Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 6: Yêu thương con người (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 6: Yêu thương con người (tiết 2)

Tiết 6 (tuần 6)

YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tiết 2)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người và trái với yêu thương con người trong thực tế.

2.Kĩ năng

-Liên hệ kiến thức vào đời sống thực tế.

3.Thái độ

-Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác, hợp tác.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Gv: Các bài tập và tình huống.

2.Hs: Ôn tập kiến thức bài cũ.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3215Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 6: Yêu thương con người (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 19/9/2010
Giảng: 7a( /9), 7b( / ), 7c ( / )
Tiết 6 (tuần 6)
Yêu thương con người (tiết 2)
i.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người và trái với yêu thương con người trong thực tế.
2.Kĩ năng
-Liên hệ kiến thức vào đời sống thực tế.
3.Thái độ
-Tuân thủ, nghiêm túc, tự giác, hợp tác.
ii.đồ dùng dạy học
1.Gv: Các bài tập và tình huống.
2.Hs: Ôn tập kiến thức bài cũ.
iii.phương pháp
-Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thông báo.
iv. tổ chức hoạt động dạy học
1.Khởi động (5p)
*Mục tiêu
-Học sinh có hứng thú tìm hiểu các biểu hiện của yêu thương và trái với yêu thương
*Cách tiến hành
-ĐVĐ: -Ta đã biết yêu thương là quan tâm, giúp đỡ người khác, vậy trái với yêu thương là gì?
2.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Phân biệt yêu thương và trái với yêu thương (15p)
*Mục tiêu
-Nêu được các biểu hiện của yêu thương con người và trái với yêu thương con người trong thực tế.
*Cách tiến hành
-GV: Phát phiếu học tập cho HS
 Phân biệt lòng yêu thương với lòng thương hại?
-HS: Cả lớp cùng làm việc.
-GV hướng dẫn: Phiếu học tập của các em được chia thành ô. Mỗi ô của phiếu trả ghi những biểu hiện khác nhau của lòng yêu thương và lòng thương hại
-HS: Quan sát câu hỏi và suy nghĩ trả lời nhanh.
* Rèn luyện
Lòng yêu thương khác với lòng thương hại
Lòng yêu thương con người
Lòng thương hại
- Xuất phát từ tấm lòng chân thành vô tư trong sáng
- Động cơ vụ lợi, cá nhân.
- Nâng cao giá trị con người 
- Hạ thấp giá trị con người.
- Trái với yêu thương là gì?
-Hậu quả của nó?
- Trái với yêu thương là:
+ Căm ghét, căm thù, gạt bỏ
+ Con người sống với nhau mâu thuẫn, luôn thù hận
- Hậu quả : Con người sống cô độc, không tình yêu thương mà chỉ có hận thù và căm ghét.
-Gv y/c hs hoàn thành bài tập: Theo em, hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng yêu thương con người?
a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh.
b. Biết ơn người giúp đỡ.
c. Bắt nạt trẻ em.
d. Chế giễu người tàn tật.
e. Tham gia hoạt động từ thiện.
-Cá nhân trả lời câu hỏi.
-GV: Kết thúc phần này, hướng dẫn HS giải thích câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước thì thương nhau cùng.
( Dùng hình ảnh nhiễu điều và giá gương để khuyên nhủ chúng ta- những người sinh sống trên cùng một đất nước hãy luôn luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh..) 
- Đáp án a, b, e, g
Hoạt động 2: Bài tập (20p)
*Mục tiêu
-Vận dụng các kiến thức vào thực tế.
*Cách tiến hành
-GV: Hướng dẫn làm bài tập:
Em hãy nhận xét về những hành vi sau:
1. Mẹ bạn Hải bị ốm, Nam biết tin liền rủ các bạn cùng lớp đến thăm và chăm sóc.
2. Bé Thuý ở nhà một mình chẳng may bị ngã, Long ở gần nhà thấy vậy đã sang băng bó vết thưang và mời thầy thuốc khám cho em.
3. Vân bị ốm một tuần, cả lớp cử Hạnh chép bài và giảng bài cho Vân nhưng Hạnh từ chối vì Vân không phải là bạn thân của Hạnh.
4. Trung hỏi vay tiền Hồng để đi chơi điện tử, Hồng không cho vay và khuyên Trung không nên chơi điện tử
-HS: Quan sát và trả lời câu hỏi
-GV: Nhận xét và giải thích cho HS.
III. Bài tập
Bài tập SGK, trang 16, 17
Đáp án:
- Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người.
- Hành vi của bạn Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử.
-GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Trong các câu tục ngữ sau đây, câu nào nói về lòng thương người?
a. Thương người như thể thương thân.
b. Lá lành đùm lá rách.
c. Một sự nhịn, chín sự lành.
d. Chia ngọt, sẻ bùi.
e. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
-GV: Nhận xét, hướng dẫn giải thích vì sao câu c, e là không nói về lòng yêu thương con người.
Đáp án: a, b, d
v.tổng kết và hướng dẫn về nhà (5p)
*Tổng kết
-Gv chốt lại kiến thức bài học, nhận xét và xếp loại giờ học
*Hướng dẫn về nhà
- Bài tập về nhà b, c, d (SGK trang 17)
- Chuẩn bị bài 6: Tôn sư trọng đạo
 * Lưu ý HS cần nắm được: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Vì sao phải tôn sư trọng đạo? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
* Tài liệu tham khảo
 Tục ngữ - Chị ngã em nâng
 - Máu chảy ruột mềm
 - Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
 Ca dao - Anh em như thể tay chân
 Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
 Danh ngôn
Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 6.doc