TUẦN 1 TIẾT 1 BÀI 1
S: 23.8.2010 SỐNG GIẢN DỊ
G:
I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :
- Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị, Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị, phân biệt được sống giản dị với xa hoa lãng phí, cầu kỳ, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.
- Kỹ năng: Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
- Thái độ: Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa phô trương hình thức.
Giáo án: GDCD 7 1. Đầy đủ các tiết 2. Đã đổi mới theo chuẩn KTKN Tuần 1 tiết 1 Bài 1 s: 23.8.2010 Sống giản dị g: I. mục tiêu bài giảng : - Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị, Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị, phân biệt được sống giản dị với xa hoa lãng phí, cầu kỳ, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả. - Kỹ năng: Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. - Thái độ: Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa phô trương hình thức. II. Phương tiện thực hiện : Sách giáo khoa, sách bài tập, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị, thơ, ca dao tục ngữ nói về giản dị III. Cách thức tiến hành : Kể chuyện, phân tích, diễn giải, đàm thoại, lối sống giản dị, nêu vấn đề thảo luận nhóm IV. Tiến trình bài giảng : Ôn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng phục vụ môn học 3. Giảng bài mới : ? Giải thích ý nghĩa của tục ngữ, danh ngôn trong sách giáo khoa -Giáo viên đọc mẫu -Hướng dẫn học sinh đọc truyện ? Em có nhận xét gì về trang phục của Bác Hồ . ? Tác phong và lời nói của Bác như thế nào ? Những lời nói tác phong đó tác động như thế nào tới tình cảm của nhân dân ta ? Câu hỏi của Bác đối với đồng bào như thế nào . ? Qua những biểu hiện trên em hãy nhận xét về Bác Hồ . ? Những hành vi đó thể hiện điều gì . ? Em hiểu sống giản dị là gì . ? Sống giản dị sẽ được mọi người đối xử như thế nào . ? Trong cuộc sống : giản dị được biểu hiện ở những khía cạnh nào . ? Giải thích ý nghĩa của tục ngữ, danh ngôn trong sách giáo khoa - Tìm biểu hiện trái ngược với giản dị - Yêu cầu học sinh thảo luận lớp bài tập a - Học sinh chia nhóm thảo luận bài tập c,d,đ,e. 1.Truyện đọc : “Bác Hồ ’’ - Bác mặc giản dị : Quần áo ka ki, mũ vải bạc màu , dép cao su bình dị - Bác cười đôn hậu, vẫy trào đồng bào thân mật, giản dị như một người cha hiền. - Mọi người vô cùng ngạc nhiên, sung sướng và cảm động khi nhìn thấy Bác, thấy ấm áp, gần gũi như một vị cha già thật sự. - Câu hỏi đơn giản thân mật “Tôi nói đồng bào nghe rõ không .” - Bác giản dị, chân tình cởi mở xua đi sự xa cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân. Để lại sự gần gũi, thân thương, gắn bó với mọi người. - Thể hiện Bác là một người rất giản dị trong cuộc sống . 2. Nội dung bài học a. Khái niệm: Là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, cầu kì kiểu cách , không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài . b. ý nghĩa: - Được mọi người xung quanh yêu mến cảm thông và giúp đỡ . - Biểu hiện ở lời nói, cách ăn mặc, qua suy nghĩ, hành động của con người trong cuộc sống . 3. Bài tập : - Tranh không giản dị:1,2,4. - Tranh giản dị: 3 - Hành vi giản dị: 2,5 -Hành vi không giản dị:1,3,4,6,7 - Học sinh thảo luận rồi trình bày đáp án _ nhận xét bổ sung - Giáo viên tổng kết 4.Củng cố bài : - Giáo viên hệ thống nội dung bài học . - Nhận xét giờ . 5. Hướng dẫn về nhà . - Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về giản dị . - Chuẩn bị bài 2 : Trung thực. Đọc và tìm hiểu xem trung thực là gì? các biểu hiện của trung thực trong cuộc sống. Tuần 2 Tiết 2 Bài 2 S :30.08.10 Trung thực G : I. Mục tiêu bài giảng : - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của tính trung thực và nêu được ý nghĩa của sống trung thực. - Kỹ năng: Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày. - Thái độ: Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống. II. Phương tiện thực hiện . - Thầy : sách giáo khoa , sách giáo viên ,truyện , ca dao , tục ngữ danh ngôn nói về trung thực . - Trò : học bài , chuẩn bị bài mới . III. Cách thừc tiến hành . - Đọc diễn cảm , kể truyện , thuyết trình , giải quyết vấn đề , thảo luận . IV. Tiên trình bài giảng . 1.ổn định tổ chức . 2. Kiểm tra bài cũ : -Thế nào là sống giản dị ?cho ví dụ ? 3. Bài mới - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc truyện ? nêu thái độ của MikenlăngGiơ như thế nào . ? Cách sử xự của MikenlăngGiơ như thế nào . ? Vì sao MikenlăngGiơ lại sử xự như vậy ? Điều đó nói lên ông là người như thế nào . ? Qua nhữg biểu hiện trên em hiểu trung thực là gì . ? Trung thực giúp gì cho con người trong cuộc sống . ? Hãy tìm những biểu hiện trung thực trong cuộc sống - Trong quan hệ với mọi người . - Trong hành động. ? Tìm hành vi trái với trung thực . - Cho học sinh trắc nghiệm bài tập a - Chia nhóm thảo luận 4 bài tập còn lại 1. Truyện đọc : “ Sự công minh ...” - Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu . kình địch , làm giảm danh tiếng và hại đến sự nghiệp của ông . - Ông vẫn công khai đánh giá rất cao Bramantơ. “ Với tư cách ...” - Vì ông là người thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật không để tình cảm cá nhân chi phối mà làm mất tính khách quan . - Ông là người trung thực, trọng chân lý và công minh chính trực . 2. Nội dung bài học : a. Khái niệm: - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm . b. ý nghĩa: - Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội và được mọi người tin yêu kính trọng. - Ngay thẳng, không gian dối (quay cóp, chép bài của bạn, cho bạn chép bài ...) - Không nói xấu, tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận lỗi. - Bênh vực, bảo vệ chân lý, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái . - Dối trá, xuyên tạc, chốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lý, đạo lý, lương tâmgây hậu quả xấu trong xã hội . VD: Tham ô, tham nhũng, lừa đảo, cơ hội ... 3. Bài tập : - Tính trung thực :4,5,6. - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận - Giáo viên xét - tổng kết . 4. Củng cố bài : - Giáo viên hệ thống nội dung bài học - Nhận xét giờ 5. Hướng dẫn về nhà : - Học phần nội dung bài học, tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về trung thực, học và làm theo đức tính trung thực. - Chuẩn bị bài 3. Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài, tìm những biểu hiện của tự trọng trong cuộc sống. Tuần 3 Tiết 3 bài 3 S:09.09.10 tự trọng G: I. Mục tiêu bài giảng : - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng, nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng, nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người. - Kỹ năng: Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ, phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng. - Thái độ: Tự trọng , không đồng tình với hành vi thiếu tự trọng II. Phương tiện thực hiện : Thầy : SGK, SGV, bảng phụ, câu hỏi tình huống, ca dao tục ngữ nói về tự trọng . Trò : Học bài, chuẩn bị bài mới, giấy khổ lớn, bút dạ. III. Cách thức tiến hành : Kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, giải quyết vấn đề . IV.Tiến trình bài giảng: 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trung thực là gì? Tại sao phải sống trung thực? 3. Giảng bài mới: - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc truyện. ? Hoàn cảnh xuất thân của Rô Be như thế nào. ? Tại sao Rô Be lại cầm đồng tiền vàng của ông giáo viên người Anh. ? Tại sao Rô Be không quay lại trả tiền cho ông giáo viên (ngườì mua diêm.) ? Sau dó Rô Be trả lại tiền thừa bằng cách nào . ? Vì sao Rô Be làm như vậy trong khi em rất cần tiền . ? Em hãy nhạn xét hành động của Rô Be? Hành động đó nói nên đức tính gì trong con người Rô Be ? ? Hãy tìm những biểu hiện thể hiện tính tự trọng trong cuộc sống . ? Qua tìm hiểu truyện đọc em hiểu tự trọng là gì . ? Nêu ý nghĩa của lòng tự trọng trong cuộc sống. - Hướng dẫn học sinh thảo luận lớp bài tâp a. - Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận bài tập b,c,d,đ. - Giáo viên nhận xét tổng kết phần bài tập. Truyện đọc: “Một tâm hồn cao thượng” -Là một em bé nghèo khổ đi bán diêm -Đi đổi tiền lẻ trả lại tiền cho người mua diêm ( tác giả câu truyện ). -Vì em bị tai nạn và bị thương rất nặng. - Nhờ em là Sác Lây đến tận nhà để trả lại tiên thừa cho người mua diêm - Vì em muốn giữ đúng lời hứa của mình không muốn người khác nghĩ rằng mình nghèo nên dối trá để lấy tiền làm ảnh hưởng đến danh dự và lòng tin của mình . - Rô Be là một con người có ý thức trách nhiệm cao . Thực hiện lời hứa bằng bất cứ giá nào. (Rô Be là một em bé nghèo khổ nhưng có một tâm hồn vô cùng cao thượng thể hiện sự tự trọng mình và tôn trọng người khác). - Biểu hiện tự trọng trọng cuộc sống: Giữ đúng lời hứa, mượn sách trả đúng hẹn, luôn hoàn thành mhiệm vụ 2. Nội dung bài học : a. Khái niệm: Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở cư sử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình . b. ý nghĩa: Tự trọng giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ , nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người . 3. Bài tập: - Hành vi thể hiện tính tự trọng : 1,2. - Học sinh trình bày đáp án thảo luận. - Nhận xét bổ xung. 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học nội dung bài học, Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tự trọng. - Chuẩn bị bài 4.