Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 10

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Năng lực:

* Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

* Năng lực phát triển bản than:

- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc 59 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Kết nối tri thức - Bài 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Ngày soạn : 
Tiết Ngày dạy : 
BÀI 1
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
2. Năng lực:
* Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
* Năng lực phát triển bản than:
- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.
- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của quê hương.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm giữ gìn phát huy các truyền thống của quê hương và phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết 1: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp học sinh có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Theo em, các hình ảnh trên nói về những truyền thống nào của quê hương?
b) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống quê hương qua bức ảnh trên.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời:
a) Các hình ảnh trên đề cập đến:
+ Truyền thống yêu nước (ảnh 1)
+ Trang phục truyền thống (ảnh 2)
+ Điệu múa (nghệ thuật biểu diễn) truyền thống (ảnh 3)
+ Văn hóa ẩm thực truyền thống (ảnh 4)
b) Chia sẻ hiểu biết của bản thân:
- Bức ảnh 1 là tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh được đặt tại vườn hoa Vạn Xuân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Bức tượng tôn vinh những chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh xương máu để giành và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
- Bức ảnh 2 là hình ảnh người Dao Đỏ ở Lào Cai trong trang phục truyền thống. Trong đó nổi bật nhất là chiếc khăn đội đầu màu đỏ, mang đến cảm giác rực rỡ, ấm áp.
- Bức ảnh 3 là điệu múa truyền thống của người Chăm ở Khánh Hòa. Đây là điệu múa đội lu, mô phỏng cô gái Chăm lấy nước bên bờ suối hay dâng nước lên tháp.
- Bức ảnh 4 là hình ảnh bánh khọt - món ăn truyền thống của người Nam Bộ. Đây là loại bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm, được nướng, khi ăn kèm với rau sống, ớt tươi và nước mắm pha ngọt.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số truyền thống quê hương
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được truyền thống quê hương là gì; một số truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng trước lớp về đoạn thông tin 1 - Lễ hội Lim ở Bắc Ninh và đoạn thông tin 2 – Buổi giao lưu, gặp gỡ chứng nhân lịch sử của phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre SGK tr.6, 7.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Những thông tin trên giới thiệu truyền thống nào của tỉnh Bến Tre và tỉnh Bắc Ninh?
+ Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó?
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những truyền thống của quê hương em và chia sẻ cảm nhận của em những truyền thống đó.
+ Truyền thống quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh SGK tr.6, 7; thảo luận và trả lời câu hỏi về một số truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về truyền thống tốt đẹp của quê hương và ý nghĩa của truyền thống quê hương với mỗi người.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Ý nghĩa truyền thống quê hương đối với mỗi người:
+ Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức, tinh thần cao quý, tốt đẹp và những giá trị vật chất, kĩ năng nghề được truyền qua nhiều thế hệ sinh sống ở một địa phương, vùng đất.
+ Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của mỗi người.
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Một số truyền thống quê hương
 Những thông tin trong SGK giới thiệu về các truyền thống ở Bắc Ninh, Bến Tre:
- Thông tin 1:
+ Truyền thống của Bắc Ninh: lễ hội Lim truyền thống, làn điệu dân ca, quan họ, trang phục truyền thống của các liền anh, liền chị và những trò chơi dân gian trong lễ hội.
+ Suy nghĩ: trân trọng và tự hào về nét đẹp văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, tốt đẹp của quê hương Bắc Ninh.
- Thông tin 2:
+ Truyền thống của tỉnh Bến Tre: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, truyền thống anh hùng cách mạnh.
+ Suy nghĩ: tự hào về thế hệ ông cha, muốn học tập và noi gương những truyền thống tốt đẹp đó.
Một số truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng.
- Truyền thống văn hóa: hát dân ca, các nhạc cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm,).
à Tự hào, yêu quý, trân trọng, muốn học tập, noi the, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
Ý nghĩa của truyền thống quê hương với mỗi người
Truyền thống quê hương có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp của mỗi cá nhân.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
a. Mục tiêu: HS biết được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
b. Nội dung: Học sinh đọc tình huống và trả lời được câu hỏi.
c. Sản phẩm: Học sinh đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi giáo viên đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS đoc các trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã có những hoạt động gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.
b) Theo em, học sinh cần làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống của quê hương.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- Hs đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
- Gv khuyến khích hs hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, gv đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ hs nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
- Gv gọi hs nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
- (Thông tin số 1) Các bạn học sinh đã lập nhóm tìm hiểu lịch sử, sưu tầm hình ảnh, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử và ghi lại, chia sẻ lên cổng thông tin điện tử của trường;
- (Thông tin số 2) Bạn Hòa đã rủ mọi người cùng tham gia câu lạc bộ trang phục may, thêu truyền thống;
- (Thông tin số 3) Bình đã tham gia đội thanh niên tình nguyện, cùng với các anh chị thanh niên tình nguyện nhắc nhở du khách giữ vệ sinh môi trường trong lễ hội chùa Hương.
b) Theo em, để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, học sinh cần:
- Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền.
- Kính trọng biết ơn những người có công với đất nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của địa phương.
- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến các truyền thống văn hóa dân tộc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
b. Nội dung: Làm bài tập số 1, 2, 3, 4 trong SGK.
c. Sản phẩm: Bài làm số 1, 2, 3, 4 của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bài tập 1. 
- Em tán thành với ý kiến a). Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thểđã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.
- Em không tán thành với ý kiến b). Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.
- Em tán thành với ý kiến c), vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.
Bài tập 2.
Truyền thống
Nên làm
Không nên làm
Lễ hội
truyền thống
- Tự hào về truyền thống
- Tham gia lễ hội tại địa phương.
- Quét dọn đền, chùa.
- Bôi nhọ truyền thống
- Xả rác bừa bãi trong lễ hội và khuôn viên di tích.
Trang phục
dân tộc
- Tôn trọng trang phục của các dân tộc khác.
- Tìm hiểu, tham gia các câu lạc bộ về trang phục truyền thống.
- Trải nghiệm mặc thử các bộ trang phục.
- Giới thiệu tới mọi người những bộ trang phục truyền thống.
- Phân biệt, kì thị trang phục vùng miền.
- Phê phán, chê bai trang phục lỗi thời.
Bài tập 3.
- Em đồng tình với việc làm của bạn K vì K đang thực hiện những hành động tốt góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.
- Em không đồng tình với việc làm của M vì M đang thực hiện hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến cảm nhận của du khách về lễ hội truyền thống.
- Em đồng tình với hành động của bạn A. Vì: hành động của A giúp góp phần quảng bá truyền thống của quê hương tới mọi người.
Bài tập 4.
a)
- Em không đô ...  thế nào là gia đình?
* Vai trò của gia đình
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc trường hợp 1-2 và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy cho biết vai trò của gia đình qua các trường hợp trên.
b) Kể thêm các vai trò khác của gia đình mà em biết.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc trường hợp 1-2 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trình bày.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. khái niệm gia đình và vai trò của gia đình
* Khái niệm gia đình
a) Trường hợp 1: Mọi người có quan hệ huyết thống. Trường hợp 2: Mọi người có quan hệ nuôi dưỡng.
b) Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
* Vai trò của gia đình
a) Vai trò:
- Trường hợp 1: Duy trì nòi giống, gắn bó, liên kết các thành viên thường xuyên, lâu dài và bền vững; là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
- Trường hợp 2: Nuôi dưỡng, giáo dục con, cháu
b) Một số vai trò khác của gia đình mà em biết:
- Là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất.
- Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên
- Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.
- Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau
- Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình
a. Mục tiêu: HS nắm bắt được quy định của pháp luật về quyền của các thành viên trong gia đình, thông qua đó giải quyết bài tập tình huống.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc các trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS trả lời và ghi được vào vở quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập:
* Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ và chồng? Chú Nam và chú Kha thực hiện đúng quy định của pháp luật không?
b) Kể thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mà em biết.
* Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Việc làm của bố mẹ K, bố mẹ Mai và H trong các trường hợp trên nói đến quyền và nghĩa vụ gì giữa cha mẹ và con? Những ai đã thực hiện đúng /không đúng các quyền, nghĩa vụ đó? Vì sao?
b) Kể thêm các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con mà em biết.
* Quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình
GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét việc làm của Hưng và P trong các trường hợp trên.
b) Theo em, giữa anh, chị, em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ gì?
* Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu
GV yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét về tình cảm và việc làm của ông bà Bình, H trong các trường hợp trên và cho biết ai thực hiện đúng/không đúng quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu
b) Kể thêm quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu mà em biết.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trình bày.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình
* Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng
a) Hai trường hợp trên liên quan đến quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ và chồng.
