Giáo án Giáo dục công dân 7 tích hợp kỹ năng sống

Giáo án Giáo dục công dân 7 tích hợp kỹ năng sống

1.Sống giản dị Kiến thức:

-Hiểu được thế nào là sống giản dị.

-Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

-Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.

-Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

Kĩ năng:

-Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

Thái độ:

-Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

 

doc 81 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2949Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tích hợp kỹ năng sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuẩn kiến thức GDCD LỚP 7
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
A-CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
I-QUAN HỆ VỚI BẢN THÂN
1.Sống giản dị
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là sống giản dị.
-Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
-Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
-Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
Kĩ năng:
-Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
Thái độ:
-Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
-Cho được ví dụ
-Ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội.
2.Trung thực
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là trung thực.
-Hiểu được một số biểu hiện của tính trung thực.
-Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
Kĩ năng:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
-Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
Thái độ:
-Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
-Qua thái độ, hành động, lời nói; trong công việc; trong quan hệ với bản thân và với người khác.
-Ý nghĩa đối với việc nâng cao phẩm giá cá nhân và làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
3.Tự trọng
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là tự trọng.
-Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
-Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ xã hội.
-Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
Thái độ:
-Tự trọng; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
-Biểu hiện trong giao tiếp, trong nếp sống, trong quan hệ với mọi người và trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
4.Tự tin
Kiến thức:
-Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
-Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
Thái độ:
-Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
-Nêu và cho được ví dụ.
-Ý nghĩa đối với việc củng cố ý chí, nghị lực, bản lĩnh của con người để đạt mục đích.
II-QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC
1.Yêu thương con người
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là yêu thương con người.
-Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương con người.
-Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện lòng yêu thương đối với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể.
Thái độ:
-Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
-Cho được ví dụ
-Ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân và xã hội.
2.Tôn sư trọng đạo
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
-Nêu được một số biểu hiện của tôn sự trọng đạo.
-Nêu được ý nghĩa của tôn sự trọng đạo.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy, cô giáo trong cuộc sống hằng ngày.
Thái độ:
-Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
-Ý nghĩa đối với sự tiến bộ của bản thân và phát triển của xã hội, với sự phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3.Đoàn kết, tương trợ
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.
-Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.
-Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.
Kĩ năng:
Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
Thái độ:
-Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác.
-Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
-Giúp con người dễ hội nhập và hợp tác với nhau; có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
4.Khoan dung
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là khoan dung.
-Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
-Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.
Kĩ năng:
-Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
Thái độ:
-Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
-Ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người và đối với xã hội.
-Biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, chấp nhặt, biết thông cảm và nhường nhịn.
III-QUAN HỆ VỚI CÔNG VIỆC
1.Sống và làm việc có kế hoạch.
Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
-Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
-Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
Kĩ năng:
-Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.
-Biết sống, làm việc có kế hoạch.
Thái độ:
-Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không kế hoạch.
-Nêu được ví dụ
-Ý nghĩa đối với hiệu quả của công việc, đối với việc đạt mục đích cuộc sống; đối với yêu cầu của người lao động mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-Nhận xét cách làm việc của mọi người (bạn bè, người lớn,)
-Tập xây dựng kế hoạch làm việc cá nhân hằng ngày và lập kế hoạch các hoạt động của tập thể.
2.Đạo đức và kỉ luật.
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là đạo đức, thế nào là kỉ luật và mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật.
-Hiểu ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật.
Kĩ năng:
-Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỉ luật.
Thái độ:
-Ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kỉ luật và có đạo đức; phê phán những hành vi, việc làm vi phạm kỉ luật, vi phạm đạo đức.
-Ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của cá nhân và xã hội.
IV-QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG, ĐẤT NƯỚC, NHÂN LOẠI.
1.Xây dựng gia đình văn hóa.
Kiến thức:
-Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
-Hiểu được ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa.
-Biết được mỗi người phải làm gì để xây dựng gia đình văn hóa.
Kĩ năng:
-Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa của gia đình.
-Biết tự đánh giá bản thân trong việc đóng góp xây dựng gia đình văn hóa.
-Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.
Thái độ:
-Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
-Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa.
-Ý nghĩa đối với hạnh phúc của mỗi người, của từng gia đình và đối với việc xây dựng xã hội văn minh, hạnh phúc.
2.Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Kiến thức:
-Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Kĩ năng:
-Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
-Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Thái độ:
-Trân trọng, tự hào về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
-Biểu hiện về văn hóa, về nghề nghiệp, về học tập,
B-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN; QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
I-QUYỀN TRẺ EM; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH
Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
Kiến thức:
-Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
-Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
-Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
-Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.
-Quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được nuôi nấng, chăm sóc; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền học tập; quyền vui chơi, giải trí lành mạnh,
II-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
-Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
-Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người.
-Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
-Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
Thái độ:
-Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
-Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
-Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
-Vai trò đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người.
-Quy định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm.
III-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ KINH TẾ
Bảo vệ di sản văn hóa
Kiến thức:
-Nêu được thế nào là di sản văn hóa.
-Kể được tên một số di sản văn hóa của nước ta.
-Hiểu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
-Kể được những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.
Kĩ năng:
-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
-Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.
Thái độ:
Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
-Gồm: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.
-Ví dụ: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn,
IV-CÁC QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Kiến thức:
-Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
-Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
-Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
Kĩ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
Thái độ:
-Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.
-Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
-Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
V-NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM-QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG QUẢN LÍ NHÀ ...  bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
* Hoạt động 2: Tìm những việc làm thể hiện bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức.
Học sinh: Chia thành nhóm, thời gian 5 phút.
- Mỗi học sinh lấy một ví dụ viết lên bảng.
Giáo viên: Chia bảng thành 3 phần, hướng dẫn học sinh chơi.
- Hết thời gian các nhóm đại diện học bài.
- Giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên đánh giá chung, tuyên dương các nhóm làm tốt.
* Hoạt động 3: Tìm các câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, chia thành các nhóm.
Học sinh: Viết ra giấy khổ to, thời gian 7 phút.
Giáo viên: Hướng dẫn, theo dõi các nhóm làm.
Các nhóm đại diện trình bày bài của mình.
Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, kết luận chung.
- Tuyên dương các nhóm là tốt.
* Hoạt động 4: Trò chơi đóng vai.
Giáo viên: Đưa nội dung trước, học sinh chuẩn bị ở nhà.
Nội dung về tầm quan trọng của môi trường.
Học sinh: Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm, vai diễn, hoá trang có sự hướng dẫn của giáo viên.
* Hoạt động 5: Kể các câu chuyện về tấm gương môi trường.
Học sinh: Kể câu chuyện nội dung bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Hướng dẫn cách giới thiệu, cách kể, cử chỉ, ngôn ngữ.
- Sau mỗi câu chuyện có sự nhận xét, đánh giá.
- Nội dung truyện, ngôn ngữ, cử chỉ, phong cách.
- Rút ra ý nghĩa của mỗi câu chuyện.
Giáo viên: Cho điểm học sinh với những câu chuyện hay, có ý nghĩa giáo dục cao.
* Hoạt động 6: Trò chơi hái hoa dân chủ.
Giáo viên: Chuẩn bị các tình huống để học sinh lên bốc, đọc to câu hỏi trước lớp xử lý cá nhân.
- Các em khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Giáo viên: Đánh giá sau mỗi tình huống học sinh xử lý.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học nội dung các bài đã học.
- Những việc làm bảo vệ môi trường.
 - Biện pháp bảo vệ môi trường.
NGÀY DẠY:
Tuần 36 - Tiết 36
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A/ Mục tiêu .
- Nắm được kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II.
- Xử lý được các tình huống để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- Có ý thức tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội qua các phẩm chất đã học.
- Hiểu được tầm quan trọng của môn học.
B/ Phương pháp.
- Giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề.
- Tư duy, thảo luận nhóm, xử lý tình huống.
C/ Tài liệu, phương tiện.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 7.
- Tình huống, tấm gương.
- Bảng phụ, bút dạ, giấy khổ to.
D/ Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra trong quá trình dạy.
3. Bài mới:Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong học kì II.
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hỏi: Nhắc lại các chủ đề đạo đức tương ứng với các bài đã học?
Hỏi: Kể các bài có trong chủ đề cần kiệm, liêm chính?
Hỏi: Sống và làm việc có kế hoạch là gì? 
Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch đối với mỗi người?
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập c,đ trong sách giáo khoa .
Hỏi: Kể các bài tương ứng với chủ đề: Sống tự trọng và tôn trọng người khác?
Hỏi: Nêu các quyền cơ bản của trẻ em Việt nam? Cho ví dụ?
Hỏi: Ý nghĩa của các quyền với mỗi người?
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập c,d.
Giáo viên: Gợi ý cách làm, rút ra bài học, ý nghĩa sau bài tập.
Hỏi:Môi trường, tầm quan trọng của môi trường?
Hỏi: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Cho ví dụ?
Hỏi: Ý nghĩa của tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với mỗi con người?
Hỏi: So sánh sự khác nhau giữa mê tín dị đoan và tín ngưỡng?
Giáo viên: Gợi ý hướng dẫn để học sinh làm.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập b,c.
Hỏi: Kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước?
Hỏi: Sự phân công trong bộ máy nhà nước?
Giáo viên: Cho học sinh làm các bài tập c,d.
- Hướng dẫn để học sinh làm.
- Rút ra ý nghĩa sau các bài tập.
Hỏi: Ngoài các chủ đề trên còn chủ đề gì nữa?
Giáo viên: Yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm về các chủ đề trên.
- Học sinh nhắc lại nội dung đã học: có 8 chủ đề đạo đức đã học ở lớp 7.
- Học sinh kể các bài tương ứng.
- Sống giản dị.
- Làm việc theo kế hoạch đã định .
- Tạo nên hiệu quả cao trong công việc.
- Học sinh đọc bài tập.
- Làm và trả lời trước lớp.
ẩnngs có kế hoạch.
- Quyền đước chăm sóc , bảo vệ trẻ em Việt Nam.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Dành những điều tốt đẹp nhất đối với trẻ em.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Môi trường, TNTN
Tầm qua trọng của môi trường
Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN.
- Học sinh dựa vào phần nội dung đã học trả lời.
- Cung cấp ô xi.
- Nguồn sống cho con người
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Trả lời trước lớp.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Làm cá nhân.
- Phần c; Các bạn trong lớp nên cảm thông với Tuấn và hỗ trợ Tuấn.
- Tín nhưỡng tin vào cái thần bí.
- Quy định của pháp luật
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời.
- Các em khác bổ sung.
.
- Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Sự thay đổi tên gọi của nhà nước.
Công việc của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn.
ý nghĩa của các có quan đối với nhân dân.
- Học sinh tìm các bài tương ứng.
* Các chủ đề đã học
1. Chủ đề 1: Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Bài: Sống và làm việc có kế hoạch.
2. Sống tự trọng và tôn trọng người khác.
Quyền được chăm sóc trẻ em Việt Nam
3. Sống có kỷ luật; 
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Bảo vệ di sản văn hoá.
4. Chủ đề 4: Sống nhân ái, vị tha.
- Quyền tự do tín ngưỡng.
5. Chủ đề 5: Sống hội nhập.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
- Cách rèn luyện các phẩm chất trên.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học các nội dung ôn tập.
- Sưu tầm câu nói, tấm gương về phẩm chất đạo đức trên.
- Chuẩn bị tốt kiến thức để tiết sau kiểm tra học kỳII.
Ngày dạy: 
Tiết 37- Tuần 37
 KIỂM TRA HỌC KỲ II
 Thời gian: 45 phút
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Nắm được kiến thức cơ bản năm học.
Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Nắm đặc trưng bộ môn.
B/ ĐỀ BÀI
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất cho các câu trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu:
1. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là:
 a, Đổ rác đúng quy định b, Chặt, phá rừng bừa bãi. 
 c, Chặt cây rừng đúng độ tuổi. d, Ý a, b đúng.
2. Bổn phận của trẻ em là: 
 a, Chưa phải tham gia lao động. b, Coi thường cha mẹ.
 c, Chăm chỉ học tập. d, Ý b, c đúng.
3.Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của:
 a, Một cá nhân. b, Mọi cơ quan nhà nước.
 c, Tất cả mọi người. d, Ý a và b là đúng.
4. Trong di sản văn hoá dưới đây di sản nào chưa được công nhận là di sản văn hoá thế giới?
 a, Cố Đô Huế. b, Lăng Hồ Chủ Tịch.
 c, Vịnh Hạ Long. d, Cồng chiêng Tây Nguyên.
Câu 2: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau:
a,.......là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
b, Chính phủ là do......bầu ra.
c, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà đổi thành nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam vào năm............
d, Bộ máy nhà nước cấp trung ương gồm........cơ quan.
II/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm ) 
a, Phân tích những quyền cơ bản của trẻ em Việt Nam?
b, Việc ban hành những quyền đó thể hiện điều gì của Nhà nước ta?
Câu 2: ( 3 điểm ) Hiện nay ở địa phương có rất nhiều người vô ý thức đổ rác ra ngoài đường, các kênh mương và họ cho rằng đó là hành vi bình thường không ảnh hưởng đến ai. 
a, Em suy nghĩ gì về hành vi của những người đó?
b, Cần có những biện pháp gì để ngăn chặn hành vi trên?
c, Em hãy đưa ra những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường?
B/ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm )
Câu1: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1 – b 2 – c 3 – c 4 – b 
Câu2: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
a, Chính phủ b, Quốc hội c, 1976 d - 4
B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm )
Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
3 quyền cơ bản: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
Phân tích cụ thể từng quyền.
Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta với trẻ em.
Câu 2: (3 điểm) Mỗi ý đúng 1 điểm
a, Hành vi đó là sai.
b, Tuyên truyền để mọi người hiểu, có ý thức bảo vệ môi trường.
c, Dọn vệ sinh thường xuyên, vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGÀY DẠY:
Tiết 35
THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ
HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XANH - SẠCH - ĐẸP
A/ Mục tiêu 
- Học sinh có việc làm tốt đẹp để bảo vệ môi trường.
- Xử lý các tình huống vận dụng vào cuộc sống.
B/ Phương pháp
- Thảo luận nhóm, trò chơi.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
C/ Tài liệu, phương tiện
- Câu chuyện, tình huống.
- Ca dao, tục ngữ, tấm gương về bảo vệ môi trường.
- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.
D/ Các hoạt động dạy - học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra trong quá trình dạy).
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Nhắc lại nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường.
- Học sinh nhắc lại nội dung.
- bảo vệ môi trường tấm gương vệ bảo vệ môi trường.
- Biểu hiện, những việc làm thể hiện môi trường.
- Ý nghĩa bảo vệ môi trường.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
* Hoạt động 2: Tìm những việc làm thể hiện bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh chơi tiếp sức.
Học sinh: Chia thành nhóm, thời gian 5 phút.
- Mỗi học sinh lấy một ví dụ viết lên bảng.
Giáo viên: Chia bảng thành 3 phần, hướng dẫn học sinh chơi.
- Hết thời gian các nhóm đại diện học bài.
- Giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên đánh giá chung, tuyên dương các nhóm làm tốt.
* Hoạt động 3: Tìm các câu ca dao, tục ngữ về bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, chia thành các nhóm.
Học sinh: Viết ra giấy khổ to, thời gian 7 phút.
Giáo viên: Hướng dẫn, theo dõi các nhóm làm.
Các nhóm đại diện trình bày bài của mình.
Giáo viên: Nhận xét, đánh giá, kết luận chung.
- Tuyên dương các nhóm là tốt.
* Hoạt động 4: Trò chơi đóng vai.
Giáo viên: Đưa nội dung trước, học sinh chuẩn bị ở nhà.
Nội dung về tầm quan trọng của môi trường.
Học sinh: Chuẩn bị nội dung tiểu phẩm, vai diễn, hoá trang có sự hướng dẫn của giáo viên.
* Hoạt động 5: Kể các câu chuyện về tấm gương môi trường.
Học sinh: Kể câu chuyện nội dung bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Hướng dẫn cách giới thiệu, cách kể, cử chỉ, ngôn ngữ.
- Sau mỗi câu chuyện có sự nhận xét, đánh giá.
- Nội dung truyện, ngôn ngữ, cử chỉ, phong cách.
- Rút ra ý nghĩa của mỗi câu chuyện.
Giáo viên: Cho điểm học sinh với những câu chuyện hay, có ý nghĩa giáo dục cao.
* Hoạt động 6: Trò chơi hái hoa dân chủ.
Giáo viên: Chuẩn bị các tình huống để học sinh lên bốc, đọc to câu hỏi trước lớp xử lý cá nhân.
- Các em khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Giáo viên: Đánh giá sau mỗi tình huống học sinh xử lý.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học nội dung các bài đã học.
- Những việc làm bảo vệ môi trường.
 - Biện pháp bảo vệ môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD LOP 7 tich hop KNS.doc