Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Thực hiện đượ một số việc làm phù hợp để giữ gìn phát huy truyền thống của quê hương.

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

2. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

2. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình,

 

docx 131 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
Mục tiêu
Về kiến thức:
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Thực hiện đượ một số việc làm phù hợp để giữ gìn phát huy truyền thống của quê hương.
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2. Về năng lực:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
Học liệu: Tranh vẽ, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu : Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung : Học sinh phát hiện truyền thống dân tộc qua các bài ca dao.
 1. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
 Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
 2. Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền.
( Ca dao)
c) Sản phẩm :Từ những bài ca dao trên HS có thể tìm ra những truyền thống của dân tộc như : Thanh lịch trong ứng xử của người Hà Nội, truyền thống, tinh thần thượng võ của nhân dân Bình Định
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm đọc các câu ca sao và thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* GV nhận xét, chuyển ý: Dẫn dắt các truyền thống của dân tộc như chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa để chuyển ý
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.
b) Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho Hs quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của dân tộc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống quê hương (10’).
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Yêu cầu học sinh quan sát ảnh, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
* Hs quan sát ảnh trong sgk trang 7, trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời 3 câu hỏi trong thời gian 5 phút.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 1. Em hãy cho biết những địa danh trên gắn với truyền thống gì?
2, Ngoài những truyền thống trên còn truyền thống nào của quê hương mà em biết?
3,Cho biết các bạn trong bức tranh trên đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?
Chia sẻ suy nghĩ của em về một truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm ở địa phương?
6, Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
Câu 2: Ngoài những truyền thống tốt đẹp của quê hương em còn biết thêm những truyền thống của quê hương như: Hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống,
Câu 3 : Trong các bức tranh trên các bạn đã thưởng thức giao lưu văn nghệ bằng dân ca truyền thống, giữ gìn nghề truyền thống, học tập và tuyên truyền truyền thống quê hương.
Câu 4 : Những việc em đã làm để phát huy truyền thống quê hương : Mặc trang phục dân tộc, yêu nước, đoàn kết, biết ơn..
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống quê hương; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn truyền thống quê hương. 
b) Nội dung:
	* Học sinh đọc và phân tích 3 trường hợp trong sgk trang 7, 
- Trong cuộc thi : “ Tiếng hát truyền hình” H đã thể hiện một bài dân ca một cách xuất sắc và được trao giải Thí sinh được yêu thích nhất. Nhiều ý kiến cho rằng H phải yêu dòng nhạc dân ca thì mới có thể hát truyền cảm như vậy. 
- Nhà trường tổ chức cho HS đến tham quan bảo tàng. Khi xem tiểu sử và hình ảnh của chị Võ Thị Sáu, B cảm thấy kính phục biết ơn.B hứa sẽ học tập tốt để noi gương thế hệ đi trước.
- H cho rằng múa rối nước không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Do vậy H không dành thờ gian tìm hiểu và thờ ở trước các hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống này của quê hương.
c) Sản phẩm:
 - Câu trả lời của HS kết quả thảo luận
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Học sinh đọc tình huống,thảo luận nhóm lớn theo câu hỏi :
- Tình huống 1. Em có đồng ý với ý kiến của mọi người về H không? Vì sao?
- Tình huống 2 : Em có nhận xét gì về những suy nghĩ của bạn B?
- Em sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương?
Tình huống 3 : Em có đồng tình với ý kiến của bạn H không? Vì sao? Em sẽ có ứng xử như nào nếu bạn bè người thân có những biểu hiện như trên?
* Mỗi nhóm 6 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm
- Gv quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Gọi một số Hs đại diện trình bày kết quả
HS trong lớp theo dõi, trao đổi và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
I. Khám phá
1. Khái niệm
Nghề truyền thống
Đoàn kết, yêu thương
Truyền thống cách mạng
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, 
2, Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương
* Em có đồng tình với ý kiến cho rằng H yêu dòng nhạc dân ca thì mới hát hay và truyền cảm đến như vậy.Vì khi bạn yêu và trân trọng nó thì bạn sẽ thể hiện được hết xúc cảm vơi bài hát.
* Suy nghĩ của B rất đáng khen ngợi và tích cực.
* Để giữ gìn truyền thống quê hương em cần:
- Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau
* Em không đồng tình với ý kiến của bạn H. Khi người thân có những biểu hiện đó thì em khuyên mọi người hãy trân trọng và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc
->Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
- Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
- Quảng bá những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương; kể được những việc cần làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
b) Nội dung: Học sinh xử lí tình huống trong sgk.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh..
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tình huống 1 : M sinh ra và lớn lên ở một vùng đất có truyền thống yêu nước với môn võ truyền thống độc đáo,được nhiều người biết đến. Địa phương M luôn duy trì các câu lạc bộ võ thuật để truyền dạy môn võ cổ truyền cho các bạn trẻ. Thời gian đầu, M có tham gia câu lạc bộ nhưng vì việc tập luyện yêu cầu cao về tính kỉ luật và khổ luyện nên M thấy e ngại. Khi bạn bè mời đến CLB, M cho rằng : “ Học võ làm gì cho phí thời gian, ngày nay người ta có nhiều vũ khí hiện đại rồi”
? Nếu là bạn của M em nói gì với M?
? Nếu cần làm gì để tránh các biểu hiện đi ngược lại hay thiếu tôn trọng truyền thống quê hương?
Tình huống 2 : Lan là HS lớp 7 A thích công nghệ và khám phá thế giới. Lan đã lập một kênh youtobe riêng để đăng tải các đoạn phim lịch sử và giới thiệu về làng nghề lặn tò he ở quê hương mình. Những đoạn phim của bạn được nhiều người khen của bạn bè trong nước và thế giới. Lan bảo em: “ Bạn tham gia cùng mình để làm thêm nhiều đoạn phim về truyền thống của quê hương nữa nhé”
? Em sẽ nói gì với Lan ? Em sẽ quảng bá truyền thống quê hương em ntn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm
- Gv quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS :- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Luyện tập
Bài 1- sgk 9
Bài 1 :
- Tình huống 1 : Em sẽ nới với M : “ Cần giữ gìn những truyền thống của dân tộc, vì đó những tinh hoa mà cha ông ta để lại”
Em sẽ truyên truyền mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.
- Tình huống 2 :
+ Em sẽ trả lời bạn là : “Mình sẵn sàng”
+ Em sẽ quảng bá những truyền th ...  học sau.
4. Hoạt động: Vận dụng ( 10 phút)
a, Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
 b, Nội dung:
 Bài tập 1 trang 60 – SGK.
 Dựa trên các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, em hãy thiết kế một tờ rơi nhằm tuyên truyền, giáo dục cho học sinh.
Bài tập 2: 
Em hãy làm việc nhóm để lên ý tưởng và trình bày trước nhóm một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Nói không với tệ nạn xã hội ’’.
c, Sản phẩm:
- Hs có thể thiết kế một số một số tờ rơi mẫu sau:
- Hs hoạt động nhóm thực hiện tiểu phẩm “Nói không với tệ nạn xã hội” 
d, Tổ chức thực hiện
Gv nêu yêu cầu bài tập 
Hs làm việc theo nhóm.
Hs đại diện các nhóm trình bày 
Hs nhận xét nội dung của nhau
Gv nhận xét , đánh giá
Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo
Rút kinh nghiệm sau bài dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 BÀI 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2tiết)
 I.Mục tiêu
Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm về vai trò.của gia đình; qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và người khác.
- Thực hiện được quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, bố mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.
 2.Về năng lực: -  
 -Năng lực điều chỉnh hành vi: - Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .
 Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình
 - Năng lực phát triển bản thân:. Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .
 Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học,biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3.Về phẩm chất:
- Trách nhiệm :Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
Học liệu: Tranh vẽ, , phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động:Mở đầu(10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinhtiếpcậnnội dung bài học, tạo hứng thúhọctập.
b) Nội dung: Đọc 2 bài ca dao
c) Sản phẩm: Hs tìm ra ý nghĩa của 2 bài ca dao muốn khuyên chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ; tình cảm anh em trong gia đình.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 5 phút HS tìm ra được những ý nghĩa mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ tới chúng ta, bạn nào tìm ra những nội dung ý nghĩa có nghĩa nhất là người thắng cuộc. 
* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.
*Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả. 
* GV nhận xét, chuyển ý:Những lời nhắn nhủ của ông cha ta về quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình chính là nội dung bài học của chúng ta.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới(35 phút)
 Hoạt động 1: Tìm hiểu gia đình là gì? Gia đình được hình thành từ những mối quan hệ nào?(10’).
a) Mụctiêu: Hiểu được thế nào là gia đình và những cơ sở hình thành nên gia đình.
b)Nội dung:HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 1. Gia đình là gì?
2,Gia đình được hình thành từ những quan hệ nào?
c) Sảnphẩm:
 Câu 1: Gia đình có thể hiểu nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống. Dưới góc độ pháp lí, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là hệ quả tất yếu của hôn nhân, là sự tiếp nối của hôn nhân ở phạm vi rộng hơn.
Câu 2.: Gia đình được hình thành do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Hôn nhân là cơ sở chính, cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình .
d) Tổ chứcthựchiện: 
* Yêu cầu học sinh đọc thông tin, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.trả lời 2 câu hỏi trong thời gian 5 phút.
Gv quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
* Gọi một số Hs đại diện trình bày kết quả
HS trong lớp theo dõi,trao đổi và nhận xét.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
 - Gia đình có thể hiểu nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ xã hội học, gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống. Dưới góc độ pháp lí, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình là hệ quả tất yếu của hôn nhân, là sự tiếp nối của hôn nhân ở phạm vi rộng hơn.
.: Gia đình được hình thành do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Hôn nhân là cơ sở chính, cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình .
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của gia đình.(10’)
a) Mụctiêu:Giúp học sinh hiểu cần nhận thức được vai trò của gia đình đối với bản thân mỗi con người 
b) Nội dung:
	* Học sinh đọc và phân tích trường hợp trong sgk trang 62, câu hỏi:
- Em có cảm xúc như thế nào khi đọc câu chuyện trên?
-Theo em, gia đình có vai trò như thế nào?
c) Sảnphẩm:
* - Cảm xúc buồn, cảm thông với những mất mát về hoàn cảnh gia đình T và và em gái
 - Khâm phục tình cảm, trách nhiệm của T với em gái.
* - Gia đình là tổ ấm thiêng liêng , là chỗ dựa vững chắc của mỗi người. phấn đấu vươn lên trong cuộc sống
 d) Tổ chứcthựchiện: 
* Mỗi nhóm 6 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh nếu cần.
* Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Hoạt động 3: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình ( 15’)
a) Mụ ctiêu:Giúp học sinh tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình
b) Nội dung: * Học sinh đọc thông tin các khoản trích điều luật hôn nhân và gia đình năm 2014 trong sgk trang 62,63 + 2 tình huống và thực hiện yêu cầu
c) Sản phẩm:Thiết kế sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014
 Nhận thức được đâu là những hành vi đúng, sai của những nhân vật được nêu trong từng tình huống.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Mỗi nhóm 3 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
 GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh nếu cần.
* Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
Ở trường hợp 1: T đã yêu thương ông bà nội, vượt qua khó khăn trong cuộc sống, giúp đỡ ông bà và cố gắng học tập đạt được thành tích tốt trong học tập.
Có những trường hợp không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình như con cái không nghe lời bố mẹ, mải chơi làm cha mẹ phiền long. Hay cha mẹ bỏ bê không chăm lo cho con cái.
- Ở trường hợp 2: Con trai cụ M chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con đối với cha mẹ, chưa quan tâm tới tinh thần, cảm nhận của mẹ mình. Cac cháu không hoà đồng, quan tâm tới bà.
 Cần yêu thương, gần gũi với các thành viên trong gia đình đrr gắn kết mối quan hệ giữa mọi người .
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi, làm bài tập trong sgk.
Bài 1: Hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình em
 Bài 2: Đọc 2 tình huống và trả lời câu hỏi.
c) Sảnphẩm: 
Bài 1:
 - Cha mẹ chia sẻ với nhau trong công việc (góp ý, trao đổi, bàn bạc).
 - Cha đón em bé sau giờ làm việc.
 - Cha mẹ cùng nhau đi siêu thị mua sắm.
 - Em giúp cha mẹ đón em, cho em ăn, tắm rửa và chơi với em.
 - Em quét dọn nhà cửa, rửa ấm trà cho cha.
 - Cha chăm sóc em khi mẹ đi công tác vắng...
 - Cha mẹ chăm sóc lo lắng cho em khi em đau ôm,...
 - Cha mẹ đưa em về quê thăm ông bà...
 Bài 2: 
Tình huống 1: Bố mẹ N đã đúng và học không xâm phạm vào quyền tự do của con, vì cha mẹ có nghĩa vụ quản lí, trông nom con.
 N sai vì N không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.
Nếu là em em sẽ góp ý cho N là không nên đi chơi xa khi chưa biết rõ nơi mình đến, và đặc biệt khi không có cha mẹ, người lớn đi cùng.
* Tình huống 2: Ông H đã không thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vì ông H đã phân biệt đối xử không công bằng giữa các con.
Nếu ở trường hợp bị phân biệt đối xử em sẽ giảng giải cho bố mẹ hiểu luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.
d) Tổ chứcthựchiện: 
* GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn, Ai nhanh trí hơn”
- Luật chơi: Gọi học sinh có câu trả lời nhanh, đúng thì được tham gia quay vòng quay may mắn, số điểm thưởng tương ứng với số điểm mà hs quay được.
- Câu hỏi
Học sinh làm bài tập 1 sgk trang ra phiếu học tập tt).
* Học sinh làm bài ra phiếu học tập, nộp lại bài làm cho Gv 
* Chữa một số bài của hs, còn lại Gv sẽ chấm và trả sau.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (15’)
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộcsống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Nội dung: 1.Hs tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Sau đó xây dựng kế hoạch thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình trong thời gian tới
2. Thiết kế một sản phẩm có nội dung về bổn phận của con cháu đối với bố mẹ, ông bà
c) Sản phẩm:Phần bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Học sinh tự làm bài. Gợi ý:
Câu 1: Trong kế hoạch, cần phải xác định rõ:
- Mục tiêu
- Những lời nói, việc làm cụ thể đối với từng thành viên trong gia đình.
- Thời gian thực hiện.
- Tiêu chí để đánh giá hiệu quả của kế hoạch
Câu 2: Gợi ý: Sản phẩm có thể dưới các hình thức như: Vẽ tranh, ap phích, banner
 *Làm việc việc cá nhân
* Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_tr.docx