Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1 : Sống giản dị

Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1 : Sống giản dị

Mục tiêu bài học :

Học xong bài học sinh cần đạt được

1. Kiến thức:Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

2. Thái độ : Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3. Kỹ năng: Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

doc 224 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1622Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1 : Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – tiết 1
Ns: 20.08.09
 Bài 1 : SỐNG GIẢN DỊ
I. Mục tiêu bài học : 
Học xong bài học sinh cần đạt được
1. Kiến thức:Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
2. Thái độ : Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
3. Kỹ năng: Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.
- Tìm thêm một số câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học . 
1.Ổn định tổ chức: KTSS
2. Bài cũ: KTĐDHT
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài : Gv kể một câu chuyện về Bác Hồ : Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là nơi ở, nơi họp bộ chính trị, đôi dép cao su, bộ quần áo kaki đã bạc màu
Từ đó, GV hỏi HS suy nghĩ gì về Bác qua những điều đó.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
*Hoạt động 1: GV cho Hs tìm hiểu Truyện đọc : “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập.”
 Gọi HS đọc truyện.
GV: Bằng hiểu biết của em về lịch sử, hãy cho biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta ?
HS: Ngày Quốc khánh của nước VN, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
GV: Trong thời khắc thiêng liêng ấy, mọi người hình dung ntn về sự xuất hiện của Bác Hồ ?
HS: ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm
GV: Nhưng trái với những hình dung ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao?
HS: Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.Thái độ như người cha hiền đối với các con.Bác hỏi đồng bào : Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?
Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
GV: Em có suy nghĩ gì về những cử chỉ, hành động, lời nói đó của Bác ?
HS: Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn là xa cách giữa Bác Hồ – Chủ tịch nước với nhân dân.
Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
GV: Em hóy tỡm vớ dụ khỏc núi về sự sống giản dị của Bỏc Hồ?
HS: - Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ đô Hà Nội.
- Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dung những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được.
- Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn..
- Bữa ăn của Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương)
- Bác gần gũi với mọi người, kính trọng cụ già, thương yêu đàn cháu nhỏ
GV: Qua cõu truyện và những vớ dụ trờn cỏc em cú nhận xột gỡ về sự giản dị của Bỏc Hồ?
HS: Bác Hồ thật giản dị, sự giản dị của bác biểu hiện ở nhiều khía cạnh: lời ăn, tiếng nói, tác phong, cử chỉ Gianr dị là một trong những nét đẹp của đạo đức Hồ Chí Minh, mà mỗi người chúng ta cần học tập và noi theo.
 GV chốt tất cả những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người rất giản dị.
*Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị :
Hãy tìm những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà em biết. Gọi một số HS phát biểu.
GV kể một số câu chuyện khác về lối sống giản dị của Bác : Từ trong cuộc sống hàng ngày đến lời nói, việc làm, cách cư xử với những người xung quanh.
Từ đó, GV chốt lại :
- Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để trở thành những người có lối sống giản dị. Bởi lẽ, một HS sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ vào những chi tiêu chưa cần thiết.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị, hoặc không giản dị :
GV chia nhiều nhóm và yêu cầu HS tìm những hành vi trái với lối sống giản dị, hoặc chia hai nhóm, một nhóm tìm những hành vi thể hiện lối sống giản dị, nhóm còn lại tìm những hành vi trái với những biểu hiện đó.
GV nhận xét và bổ sung bằng cách đưa ra một số hành vi gợi ý để các nhóm thảo luận và từng HS tự rút ra nhận xét, đánh giá như :
- Mặc bộ quần áo lao động đi dự các buổi lễ.
- Có những nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, tiện nghi, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép của gia đình và bản thân.
- Có những hành vi, cử chỉ, cách ăn mặc lạc lõng, xa lạ với truyền thống của dân tộc.
GV giúp HS phân tích cả ba hành vi trên đều thể hiện lối sống không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình, xã hội.
GV hướng HS khái quát các ý chính và kết luận :
- Trái với giản dị là lối sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ, sinh hoạt, giao tiếp.
- Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nà, trống rỗng.
- Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện của gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh.
Hoạt động 4: rỳt ra bài học
GV: Vậy em hiểu sống giản dị là sống như thế nào ? 
GV: Những biểu hiện của lối sống giản dị ? 
GV: Vì sao phải sống giản dị ? 
HS dựa vào hiểu biết và những thông tin trong nội dung bài học để trả lời. GV khái quát, nhắc lại nội dung bài học.
GV: Theo em, là học sinh, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
HS: - Khi đến trường phải thực hiện đúng nội qui của nhà trường; vd: ăn mặc áo trắng quần xanh, dép quai hậu, tóc cắt ngắn, gọn gàng sạch sẽ
- Lễ phộp với thầy cụ giỏo, vui vẻ, thõn mật với bạn bố.
- Tham gia các hoạt động thể thao, sinh hoạt, vui chơi do lớp, trường hay nhóm tổ chức phù hợp với đk gia đỡnh
- Không đua đũi trưng diện, ăn tiêu hoang phí.
- Tiết kiệm thời gian, tập trung cho việc học tập và giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập: 
GV hướng dẫn HS làm các bài tập a,b/ SGK.
HS: làm việc cỏ nhõn
GV: nhận xột và cho điểm.
I. Tìm hiểu truyện đọc :
Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập.
Bỏc Hồ đó thể hiện lối sống giản dị ở nhiều khớa cạnh. Chỳng ta cần học tập và noi theo tấm gương của Bỏc
* Liên hệ thực tế 
+ Biểu hiện trỏi với giản dị:
- sống xa hoa lóng phớ, phụ trương về hỡnh thức, đua đũi ăn diện.
- Trong sinh hoạt giao tiếp tỏ ra là kẻ bề trờn, kiờu gạo.
II. Bài học :
1.Sống giản dị: là sống phự hợp với điều kiện, hoàn cảnh bản thõn, gia đỡnh và xó hội.
2.Biểu hiện: khụng xa hoa lóng phớ, cầu kỡ kiểu cỏnh, khụng chạy theo những nhu cầu vật chất.
3.í nghĩa: là phẩm chất đạo đức cần cú của mỗi con người. Được mọi người yờu mến, giỳp đỡ.
III. Bài tập:
GV cho HS làm bài tõp a SGK
đ/án: bức tranh 3.
Bt b (2, 5)
4.Củng cố: GV nờu một số tỡnh huống cho học sinh sắm vai.
 HS: Sắm vai theo tỡnh huống
 GV:Nhận xột cho điểm.
 5. Dặn dũ: Yêu cầu mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị.Làm bài tập cũn lại, học bài cũ.
Tuần 2 Tiết 2 
Ns: 30.08.09 
Bài 2 TRUNG THỰC
I. Mục tiêu bài học :
Học xong bài học sinh cần đạt được
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.
2.Thái độ : Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
3.Kỹ năng: Giúp HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thửctong đời sống hàng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
II. Chuẩn bị tài liệu phương tiện.
- Tranh ảnh, tài liệu, băng hình.
- Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân.
III. Các hoạt động dạy học . 
1.Ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: Sống giản dị là gì ? những biểu hiện cụ thể của lối sống giản dị ? Vì sao chúng ta phải sống giản dị ?
3. Bài mới:
 Giới bài thiệu :GV thông qua một tình huống để giới thiệu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung.
* Hoạt động 1 Phân tích truyện đọc :
Sự công minh chính trực của một nhân tài GV gọi HV đọc.
GV: Qua câu chuyện, em thấy Bramantơ đối xử với Mikenlănggiơ như thế nào ?
HS: Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
GV: Trước những hành động đó của Bramantơ, Miken có thái độ như thế nào ?
HS: Vẫn công khai đáng giá rất cao Bra, và khẳng định : “ Với tư cách là một nhà kiến trúc, Bram thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.
GV: Em có nhận xét gì về lời nhận xét đó.
HS: Là sự đề cao, trân trọng và khẳng định tài năng của Bram, đó cũng không phải là lời nịnh bởi nó được nhìn nhận dưới góc độ của một nhà kiến trúc.
GV: Vì sao Miken lại xử sự như vậy ?
HS: Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tớnh khách quan khi đánh giá sự việc.
GV: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính như thế nào?
HS: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
* Hoạt động 2 Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực :
 Hãy lấy một số vd về tính trung thực mà em được biết.
HS: đánh giá, nhận xét.
GV nhắc nhở HS, tính trung thực biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau :
+ Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối : không quay bài, không chép bài của bạn
+ Trong quan hệ với mọi người : Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm
+ Trong hành động : bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái.
GV nhấn mạnh :
+ Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ, hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân.
+ Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để mỗi chúng ta sẽ trở thành người trung thực.
*Hoạt động 3 Hướng dẫn hs thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện của hành vi trái với tính trung thực và phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc có thể không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết 
 GV chia nhóm để thảo luận.
 HS trình bày. GV tổng hợp, bổ sung :
+ Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lí, lương tâm. Những hành vi thiếu trung thực thường gâ ... 11’)
* Nhiệm vụ quyền hạn UBND(11’)
4. Củng cố :(3’)
GV: - HĐND ( xã, phường, thị trấn) cú nhiệm vụ quyền hạn gỡ? 
 - UBND ( xã, phường, thị trấn) cú nhiệm vụ quyền hạn gỡ? 
5. Dặn dò (1’)
 Hoùc baứi, chuaồn bũ tieỏt sau.
**********************************************
TIẾT 2
 Tuần: 33, Tiết PPCT: 32
 ND: 21 / 4 / 09
1. Ổn định tổ chức.Ktss (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 ? HĐND ( xã, phường, thị trấn) cú nhiệm vụ quyền hạn gỡ? 
 ? UBND ( xã, phường, thị trấn) cú nhiệm vụ quyền hạn gỡ? 
 3. Bài mới. (1’)
 Giới thiệu bài: 
 GV: Nhận xét để vào bài tiết 2
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
GV: Kết hợp với kiến thức bài 17 và phàn đã học ở tiết 1 bài 18 giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra nội dung bài học
Câu hỏi:
1. HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
2. HĐND xã,phường, thị trấn do ai bầu ra có nhiệm vụ gì?
3. UBND xã phường, thị trấn do ai bầu ra và nhiệm vụ gì?
4. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã, phường thị trấn như thế nào?
GV: phân công
Nhóm 1	Câu 1
Nhóm 2	Câu 2
Nhóm 3	Câu 3
Nhóm 4	Câu 4
Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kỹ và đã được học nên GV cho thời gian thảoluận ngắn, phân công nhóm theo bàn và ngồi tại chỗ
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ xung ý kiến
HS ghi vào vở
Để liên hệ nội dung bài học giáo viên cho học sinh làm bài tập trác nghiệm sau
Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần vào xây dựng nơi em ở?
- Chăm chỉ học tập
- Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống
- Giữ gìn môi trường
- Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi
- Phòng chóng tệ nạn xã hội
HS tự do trả lời
GV Nhận xét cho điểm học sinh kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho học sinh
Luyện tập :
Giáo viên cho bài tập SGK 
Bài tập 1: Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan giải quyết
1. Đăng ký hộ khẩu
2. Khai báo tạm trú
3. Khai báo tạm vắng
4. Xin giấy khai sinh
5. Sao giấy khai sinh
6. Xác nhận lý lịch
7. Xin sổ y bạ khám bênh.
8. Xác nhận bảng điểm học tập
9. đăng ký kết hôn
1. Công an
2. UBND xã
3. Trưqờng học
4. Trạm y tế , bệnh viện
II. Bài học :(20’)
a, HĐND và UBND xã, phường thị trấn là cơ quan chính quyền cấp cơ sở
 b, HĐND xã, phường, thị trấn do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:
- ổn định kinh tế
- Nâng cao đời sống
- Củng cố quốc phòng an ninh
 c, UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ
- Chấp hành nghị quyết của HĐND
- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
 d, HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân .Chúng ta cần
- Tôn trọng và bảo vệ
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
- Quy định của chính quyền địa phương
III. Baứi taọp (10’)
Bài tập c 
Đáp án
A1, A4, A5, A6, A9 - B2
A2, A3 - B1
A8 - B3
A7 - B4
4. Củng cố :(6’)
Câu 1: Em hãy chọn ý đúng
Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a) HĐND xã, phường, thị trấn
b) UBND xã phường, thị trấn
c) Trạm y tế xã, phường, thị trấn
d) Công an xã,phường thị trấn
e) Ban văn hoá xã, thị trấn
f) Đoàn TNCS HCM xã, thị trấn
g) MTTQ xã, thị trấn
h) Hợp tác xã
j) Hội cựu chiến binh
k) Trạm bơm
Đáp án Câu 1: a, b, c, d, e
Câu 3: Em hãy chọn ý đúng.
Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn.Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
 a, việc làm của gia đình em An đúng hay sai?
b, Vi phạm của An xử lý thế nào?
 Phần thảo luận này,các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuẩn bị.Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm.
Đáp án Câu 2:
Việc làm của gia đình bạn An là sai.
-Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
5. Dặn dò (2’)
Bài tập sách giáo khoa.
Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta.
Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ
********************************************
 Tuần : 34 NS: 25/ 4/ 09
 Tiết : 33 ND: 28/ 4/ 09
I. MỤC TIÊU :
1, Kiến thức: Thông qua việc tìm hiểu thực tế về vấn đề giao thông hiện nay: số lượng các phương tiện tham gia giao thông, ý thức người tham gia giao thông, học sinh nhận thức được những hậu quả của việc vi phạm luật lệ ATGT từ đó có ý thức tìm hiểu và chấp hành luật lệ ATGT đồng thời biết nhắc nhở mọi người trong cộng đồng cùng thực hiện ATGT.
3, Kỹ năng: Trong quá trình tiến hành, học sinh tích hợp các kĩ năng như: quan sát, giao tiếp, trình bày vấn đề để thuyết trình trước đám đông.
2, Thỏi độ: Qua tiết thực hành học sinh cú ý thức trong việc tham gia giao thụng trờn đường đi, biết chấp hành tốt luật lệ giao thụng.
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh ảnh, sách, báo, câu chuyện, các tình huống, câu hỏi về giao thông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3, Bài mới:
 + Cung cấp lí thuyết thông qua các nguồn tài liệu: Sách, báo, tranh ảnh, 
+ Tổ chức cho học sinh quan sát thực tế trên các tuyến đường giao thông trên địa bàn.
+ Học sinh trả lời một số câu hỏi về ATGT theo nhóm đã phân công.
+ Thảo luận nhóm, chia sẻ những kiến thức, kĩ năng khi tham gia giao thông;
+ Tự đánh giá theo nhóm và cá nhân về những kiến thức và kĩ năng cần có khi tham gia giao thông
A. Thông tin, sự kiện, hình ảnh:
Giáo viên đưa ra một số thông tin, số liệu liên quan đến an toàn giao thông:
- Số vụ tai nạn giao thông, số người chết vì bị thương ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, mỗi ngày có khoảng 20 - 30 người chết, 60 - 80 người bị thương do tai nạn giao thông
- Đưa ra bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông qua một số năm:
Năm
Số vụ tai nạn
Số người chết
Số người bị thương
1990
6110
2268
4956
1993
11582
4140
11854
1996
19638
5932
21718
1998
20753
6394
22989
2000
23327
7924
25693
2001
25831
10866
29449
2002
27181
12716
33472
2003
28239
13413
35135
2004
20324
16129
36919
2005
31412
17993
39472
2006
33994
18317
33199
Một số hình ảnh về tai nạn giao thông và một số hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ:
 B. Nguyên nhân:
1. Các nguyên nhân:
+ Dân số tăng nhanh;
+ Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều;
+ Hệ thống đường sá chưa đáp ứng được yêu cầu; 
+ Hiểu biết về pháp luật về giao thông chưa cao;
+ Ý thức chấp hành luật giao thông chưa tốt v.v 
2. Nguyên nhân chính: 
Sự hiểu biết, ý thức chấp hành luật giao thông chưa tốt: 
+ Vượt đèn đỏ	
+ Đi ngược chiều;
+ Lạng lách đánh võng;	
+ Đi xe hàng 3, 4;
+ Đua xe trái phép;	
+ Sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông v.v 
C. Biện pháp:
- Nâng cao kiến thức về an toàn giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện v.v
D. Một số vấn đề cần biết khi tham gia giao thông:
1. Chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông:
Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm:
+ Người điều khiển giao thông.
+ Tín hiệu đèn giao thông.
Đèn đỏ: dừng lại, cấm đi
Đèn vàng: giảm tốc độ
Đèn xanh: được đi
+ Vạch kẻ đường.
+ Cọc tiêu, hàng rào chắn hoặc tường bảo vệ.
2. Biển báo thông dụng:
- Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đoỷ, hỡnh vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phaỉ thi hành, được gọi là biển báo hiệu lệnh.
- Ngoài ra còn có một số loại biển báo:
+ Biển báo phân biệt địa điểm:
+ Biển báo hiệu kiểu mô tả: 
 + Biển phụ, biển viết bằng chữ:
E. Thảo luận nhóm:
Học sinh thảo luận theo nhóm, trả lới câu hỏi và cử một em lên trình bày:
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn giao thông qua bảng thống kê số liệu nêu trên?
Nhóm 2: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiều như hiện nay và nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
Nhóm 3: Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo đảm an toàn giao thông khi đi đường?
G. Một số câu hỏi - đáp án về giao thông đường bộ:
Câu hỏi: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải làm gì?
Đáp án: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
 Câu hỏi: Người tham gia giao thông phải đi về phía bên nào?
Đáp án: Đi bên phải theo chiều đi của mình.
Câu hỏi: Đèn tín hiệu giao thông có mấy màu?
Đáp án: 3 màu.
 Câu hỏi: Người điều khiển xe đạp được chở bao nhiêu người?
Đáp án: Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi. 
 Câu hỏi: Nhà của Lan có chiếc xe đạp cũ bị hỏng để trong nhà, chiếc xe đó là phương tiện tham gia giao thông. Đúng hay sai? 
Đáp án: Sai.
 Câu hỏi: Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm?
Đáp án: 5 nhóm
 Câu hỏi: Theo luật giao thông đường bộ, em đi bộ trên đường từ nhà đến trưòng là người tham gia giao thông đường bộ . Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng.
 Câu hỏi: Người già yếu sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi qui định dành cho người đi bộ. Đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
 Câu hỏi: Trẻ em ở độ tuổi nào khi sang đường đ ô thị phải có người lớn dắt?
Đáp án: Trẻ em dưới 7 tuổi.
 Câu hỏi: Khi xảy ra tai nạn giao thông cần phải giữ nguyên hiện trường, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
 Câu hỏi: Pháp luật nghiêm cấm việc đua xe và tổ chức đua xe. Đúng hay sai?
Đáp án: Sai.
 Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của biển báo cấm?
Đáp án: Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
 Câu hỏi:: Có người tham gia giao thông một tay điều khiển xe đạp, còn tay kia dắt theo một chiếc xe đạp khác là vi phạm pháp luật. Đúng hay sai. 
Đáp án: Đúng
 4. Củng cố :
5. Dặn dò (2’)
******************************************************************
Tuần 35 NS: 3/ 5 / 08
Tiết 34 ND:6/ 5 / 08
ễN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiờu:
1.Kiến thức:
Giúp HS hệ thống hoá lại kiến thức của các bài học trong học kỳ II. Nắm vững nội dung quan trọng của cỏc bài đó học.
2. Kỹ năng:
 Rèn cho HS cách tư duy có hệ thống, cách lập biểu , bảng thống kê.
 Rèn cho HS việc ôn tập bài cũ. Biết vận dụng kiến thức đó học vào làm cỏc bài tập tỡnh huống, liờn hệ thực tế.
3. Thỏi độ: Cú thỏi độ yờu ghột, phờ phỏn cỏi xấu học tập điều tốt , liờn hệ bản thõn mỡnh.
II. Chuẩn bị tài liệu phương tiện:
- Bảng phụ hệ thống kiến thức lí thuyết.
- Một số bài tập củng cố kiến thức.
III. Các hoạt động dạy học : 
1, Ổn định tổ chức : ktss
2, Bài cũ :
3, Bài mới :
A : Ôn tập lí thuyết :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA gdcd 7 ca nam.doc