- Chú Nam đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi cùng vợ chia sẻ mọi việc trong nhà, tôn trọng vợ và cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi việc lớn nhỏ trong nhà.
- Chú Kha đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, vì anh cho rằng phụ nữ không có quyền quyết định việc lớn trong nhà nên đã không tôn trọng ý kiến của vợ.
b) Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình; vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;...
* Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
a) Trường hợp 1: Nói về quyền và nghĩa của cha mẹ nuôi dạy con thành công dân tốt. Bố mẹ K đã thực hiện đúng khi dù hoàn cảnh có khó khăn cũng vẫn cố gắng lo cho con được đi học. Trường hợp 2: Nói về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con.  Bố mẹ Mai đã thực hiện đúng khi cổ vũ và tạo điều kiện cho Mai được phát triển sở thích và năng khiếu. Trường hợp 3: Nói về quyền và nghĩa vụ của con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. H đã không thực hiện đúng do không san sẻ gánh nặng với bố mẹ mà lại một mình chi tiêu riêng.
b) Các quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,.
- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ; có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;..
* Quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình
a) Nhận xét:
- Hưng đã thực hiện rất tốt quyền và nghĩa vụ của một người anh trong gia đình, rất yêu thương chăm sóc các em.
- P chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình, thường xuyên bắt nạt em.
b) Các quyền, nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình
Giữa anh chị em trong gia đình có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ,...
* Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu
a. Nhận xét
- Bình và ông bà đã thực hiện đúng  quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu. Ông bà yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng cháu và cháu kính trọng, yêu thương, biết ơn ông bà.
- H chưa thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người cháu đối với ông bà. H chưa yêu quý, chăm sóc bà.
b. Các quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu
- Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức đã khám phá và thực hàn xử lí một số tình huống cụ thể.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 1, 2, 3 phần luyện tập trong sgk.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời.
Bài tập 1.
a) Đồng tình. Bởi vì gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội : “Học ăn, học nói, học gói, học mở .. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.. Trên kính duới nhường.. ” Chính vì vậy hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình. Trẻ em có hành vi tốt hay xấu trước hết và chủ yếu là do nếp sống của gia đình tạo nên.
b) Không đồng tình. Cha mẹ có quyền nghĩa vụ không phân biệt đối xử giữa các con
c) Không đồng tình. Giáo dục trẻ em là công việc của gia đình và nhà trường.Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên, giai đoạn sau các em tiếp tục được sự giáo dục của nhà trường.
Bài tập 2.
a) Bố N thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền chăm lo việc học tập giáo dục, nuôi dạy con thành công dân tốt.
b) Cả ông bà và M đều thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ giữa ông bà và cháu
- Ông bà: Nuông chiều, bênh cháu
- M: Không nghe lời bố mẹ, ham chơi, lười học
c) Bố mẹ H: Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập
d) Bố A: Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Đó là quyền tôn trọng ý kiến của con.
Bài tập 3.
a) Nếu là V em sẽ:
- Trường hợp 1: Em sẽ xin bố ở nhà đợi khi em lớn khi đó cả hai chị em đều có cơ hội đi cùng nhau.
- Trường hợp 2: Em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho cả em trai cùng đi. Bởi vì chuyến tham quan này là một hoạt động rất bổ ích và học hỏi được nhiều điều và em hứa với bố mẹ sẽ chăm sóc em trai cẩn thận.
b) Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ rằng em rất thích học vẽ và em sẽ cam kết với mẹ rằng sẽ không để ảnh hưởng đến việc học ở trường.
c) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên bạn nên nhường nhịn, chăm lo cho các em để bố mẹ yên tâm làm việc.
d) Nếu là C, khi được bố mẹ giao việc đó, em sẽ gọi điện từ chối đi xem phim với các bạn để ở nhà trông bà. Bởi vì việc chăm sóc bà quan trọng hơn việc đi chơi cùng bạn rất nhiều.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vao thực tiên cuộc sống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập: Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2 phần vận dụng trong sgk
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ: 
Bài tập 1, 2: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Gv yêu cầu học sinh lên trình bày. 
- Hs trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Gv yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời. 
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Dặn dò :
- Về nhà học bài cũ..
- Xem lại các bài đã học ở học kì II để tiết sau ôn tập cuối kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_ket_noi_tri_thuc_bai_1_den_1.doc