều 70 Hiến pháp nước CHXH CNVN đã quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng
7-Vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước cấp Trung ương? cấp huyện?
8-Giải thích vì sao Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?
III.Ôn tập theo câu hỏi trắc nghiệm:
1-Những trường hợp nào sau đây chưa được hưởng quyền trẻ em?
 a-Nhà nghèo phải giúp mẹ bán hàng sau giờ học
 b-Không được chiều theo ý muốn, bỏ nhà đi
 c-Cha mẹ mải làm ăn không quan tâm đến việc học của con
 d-Bị bỏ rơi phải sống lang thang
2-Môi trường tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối vớí đời sống con người vì: 
 a-Tạo cuộc sống vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xã hội
 b-Tạo cho con người phương tiện để sinh sống
 c-Giiúp con người phát triển trí tuệ, đời sống, tinh thần
 d-Cả a,b,c
1-Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm:
 a-1992 b-1994 c-2003
2-Những việc làm nào sau đây là mê tín dị đoan cần phải bài trừ? 
 a-Ngày rằm, Vân thường theo mẹ đi lễ chùa.
 b-Sắp thi, Vân lên chùa xin thẻ.
 c-Bà Năm lấy bùa về để trị bệnh cho con.
 d-Cả lớp hẹn nhau cùng đi hái lộc đầu năm.
4.Củng cố: -Giải đáp thắc mắc, những câu hỏi khó
	-Làm một số bài tập trong SGK
5.Dặn dò: 	Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ
Ngàythángnăm 2010 
 TỔ TRƯỞNG 
Ngày soạn:
Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu cần đạt: 
-Kiểm tra kiến thức mà học sinh đã thu nhận được trong chương trình học kì 2
-Kỹ năng làm bài, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
B.Tài liệu và phương tiện: 
-Đề, đáp án chấm
-HS: Ôn tập; Giấy làm bài
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra:
 3.Bài mới: 
I- Đề bài: 
Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng
1-Những trường hợp nào sau đây chưa hưởng quyền trẻ em?
 a-Nhà nghèo phải giúp mẹ bán hàng sau giờ học
 b-Không được chiều theo ý muốn bỏ nhà đi
 c-Cha mẹ mải làm ăn không quan tâm đến HT/SH
 d-Bị bỏ rơi phải sống lang thang
2-Môi trường tài nguyên có tầm quan trọng đối với đời sống con người vì: 
 a-Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT, VH, XH
 b-Tạo cho con người phương tiện sinh sống
 c-Giúp con người phát triển trí tuệ đạo đức, tinh thần
 d-Cả a,b,c đều đúng
3-Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm nào? 
 a.1992 b.1994 c.1997 d.2003
4-Những việc làm nào sau đây là mê tín dị đoan cần bài trừ: 
 a-Ngày rằm,Vân thường theo mẹ đi lễ chùa 
 b-Sắp thi Vân lê chùa xin thẻ
 c-Bà Năm lấy bùa về trị bệnh cho con
 d-Cả lớp hẹn nhau cùng đi hái lộc dầu năm
Tự luận: 
 1-Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
 2-Vì sao việc bảo vệ thiên nhiên lại hết sức cần thiết đối với chúng ta?
II.Học sinh làm bài: 
III.Thu bài; 
IV-Đáp án:
A.Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
B.Tự luận: 	 - Câu 1: 3 điểm
	 - Câu 2: 5 điểm
Ngàythángnăm 2010 
 TỔ TRƯỞNG 
Ngày soạn:
Tiết 35THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ
ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC.
Ngày giảng
Lớp, sĩ số
7A:
7B:
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
	-Tổ chức ngoại khoá các vấn đề địa phương, an toàn giao thông, tệ nạn XH.
	-Hình thành ý thức chấp hành pháp luật, phòng tránh các tệ nạn XH.
	-Nhận biết được những sai phạm để phòng tránh.
B.Tài liệu- phương tiện:
-Tranh ảnh về an toàn giao thông, tệ nạn XH, bảo vệ môi trường.
-Giáo án.
C.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 	1.Tổ chức:
	2.Kiểm tra: Thế nào là tự tin? Vì sao con người phải có lòng tự tin? Liên hệ bt?
3-Bài mới:
-Qua bản tin an toàn giao thông hiện nay ở nước ta, em có nhận xét gì về tình hình giao thông trong cả nước và địa bàn thành phố Việt Trì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
-Trong các nhận xét trên, nhận xét nào là cơ bản?
-Kể những tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Việt Trì?
-Là học sinh em phải làm gì để phòng tránh các tại nạn xảy ra ( thực hiện tốt luật an toàn giao thông).
-Cho học sinh nhận biết biển báo GT.
-Hiện nay trên địa bàn địa phương cũng như cả nước, em thấy tai nạn XH nào nổi bật? Nguyên nhân?
-Tác hại của những tệ nạn XH?
-Cách khắc phục tệ nạn XH đó? ( học sinh trao đổi, tự luận). Giáo viên bổ sung nói rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn XH này.
-Nêu những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường?
-Liên hệ ĐP Phú Thọ - Việt Trì: Nhà máy nhiều, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước ( nhà máy giấy, hoá chất Lâm Thao) 1 làng mắc bệnh ung thư.
-Ở địa phương, thành phố, khu dân cư đã có những chỉ tiêu GĐ VH ntn?
-Em đã làm gì để xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá?
( Học sinh tự luận - Giáo viên bổ sung)
I-TH ngoại khoá các vấn đề địa phương:
1-An toàn giao thông:
-Tình trạng mất an toàn giao thông ngày càng gia tăng. Xảy ra thường xuyên trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng.
-Nguyên nhân: (nhiều nguyên nhân) khách quan, chủ quan, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do ý thức người tham gia giao thông không chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
 +Đi xe quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm.
 +Uống rượu bia khi tham gia giao thông, đi trái đường, lấn đường, rẽ sai quy định....
*Việt Trì vẫn thường xuyên xảy ra những tai nạn đáng tiếc - gây nên những cái chết thương tâm.
2-Phòng chống tệ nạn XH:
a-Ma tuý:
-Con nghiện ngày càng gia tăng.
-Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình, xã hội 
(tiền của, tính mạng, hạnh phúc gia đình, sinh ra nhiều tệ nạn khác.....)
b-Cờ bạc- mại dâm- chat:
c-Văn hoá phẩm đồi truy:
-Băng hình, phim ảnh.
3-Bảo vệ môi trường:
-Trồng cây xanh.
-Thu gom rác thải, xử lý.
-Bảo vệ nguồn nước, không khí.
4-Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình VH:
-Không nói tục, chửi bậy, đánh nhau.
-Sống làm việc có kế hoạch.
-Tránh lối sống tự do, cá nhân, buông thả.
-Tham gia hoạt động TT tích cực.
-Tích cực HT, lao động-> con ngoan trò giỏi.
4.Củng cố:	-Nhấn mạnh nội dung cơ bản.
	-Đánh giá ý thức tham gia các phong trào của nhà truờng chống các tệ nạn 
 XH, bảo vệ môi trường, tham gia XD gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
5.Dặn dò: 	-Tự rèn luyện bản thân, nhắc nhở mọi người tham gia chấp hành tốt các qđ.
	-Phát hiện những hành vi sai phạm để tránh xa các tệ nạn XH.
Ngàythángnăm 2010 
 TỔ TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD7 theo Chuan KTKN.doc