Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Đảm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Đảm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, mê tín và tác hại của mê tín.

- Kể được một số tín ngưỡng , tôn giáo chính ở nước ta

 2. Năng lực

- Tư duy: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

- Giải quyết vấn đề: Biết phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.

- Tôn trọng: Tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tư liệu, sách báo, phim ảnh, truyện kể

- Hiến pháp 2013

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, tập ghi

- Chuẩn bị ở nhà

 

docx 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Tiết 1) - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Văn Đảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 28 Ngày soạn: 16/03/2022
Tuần: 28 Ngày dạy:
BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, mê tín và tác hại của mê tín. 
- Kể được một số tín ngưỡng , tôn giáo chính ở nước ta 
 2. Năng lực
- Tư duy: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
- Giải quyết vấn đề: Biết phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng tôn giáo.
- Tôn trọng: Tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tư liệu, sách báo, phim ảnh, truyện kể
- Hiến pháp 2013 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa, tập ghi 
- Chuẩn bị ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung cần đạt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu : Ổn định lớp, kiểm tra được sỉ số của lớp học, tạo sự hứng thú cho học sinh khi vào bài mới.
* Nội dung : Tìm một số biểu hiện của người sống không có kế hoạch.
* Sản phẩm : Từ tình huống học sinh vận dụng kiến thức để trả lời
* Tổ chức thực hiện :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
- Kiểm tra sỉ số lớp, ổn định lớp.
- Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết. 	
* Tại sao ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới lại có hiện tượng có người thì theo tôn giáo này, có người lại theo tôn giáo khác, có người không theo tôn giáo nào?
Ở gia đình em có bàn thờ tổ tiên không? Bố mẹ em có thường thắp hương thờ cúng tổ tiên không? Thờ cúng tổ tiên theo em là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những vấn đề này.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số, ổn định lớp học.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : Giúp học sinh hình thành kiến thức tín ngưỡng, tôn giáo và phân được tín ngưỡng, tôn giáo và mê tính dị đoan.
* Nội dung : Hình ảnh, video, câu hỏi vấn đáp.
* Sản phẩm : Khả năng học tập của học sinh.
* Tổ chức thực hiện :
I. TÌM HIỂU THÔNG TIN( Học sinh tự đọc)
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm:
a. Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo vô hình vd như thần linh, thờ cúng tỏ tiên, thượng đế, chúa trời, thần núi, ông táo, thần sông, thần lửa
b. Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức có giáo lí và các hình thức lễ nghi.
c. Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lý trí, hàng động trái với lẻ thường, gây hậu quả xấu. VD: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng bùa phép...
* Tìm hiểu nội dung bài học:
Gv đọc câu ca dao:
 Dù ai đi ngược về xuôi.
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 
Câu ca dao nói: Nhớ ngày giỗ Tổ. Vậy Tổ là ai ? Vì sao phải giỗ ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào ?
GV: Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ?
GV: Cho học sinh xem hình ảnh về các tính ngưỡng.
GV: Vậy tín ngưỡng là gì?
GV: Kể tên một số tôn giáo lớn mà em biêt?
GV: Cho học sinh xem hình ảnh các tôn giáo lớn ở việt nam?
GV: Em hiểu tôn giáo là gì?
- Hs suy nghĩ trả lời cá nhân
- Gv nhận xét chuyển ý
- GV: Em cho biết nhà Lan theo đạo Phật, nhà Mai theo đạo Thiên chúa thì thờ cúng ai?
- GV: Gia đình em có theo tôn giáo nào không? Có thờ cúng tổ tiên hay không ? Bà và mẹ em có đi chùa hay đi lễ nhà thờ không? 
- GV : Em có biết tục thắp hương vào những ngày lễ, ngày rằm, mùng 1 là theo tôn giáo nào không ?
¢Đạo phật
- GV: Hãy kể 1 số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo?.( VD: Đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...).
Gv đặt tình huống :
* Hai bạn A và B sắp thi vào lớp 10 nói: Muốn biết trước là mình có thi đậu vào lớp 10 không thì phải đi xem bói.
* Gia đình ông Hùng có người ốm nặng nhưng ông không đưa người ốm và bệnh viện mà mời thầy cúng đến nhà cho bệnh nhân uống “nước thánh”, nhưng thực chất đó là tàn nhang.
- GV: Em có nhận xét gì về những hiện tượng này?
- Cho hs xem video về mê tính dị đoan.
? Vậy mê tín dị đoan là gì?
GV kết luận: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo Phật, đạo Thiên chúa và có thể không theo đạo nào. Dù đạo gì thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thẻ hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước.
Gv nhận xét kết luận bài tập đúng và kết thúc tiết 1
- HS: Lắng nghe.
- HS:
 - Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước. Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống nhớ ơn tổ tiên.
- HS: ¢ Tín ngưỡng
- HS: Xem hình ảnh.
- HS:
Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo vô hình vd như thần linh, thờ cúng tỏ tiên, thượng đế, chúa trời, thần núi, ông táo, thần sông, thần lửa
- HS: Đạo phật, thiên chúa, cao đài, hòa hảo
- HS: Xem hình ảnh.
- HS: Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức có giáo lí và các hình thức lễ nghi.
- HS: ¢ Đạo Phật thờ Phật tổ, bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương.
¢ Đạo Thiên chúa thờ đức Chúa không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo.
- HS: Trả lời.
- HS: ¢Đạo phật
- HS: Trả lời.
- HS: Lắng nghe tình huống.
- HS: Lắng nghe tình huống.
- HS: ¢Mê tín dị đoan
- HS: Mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lý trí, hàng động trái với lẻ thường, gây hậu quả xấu. VD: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng bùa phép...
- HS: Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
* Mục tiêu : Vận dụng kiến thức để làm các bài tập sách giáo khoa.
* Nội dung : Câu hỏi sách giáo khoa và bài tập mở rộng.
* Sản phẩm : Kết quả bài tập được giao.
* Tổ chức thực hiện :
III. LUYỆN TẬP
Bài tập mở rộng
Bài tập e/sgk/54
¢Người theo đạo là người có tín ngưỡng vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng
Hoạt động 3: Luyện tập 
Đánh dấu x vào các cột trong bảng sau để phân biệt các hành vi
Biểu hiện 
Tín ngưỡng
Tôn giáo
Mê tín di đoan
Thắp hương ở đền hùng
x
Đi lễ nhà thờ
x
 Yểm bùa
x
Cúng giỗ người đã mất
x
Đi xem bói
x
Bài tập e – 54.
Thảo luận :
Theo em người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Tại sao
- HS: Trả lời.
- HS: 
Bài tập e/sgk/54
¢Người theo đạo là người có tín ngưỡng vì tôn giáo là một hình thức của tín ngưỡng
HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
* Mục tiêu : Sử dụng kiến thức để vận dụng vào thực tiển cuộc sống và dặn dò học sinh.
* Nội dung : Vấn đáp
* Sản phẩm : Trình bày miệng.
* Tổ chức thực hiện :
Củng cố
Dặn dò
- Yêu cầu học sinh khái quát lại nội dung bài học.
- Nếu người thân trong gia đình mê tính dị đoan thì bản thân các em nên làm gì?
- Học nội dung bài học, làm bài tập trong SGK
- Chuẩn bị phần nội dung tiếp theo để tiết sau học
- Nhắc lại kiến thức.
- Trả lời.
- Lắng nghe và chuẩn bị ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_16_quyen_tu_do_tin_nguon.docx