Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là tôn sư, trọng đạo.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư, trọng đạo.

- Nêu được ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.

2. Kỹ năng:

- Biết thể hiện sự tôn sư, trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với Thầy, cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.

- Kĩ năng suy ngẫm hồi tưởng ;kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức.

3. Thái độ: Luôn luôn kính trọng và biết ơn Thầy, cô giáo.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức, năng lực tự quản bản thân.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận.

2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi.

3. Phương tiện:

- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ.

- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Tôn sư trọng đạo - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2019
Ngày dạy: 19/10/2019
Tuần 7, tiết 7
BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I/ Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là tôn sư, trọng đạo.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn sư, trọng đạo.
- Nêu được ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.
2. Kỹ năng: 
- Biết thể hiện sự tôn sư, trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với Thầy, cô giáo trong cuộc sống hàng ngày. 
- Kĩ năng suy ngẫm hồi tưởng ;kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự nhận thức.
3. Thái độ: Luôn luôn kính trọng và biết ơn Thầy, cô giáo.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực nêu – giải quyết vấn đề, năng lực tự nhận thức, năng lực tự quản bản thân.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, kế hoạch giảng dạy, giấy A0, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút):
Thế nào là tôn sư trọng đạo? Trình bày biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? Lấy ví dụ minh họa?
3. Bài mới: 
Dẫn dắt (1 phút): Trong dân gian có câu nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc ta. Để hiểu rõ hơn về truyền thống này chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: (10 phút)
- GV gọi HS đọc truyện: “Bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu” 
- GV nêu câu hỏi:
+ Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
+ Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình?
+ HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
- HS: Trả lời.
- GV nhận xét: 
+ Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.
+ Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.
+ Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
- GV: Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em?
- HS: Liên hệ
- GV kết hợp dạy kĩ năng sống: HS cần phải tự rèn luyện cho mình lòng biết ơn, trân trọng, tôn kính với những người thầy cô đã dạy dỗ mình. Từ rèn luyện bản thân phấn đấu trở thành những người biết kính thầy, yêu bạn. 
*Hoạt động 2: (15 phút)
- GV: Em hãy cho biết tôn sư, trọng đạo là gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Tôn sư trọng đạo có những biểu hiện gì?
- HS: Trả lời.
- GV: Nêu ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo?
- HS: Trả lời.
- GV tích hợp liên môn: Người thầy giáo từ xưa đã trở thành những người đáng tôn kính nhất. Họ là những người dạy dỗ cho các sĩ tử ôn luyện để đi thi hương, thi hội, thi đình và đỗ trạng nguyên. Những “ông đồ” ngày xưa rất được coi trọng, nếu trong làng, xóm có việc gì quan trọng họ thường tìm đến nhà của các thầy đồ để xin ý kiến. Họ là những người gìn giữ nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, là người giữ lửa cho truyền thống của dân tộc. Có thể nhắc đến bài “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên: 
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
* Hoạt động 3: 10 phút
- GV gọi HS đọc và làm bài tập
- HS làm bài tập.
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
1. Truyện đọc 
“Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
2. Nội dung bài học
a) Khái niệm:
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.
b) Biểu hiện: 
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo
c) Ý nghĩa: 
- Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.
3. Bài tập
a) 
- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là 1,3
- Vì thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng thầy cô giáo cũ đã dạy mình
b) Ca dao, tục ngữ:
- “Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai”
- “Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên.”
- “Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay.”
c)
- Không thầy đố mày làm nên.
- Một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy.
- Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
4. Cũng cố: ( 2 phút)
Cho HS nêu lại ND toàn bài.
GV Kết luận: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta là HS là tương lai của đất nước cần phải lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Khi được các thầy cô giáo dạy dỗ cần phải tỏ lòng biết ơn, trân trọng, tôn kính thầy cô giáo. 
5. Dặn dò: ( 3 phút)
	- Tìm 5 câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư, trọng đạo.
- Tìm hiểu trước Bài 7 Đoàn kết tương trợ. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_7_ton_su_trong_dao_nam.docx