Giáo án giáo viên giỏi Ngữ văn 7 tiết 78: Rút gọn câu

Giáo án giáo viên giỏi Ngữ văn 7 tiết 78: Rút gọn câu

TIẾT 78:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Nắm được cánh rút gọn câu.

- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Phấn màu, thước kẻ, sgk.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu.

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giáo viên giỏi Ngữ văn 7 tiết 78: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÚT GỌN CÂU
TIẾT 78: 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Nắm được cánh rút gọn câu.
- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn màu, thước kẻ, sgk.
- HS: Soạn bài theo yêu cầu.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1 : Khởi động
* Kiểm tra bài cũ :
- Tục ngữ là gì ? Đọc 1 câu tục ngữ về chủ đề lòng biết ơn.
* Giới thiệu bài mới :
Để nắm được thế nào là rút gọn câu và rút gọn câu có tác dụng như thế nào, người nghe, người đọc không hiểu sai nội dung câu nói chính là bài học hôm nay.
HĐ2 :Hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu khái niệm rút gọn câu.
-Tìm xem trong hai câu đã cho có từ nào khác nhau ?
- Vậy cấu tạo của hai câu có gì khác nhau ?
- Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a ?
- Giải thích vì sao CN ở câu a có thể lược bỏ ?
- GV chốt lai kiến thức và chuyển sang câu 4.
- Trong những câu in nghiêng thành phần nào của câu được lược bỏ ?
- Tại sao có thể lược bỏ VN ở câu a và cả CN và VN ở câu b ?
* SƠ KẾT :
- Để tạo thành câu rút gọn, ta có thể lược bỏ một số thành phần nào của câu ?
- Lược bỏ một số TP đó nhằm mục đích gì ?
2. Tìm hiểu cách dùng câu rút gọn.
- Những câu in nghiêng thiếu thành phần nào ?
- Có nên rút gọn như vậy không ? Vì sao ?
- Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn ( in nghiêng ) để thể hiện thái độ lễ phép ?
- Từ hai bài tập trên, hãy cho biết : Khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì ?
HĐ3 : LUYỆN TẬP.
BT1/ Chỉ định 1 HS đọc và xác định yêu cầu cần đạt.
- Chốt lại kiến thức và cho học sinh ghi bài vào tập.
BT2/ Đọc 2 bài thơ, ca dao và xác định yêu cầu của bài.
BT3/Hướng dẫn HS tìm 3 câu rút gọn " Hiểu lầm
BT4/ Cho về nhà- GV gợi ý.
- Tìm câu rút gọn ?
- Chàng phàm ăn này gây cười và phê phán điều gì ?
- HS trình bày k/n tục ngữ sgk/3.
- Aên quả nhớ kẻ trồng cây
- 
- Ghi tên bài
- Đọc VD1: (câu 1,2,3) sgk/14,15
a, Học ăn, học nói, học gói, học mở. ( TN)
b, Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
- VD (a) " Rút gọn CN
- VD ( b)" Có CN : Chúng ta
" Từ ngữ có thể làm CN : Chúng ta, Người Việt Nam  ; Chúng em 
" Ta dễ dàng khôi phục thành phần được rút gọn.
- Vì câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người hoặc nêu lên một nhận xét chung về đặc điểm của người VN ta.
- Đọc VD 2 : Câu 4 
(sgk/15)
a, Hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
b, - Bao giờ cậu đi HàNội?
 - Ngày mai.
Vd (a) " Lược bỏ VN ( đuổi theo nó )
Vd (b) " Lược bỏ cả CN và VN ( nòng cốt câu) ( mình đi Hà Nội)
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Đọc VD1 : sgk/15
" Các câu đều thiếu CN
" Không nên rút gọn, câu khó hiểu
- Đọc VD2 : sgk/15
-  mẹ ạ.
- Dựa vào ghi nhớ HS tự rút ra kiến thức.
- 2 HS đọc ghi nhớ sgk/15
- 1 hs đọc và xác định y/c .
- Làm việc độc lập, có nhận xét bổ sung.
- Trao đổi nhóm ( có thể cho HS chuẩn bị bảng phụ)
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
- Thảo luận nhóm.
- Nhận xét – rút ra bài học
- Hs làm vào vở BT
I/ THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU ?
* Ví dụ 1 : sgk/14,15
- VD (a) " Rút gọn CN
- VD ( b)" Có CN : Chúng ta
" Từ ngữ có thể làm CN : Chúng ta, Người Việt Nam  ; Chúng em 
" Ta dễ dàng khôi phục thành phần được rút gọn.
 * Ví dụ 2 : (sgk/15)
a, Hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
b, - Bao giờ cậu đi HàNội?
 - Ngày mai.
Vd (a) " Lược bỏ VN ( đuổi theo nó )
Vd (b) " Lược bỏ cả CN và VN ( nòng cốt câu) ( mình đi Hà Nội)
* GHI NHỚ : sgk/15.
II/ CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN.
* Ví dụ : sgk/15
1.
" Các câu thiếu CN
" Không nên rút gọn, câu khó hiểu
2. Thêm những từ ngữ để thể hiện thái độ lễ phép.
- . mẹ ạ.
* GHI NHỚ : sgk/16.
III/ LUỆN TẬP.
1. Xác định câu, thành phần và nêu mục đích câu rút gọn.
- Câu b,c : rút gọn CN
- Rút gọn chủ ngữ , câu trở nên gọn hơn.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
2. Tìm câu rút gọn, khôi phục TP rút gọn, giải thích thơ ca thường có câu rút gọn ?
" Đều rút gọn CN
- Trong thơ, ca dao thường gặp nhiều câu rút gọn bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong một dòng thơ rất hạn chế.
3. Truyện “Mất rồi”– Nguyên nhân của sự hiểu lầm ?
- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau, bởi vì khi trả lời người khách , cậu bé đã dùng 3 câu rút gọn.
- Bài học : Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng không đúng có thể gây hiểu lầm.
HĐ4 :
* Củng cố :
- Hai học sinh đối thoại ( chủ đề tự chọn) có sử dụng câu rút gọn.
- Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ? ( GV liên hệ khi nói, viết TLV ).
* Hướng dẫn về nhà :
@ Bài vừa học : 
- Học thuộc lòng 2 ghi nhớ sgk/15,16.
- Làm các bài tập còn lại.
@ Chuẩn bị bài mới :
Soạn bài : Đặc điểm của văn bản nghị luận.
- Đọc văn bản “ Chống nạn thất học”
- Tìm luận điểm chính cụ thể qua câu văn nào ?
- Tìm hiểu luận cứ – nhận xét vai trò ?
- Nhận xét trình tự lập luận- ưu điểm ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 78.doc