Đọc bài và tìm hiểu xem đạo đức là gì? kỷ luật là gì?biểu hiện của nó trong cuộc sống. Tuần 4 Tiết 4 Bài 4 S:16.09.10 Đạo đức và kỷ luật G: I. Mục tiêu bài giảng : - Kiến thức: Nêu được thế nào là đạo đức, thế nào là kỷ luật và mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật. Hiểu được ý nghĩa của đạo đức và kỷ luật. - Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỷ luật. - Thái độ: ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kỷ luật và có đạo đức, phê phán những hành vi, việc làm vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức. II. Phương tiện thực hiện : Thầy: SGK,SGV,bảng phụ , câu hỏi tình huống. - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới. III. Cách thức tiến hành: Sử dụng phương pháp kể chuyện, phân tích, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trung thực là gì? Nêu ý nghĩa của trung thực trong cuộc sống? 3. Giảng bài mới: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện. ? Những việc làm nào chứng tỏ anh Hùng là người có tính kỷ luật cao. ? Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc. ? Em có nhận xét gì về con người anh Hùng. ? Q ... luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của nhân dân. + Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. + Phòng chống thiên tai. c. Trách nhiệm của công dân: + Tôn trọng, bảo vệ cơ quan nhà nước. + Làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước. + Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và những quy định của chính quyền địa phương. 3. Bài tập: - Bài tập b. Đáp án đúng là: 2. - Bài tập c. + Công an: Đăng ký hộ khẩu. Khai báo tạm trú. Khai báo tạm vắng. + Uỷ ban nhân dân xã: Đăng ký kết hôn. Xin giấy khai sinh. Sao giấy khai sinh. Xác nhận lý lịch. + Trạm y tế xã: Xin sổ khám bệnh. + Trường học: Xác nhận bảng điểm. 4. Củng cố bài: - Giáo viên hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài,tìm hiểu thêm về bộ máy nhà nước cấp cơ sở. - Làm bài tập a.Nêu ra bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan. - Ôn tập từ tiết 19 đến tiết 32 để giờ sau ôn tập. Tuần 33 tiết 33 S:16.04.11 Ôn tập G: I. Mục tiêu bài giảng: - Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức, hệ thống khoa học, ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ. - Kỹ năng: Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học, có ý thức tìm tòi, nâng cao khả năng nhận thức của mình phục vụ đời sống. - Thái độ: Rèn kỹ năng ôn tập logic, có chất lượng. II. Phương tiện thực hiện: - Thầy:Giáo án, câu hỏi ôn tập, đáp án. - Trò: Ôn bài. III. Cách thức tiến hành: Vấn đáp, thảo luận, liệt kê, hệ thống. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ. 3. Giảng bài mới: ? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. ? Môi trường là gì. ? Tài nguyên thiên nhiên là gì. ? Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng cách nào. ? Di sản văn hoá là gì. ? Nêu những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá. ? Tín ngưỡng là gì. ? Tôn giáo là gì. ? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì. 1. Sống và làm việc có kế hoạch: Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày một cách hợp lý có hiệu quả, chất lượng, đảm bảo cân đối nhiệm vụ. 2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người. - TNTN là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống. - MT và TNTN tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tạo phương tiện sinh sống. - Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường... 3. Bảo vệ di sản văn hoá: - DSVH gồmDSVH vật thể và phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. * Cấm: + Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH. + Huỷ hoại DSVH. + Đào bới trái phép địa chỉ khảo cổ, xây dựng trái phép... + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật... 4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: - Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức... - CD có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào, người đã theo một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoạc bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. 4. Củng cố bài: - Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập. - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập theo đề cương trên chuẩn bị kiểm tra vào tiết 34. Tuần 34 Tiết 34 S:24.04.11 Kiểm tra học kỳ II G: I. Mục tiêu kiểm tra: - Kiến thức: Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ II. - Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức khoa học, logic, dễ hiểu. - Thái độ: Giáo dục các em tính trung thực khi làm bài, trình bày bài khoa học. II. Phương tiện thực hiện: Thầy: Giáo án, câu hỏi, đáp án, hướng dẫn chấm. Trò: Ôn bài, giấy kiểm tra. III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viết. IV. Tiến trình giờ kiểm tra: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: A. đề bài: I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: Theo em trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường? Khoanh tròn vào những hành vi mà em chọn ? Gom rác thải đổ dúng nơi quy định Tham gia chiến dịch trồng cây. Phá rừng trồng ngô, khoai, sắn. Vệ sinh nơi ở thường xuyên. Câu 2: Theo em trong những hành vi sau hành vi nào thể hiện sự phá hoại di sản văn hoá? ( Đánh dấu + trước hành vi phá hoại di sản văn hoá ). Vệ sinh sạch sẽ khu di tích. Khắc tên mình ở khu di tích để làm kỷ niệm. Tổ chức tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật. Câu 3: Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? ( khoanh tròn vào trước mục mà em chọn). Trạm y tế. Trường học. Uỷ ban nhân dân xã. Đến gặp tổ trưởng tổ dân phố. II. Phần tự luận: Câu 1: Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu cách bảo vệ chúng? Câu 2: Theo em.Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân dược pháp luật quy định như thế nào? B. Đáp án và hướng dẫn chấm: I. Phần trắc nghiệm: Câu 1: 1 điểm. - Đáp án đúng: 3. Câu 2: 1 điểm. - Đáp án đúng: 2. Câu 3: 1 điểm. - Đáp án đúng: 3. II. Phần tự luận: Câu 1: 3.5 điểm. - Môi trường là điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Nó tạo nên cơ sở vật chất để phát triển KT,VH,XH tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường . mỗi hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường . - Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh tháI, cải thiện môi trường ngăn chặn, khác phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 2: 3.5 điểm. - Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. - Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo một tôn giáo, tín ngưỡng khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở. 4. Củng cố : - giáo viên thu bài kiểm tra. - Nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu luật an toàn giao thông. Tuần 35 tiết 35 ngoại khoá S:05.05.11 tìm hiểu luật an toàn giao thông G: I. Mục tiêu bài giảng: - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số quy định của luật an toàn giao thông đường bộ. - Kỹ năng: Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt ATGTĐB. - Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo pháp luật. II. Phương tiện thực hiện: - Thầy: Giáo án, tài liệu về an toàn giao thông. - Trò: Học bài, tìm hiểu luật an toàn giao thông. III. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích. IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Giảng bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ). - Học sinh đọc tình huống 1.1 ? Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông. ? Em của Hùng có vi phạm gì không? vì sao. - Học sinh đọc tình huống 1.2. ? Tuấn nói có đúng không? Vì sao. ? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào. ? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4. ? Hãy nhận xét những hành vi đó. ? Quy tắc chung về đi đường. ? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy. ? Những quy định đối với người đi xe đạp. ? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ. ? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt. - Hướng dẫn học sinh giải bài tập 2, 3. I. Tình huống, tư liệu: 1. Tình huống: - Sử dụng ô khi đi xe gắn máy. - Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông. - Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt. - Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn. 2. Quan sát ảnh: - Đi xe bằng một bánh. - Dùng chân đẩy xe đằng trước. - Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. - Vác sắt qua đường tàu. + Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT. II. Nội dung bài học: 1. Quy tắc chung về giao thôngĐB: - Đi bên phải mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Một số quy định cụ thể: - Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy. - người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên. - Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông. 3. Một số quy định cụ thể về ATĐS : - Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn. - Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS . III. Bài tập: - Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó. - Bài tập 3: + Đồng ý: b, đ, h. + Không đồng ý: a, c, d, e, g, I, k, l. 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu tiếp luật GTĐB .
Tài liệu đính kèm: