Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.

2. Kỹ năng:

 Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.

3. Thái độ:

- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.

- Tích cực tham gia trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức.

5. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lý thời gian ;đảm nhận trách nhiệm.

 

docx 3 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2019
Ngày dạy: 23/11/2019
Tiết 12
BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Kể được những tiêu chuẩn chính của một gia đình văn hóa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa.
2. Kỹ năng:
 Biết phân biệt các biểu hiện đúng và sai, lành mạnh và không lành mạnh trong sinh hoạt văn hóa ở gia đình.
3. Thái độ:
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
- Tích cực tham gia trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực nhận thức.
5. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lý thời gian ;đảm nhận trách nhiệm.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề, thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ, hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới..
- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra 15 phút: 
Câu hỏi: 
1. Gia đình văn hóa là gì? Chúng ta cần làm gì để xây dựng một gia đình văn hóa?
2. Là học sinh em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?
3. Bài mới
Dẫn dắt (2 phút): Mối quan hệ giữa cá nhân – gia đình – xã hội chính là yếu tố quyết định để hình thành và tạo nên tính cách, phẩm chất của một con người. Để hiểu rõ hơn mối quan hệ này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: 14 phút
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi trong thời gian 2 phút: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội có vai trò như thế nào trong hình thành và phát triển nhân cách của con người?
- HS hoạt động cặp đôi, trả lời.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến hình thành và phát triển nhân cách con người. Gia đình chính là nền tảng để con người phát triển.
- GV: Theo em bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá?
- HS: Trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Theo em, là HS chúng ta cần làm gì để xây dựng một gia đình văn hóa?
- HS: Trả lời.
- GV mở rộng: Vậy theo em bổn phận và trách nhiệm của 
* Hoạt động 2: 10 phút: 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập c - 29 SGK.
- HS: Làm bài tập.
- GV: Nhận xét, ghi điểm khuyến khích.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc và làm bài tập c - 29 SGK.
- HS: Làm bài tập
- GV: Nhận xét, ghi điểm khuyến khích.
2. Nội dung bài học
c) Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên:
- Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình
- Sống giản dị, lành mạnh.
- Không tham gia các tệ nạn xã hội.
d) Bổn phận của học sinh:
- Chăm ngoan, học giỏi.
- Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình, thương yêu anh chị em
- Không đua đòi, ăn chơi.
- Không làm tổn hại danh dự gia đình.
3. Bài tập:
* Bài tập c - 29 SGK
Để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm hạnh phúc trong gia đình cần có sự thông cảm, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau
* Bài tập e - 29SGK
- Gia đình có cha me. bất hòa: ảnh hưởng trật tự công cộng...
- Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu không giáo dục được con, vi phạm pháp luật...
- Gia đình có con cái hư hỏng gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng tới lợi ích của cộng đồng.
4. Củng cố: (2 phút)
 - Hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
 - Hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa trong cộng đồng xã hội.
5. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Học bài, chuẩn bị Bài 10. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_9_xay_dung_gia_dinh_van.docx