Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (2 tiết)

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (2 tiết)

1/. MỤC TIÊU:

1.1/. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kể được một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.

 - HS biết được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

 1.2/. Kĩ năng:

 - HS biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tin ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

 1.3/. Thái độ:

 - HS tôn trọng quyền tự do tin ngưỡng và tôn giáo của ngưới khác.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16- Tiết 28:
Tuần 28:
Ngày dạy: 
 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO 
 ( 2 TIẾT)
1/. MỤC TIÊU: 
1.1/. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kể được một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
 - HS biết được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 1.2/. Kĩ năng:
 - HS biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tin ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
 1.3/. Thái độ:
 - HS tôn trọng quyền tự do tin ngưỡng và tôn giáo của ngưới khác.
2/. TRỌNG TÂM:
 - Giúp HS hiểu được thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kể được một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
3/. CHUẨN BỊ:
 3.1/. Giáo viên: Giáo án điện tử- Sách giáo khoa- Sách giáo viên- Sách thiết kế- Tư liệu tham khảo-Tranh- Những tấm gương tốt- Tình huống- Phiếu học tập- Bảng phụ. 
 3.2/. Học sinh: Tập- Sách giáo khoa- Sách bài tập tình huống- Tài liệu tham khảo- Bảng phụ.
4/.TIẾN TRÌNH:
 4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 - Kiểm diện: 7A1: 7A2:
 7A3: 7A4:
 4.2/ Kiểm tra miệng:
 - Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam?
 - Câu 2: Qua thông tin, sự kiện về tình hình tôn giáo ở Việt Nam em hãy kể tên một số tôn giáo ở Việt Nam mà em biết? 
 - GV: Gọi HS lên trình bày.
 - HS: Cả lớp góp ý nhận xét, bổ sung.
 - GV: Nhận xét, kết luận, cho điểm.
 4.3/ Bài mới:
-Hoạt động của Giáo Viên - Học Sinh.
-Nội dung bài học.
- Hoạt động 1: Vào bài.
- GV: Chiếu hình ảnh về tôn giáo.
- HS: Quan sát, nhận xét.
- GV: Đặt câu hỏi.
(?) Em cho biết bức ảnh trên nói lên điều gì?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung, vào bài. Để hiểu thêm về nội dung này, chúng ta học bài hôm nay.
 - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần thông tin, sự kiện.
- GV: Gọi 2 HS đọc phần thông tin.
(?) Tình hình tôn giáo Việt Nam như thế nào?
(?) Nhận xét những mặt tích cực của tôn giáo nước ta? 
(?) Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta? 
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV: Chốt ý, nhận xét. Nước ta có rất nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó.
 - GV: Chuyển ý, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là tín ngưỡng.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV: Chiếu một số hình ảnh giỗ tổ, đạo Cao Đài, Thiên Chúa
- HS: Quan sát, nêu nội dung các bức ảnh.
- GV: Nêu câu ca dao.
 Dù ai đi ngược vể xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
- GV: Đặt câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
(?) Câu ca dao nói: Nhớ ngày giỗ tổ, vậy tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào?
(?) Em cho biết nhà Lan theo đạo Phật, nhà Mai theo đạo thiên chúa thì thờ cúng ai? 
- HS: Trả lời câu hỏi. 
- GV: Kết luận STK/130.
(?) Thế nào là tín ngưỡng.
(?) Thế nào là tôn giáo.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV: GV chốt ý. Chiếu nội dung lên bảng.
* Kĩ thuật đóng vai.
- GV: Cho HS diễn tiểu phẩm: “ Thầy bói xem số”.
- HS: Nhận xét tiểu phẩm.
- GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận.
=> Mê tín dị đoan là không tốt, có hại, không nên tin theo những lời nhãm nhí. Ngoài ra trong cuộc sống chúng ta cũng thấy mê tín ảnh hưởng đến tính mạng của con người.
(?) Mê tín dị đoan là gì.
- HS: Phát biểu ý.
- GV: Chốt ý, chiếu nội dung lên bảng.
- GV: Giúp HS phân biệt khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo với mê tin dị đoan.
- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn.
- GV: Chia lớp ra 3 nhóm. Thực hiện trong 2 phút.
 * Kĩ thuật chia nhóm.
- Đưa ra các câu hỏi.
+ Nhóm 1: Đội màu xanh. Tìm ví dụ về tín ngưỡng?
+ Nhóm 2: Đội màu hồng. Tìm ví dụ về tôn giáo?
+ Nhóm 3: Đội màu vàng. Tìm ví dụ về mê tín dị đoan?
- HS: Đại diện các nhóm luân phiên nhau viết, dán lên giấy A0 GV đã chuẩn bị trước.
- HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận, cho điểm, tuyên dương. 
- HS: Liên hệ thực tế bản thân.
 (?) Gia đình em có theo tôn giáo nào hay không? Thờ cúng những ai?
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV: Diễn giảng, Mỗi gia đình có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào.
(?) Việc mỗi gia đình có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào thể hiện điều gì.
- HS: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
* Kĩ thuật trình bày 1 phút.
(?) Vậy thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- HS: Phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV: Chốt ý, chiếu nội dung bảng.
- GV: Liên hệ, diễn giảng. Việc đã theo, thôi không theo tôn giáo nào nữa vẫn không bị ai ép buộc hay cản trở.
- GV: Chốt ý chuyển sang hoạt động tiếp theo. 
I/ THÔNG TIN, SỰ KIỆN
- Thông tin, sự kiện: “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”.
(SGK trang 51, 52).
I/ NỘI DUNG BÀI HỌC
1/ Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
+ Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình ( ví dụ: thần linh, thượng đế, đức Chúa trời)
+ Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi ( ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên Chúa)
+ Mê tín di đoan: Là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu (ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phú phép)
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
 - Câu hỏi: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
 - Đáp án: Là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
 - Bài tập: Hướng dẫn cho HS làm bài tập.
 - GV: Phát phiếu học tập cho HS. Chiếu bài tập lên bảng.
 - HS: Đánh dấu vào phiếu.
 - GV: Thu đại diện 5 phiếu nhanh nhất. Sửa bài tại lớp.
 - HS: Cả lớp nhận xét, phát biểu ý kiến.
 - GV: Nhận xét, cho điểm HS làm tốt.
 - GV: Tiếp tục cho HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ về tin ngưỡng, tôn giáo.
 - GV: Chiếu một số hình ảnh cho HS làm bài tập.
 - GV: Tổng kết tiết 1.
4.5/ Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà:
 *Đối với bài học tiết này:
 - Về nhà học thuộc bài. Phân biệt rõ tín ngưỡng, tôn giáo với mê tin dị đoan.
 - Sưu tầm thêm một số câu ca dao tục ngữ.
 * Đối với bài học tiết học tiếp theo:
 - Chuẩn bị bài 16: “QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO” (Tiếp theo)
 .Chú ý: + Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
 + Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
 + Nhóm 3 chuẩn bị trang phục sắm vai.
5.5/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:...
- Phương pháp: ...
- Sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học: ..
	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc