Tiết 23 (Tuần 25)
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiếp)
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu: ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người xã hội.
2. Kĩ năng
- Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Soạn: 13/2/2011 Giảng: 7b,c (14/2), 7a ( / ) Tiết 23 (Tuần 25) Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiếp) i.mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu: ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người xã hội. 2. Kĩ năng - Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường. 3. Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. ii.phương pháp -Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thông báo. iii.tài liệu và phương tiện - Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên. - Bài tập tình huống trên bảng phụ. iv.tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức (1p) 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (15p) -GV: Cung cấp cho HS các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (ghi trên bảng phụ) -HS: Thảo luận theo nhóm các câu hỏi: 1. Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? 2. Pháp luật có quy định gì về bảo vệ môi trường? 3. Em có nhận xét gi về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên ở nhà trường và địa phương em? 4. Em sẽ làm gì để góp phần môi trường và tài nguyên thiên nhiên? -Gv: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và kết luận. III. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.Bảo vệ môi trường: Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được. 2. Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo cáo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường. Hoạt động 2: Bài tập vận dụng (15p) -Gv: tổ chức cho cả lớp hoàn thành bài tập trên bảng phụ. -Hs: lựa chọn đáp án và giải thích sự lựa chọn: Đáp án; Câu b, c, đ, e, h, i, k. -Gv kết luận và chấm điểm cho học sinh. Bài 2 -GV: Nêu yêu cầu của bài tập t -HS: Đề xuất giải pháp. -GV: Ghi nhanh giải pháp lên bảng -HS: trao đổi, tranh luận lựa chọn giải pháp phù hợp. -GV. Kết luận: Khi có người người làm ô nhiễm môi trường hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên, phải lựa lời can ngăn và báo cáo cho người có trách nhiệm biết. IV. Bài tập 1. Hãy đánh dấu + vào ô trống tương ứng với hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Hãy giải thích sự lựa chọn đó? a. Đốt rác thải ă b. Giữ vệ sinh nhà mình vứt rác ra hè phố ă c. Tự ý đục ống dẫn nước để sử dụng ă d. Xây bể xi măng chôn chất độc hại ă đ. Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch ă e. Dùng điện ắc quy để đánh bắt cá ă g. Trả động vật hoang dã về rừng ă h. Xả khói, bụi bẩn ra không khí ă i. Đổ đầu thải ra cống thoát nước ă k. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà ă 2.Bài tập 2: Bài tập ứng xử * Tình huống Trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi nồng nặc. Theo em Tuấn sẽ ứng xử như thế nào? + Giải pháp: 1. Tuấn im lặng. 2. Tuấn ngăn cản không cho người đó đổ tiếp xuống hồ. 3. Tuấn báo cho người có trách nhiệm biết. Hoạt động 3: Luyện tập đóng vai theo tình huống (10p) -GV: Nêu tình huống đóng vai tình huóng 1. Tổ 1 - 2 đóng vai tình huống 1. Tổ 3 - 4 đóng vai tình huống 2. -HS: Thảo luận, phân vai. -GV: Gọi 2 nhóm lên thực hiện. -HS: Nhận xét cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Chọn cách ứng xử hay. -GV kết luận chung: Môi trường, tài nguyên, thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống của con người. Vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường tài nguyên. Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. Chơi đóng vai: + Tình huống: 1. Trên đường đi học, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường. 2. Đế lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt. v.tổng kết và hướng dẫn về nhà (4p) *Tổng kết -Gv chốt lại kiến thức toàn bài. -Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh, xếp loại giờ học. *Hướng dẫn về nhà -Học thuộc bài -Chuẩn bị bài bảo vẹ di sản văn hóa.
Tài liệu đính kèm: