Giáo án Hình học 7 kì 2 - Trường thcs Nguyễn Thượng Hiền

Giáo án Hình học 7 kì 2 - Trường thcs Nguyễn Thượng Hiền

Tuần 20. Tiết 33. Ngày soạn: Ngày dạy:

TRẢ VÀ SỬA BÀI KIỂM TRA KÌ I (hình học).

MỤC TIÊU: Qua tiết kiểm tra này, nhằm giúp học sinh nhận biết những gì mình đã đạt được, để từ đó tiếp tục phát huy những ưu điểm mình đã đạt được, và khắc phục những nhược điểm mình đã mắc phải, sao cho kết quả cuối đạt được thành tích tốt hơn hiện tại.

CHUẨN BỊ:

G: Giáo án: Phần sửa bài thi, bài thi đã chấm.

H: Vở ghi để sửa bài thi.

HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

G: Phát bài thi và sửa bài thi

H: Nhận bài thi, kiểm tra lại điểm số, và bài giải sau khi đã được giáo viên sửa bài thi.

 

doc 31 trang Người đăng vultt Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 kì 2 - Trường thcs Nguyễn Thượng Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II.
Tuần 20. Tiết 33. Ngày soạn: Ngày dạy:
TRẢ VÀ SỬA BÀI KIỂM TRA KÌ I (hình học).
&&
MỤC TIÊU: Qua tiết kiểm tra này, nhằm giúp học sinh nhận biết những gì mình đã đạt được, để từ đó tiếp tục phát huy những ưu điểm mình đã đạt được, và khắc phục những nhược điểm mình đã mắc phải, sao cho kết quả cuối đạt được thành tích tốt hơn hiện tại.
CHUẨN BỊ: 
G: Giáo án: Phần sửa bài thi, bài thi đã chấm.
H: Vở ghi để sửa bài thi.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
G: Phát bài thi và sửa bài thi
H: Nhận bài thi, kiểm tra lại điểm số, và bài giải sau khi đã được giáo viên sửa bài thi.
ĐÁP ÁN BÀI THI.
Tuần 20. Tiết 34. Ngày soạn: Ngày dạy:
LUYỆN TẬP VỀ BA TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU.
CỦA TAM GIÁC.
&&
MỤC TIÊU: Qua tiết luyện tập này, học sinh được luyện tập, cũng cố để nhớ và hiểu biết về:
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác: (cạnh – cạnh – cạnh ; cạnh – góc – cạnh ; góc – cạnh – góc.)
- Nhận biết được hai tam giác bằng nhau theo trường hợp nào. Biết chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- Vận dụng hai tam giác bằng nhau để chứng minh các góc bằng nhau, các cạnh bằng nhau.
- Rèn luyện khả năng tư duy, phán đoán, cẩn thận khi vẽ hình, chứng minh.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Ôn tập ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Vở ghi, vở nháp, thước.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: (kết hợp bài giảng)
G: Hãy nhắc lại các trường hợp bằng nhau của tam giác.
G: Vận dụng các trường hợp đã học, ta giải một số bài tập sau đây
(1)
(2)
G: Cho học sinh đọc bài 1
Bài 1: (bài 43/ 125 SGK)
G: Hãy tóm tắt bài toán bằng GT và KL.
H:
G: Nhìn vào GT để vẽ hình
H:
G: Làm sao để có AD = BC
H: Phải chứng minh hai tam giác OAD và OCB bằng nhau
G: Cho học sinh chứng minh câu a
Bài 1: 
GT xÔy ¹ 1800, A, B Î tia Ox, OA < OB
 C, D Î tia Oy, OC = OA, OD = OB
 AD cắt BC tại E
KL a) AD = BC; b) DEAB = DECD
 c) OE là tia phân giác của góc xOy
Chứng minh: 
a) Xét DOAD và DOCB có:
OA = OC (gt)
Ô là góc chung
OD = OB (gt)
Suy ra DOAD = DOCB (c – g – c) 
G: Quan sát hình vẽ, kết hợp GT đã đủ kết luận DEAB = DECD hay chưa, vì sao?
H:
G: Làm thế nào để có thể chứng minh được?
H:
G: Hướng dẫn cụ thể để học sinh có thể làm được
G: Vẽ đoạn thẳng OE.
Làm thế nào để chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy?
H:
G: Làm thế nào để chứng minh xÔ E = y Ô E ?
H:
Suy ra AD = BC (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
b) Ta có: DOAD = DOCB (c.m.t)
Suy ra và 
Ta có OA = OC (gt) và OB = OD (gt) 
Suy ra OB – OA = OD – OC 
Suy ra AB = CD 
Xét DEAB và DECD có: (c.m.t)
 (c.m.t) 
AB = CD (c.m.t) 
Vậy DEAB = DECD (g-c-g) (đpcm)
c) Ta có: DEAB = DECD (c.m.t)
Suy ra EA = EC
Xét DOAE và DOCE có: OA = OC (gt)
EA = EC (c.m.t)
OE là cạnh chung
Suy ra DOAE = DOCE (c – c – c )
Suy ra A Ô E = C Ô E 
Hay xÔ E = y Ô E 
Vậy OE là tia phân giác của xÔ y (đpcm)
G: Cho học sinh đọc bài 2
Bài 2: (bài 44/125 SGK)
G: Hãy vẽ hình và tóm tắt bài toán
H:
G: Quan sát hình vẽ, kết hợp với giả thiết, đủ điều kiện để DADB = DADC hay chưa?
H:
G: Cần phải có thêm điều kiện nào thì DADB = DADC?
H:
G: Cho học sinh chứng minh.
H:
G: Bổ sung những thiếu sót trên bài làm của học sinh
Bài 2: 
GT DABC, , AD là tia phân giác của Â
KL a) DADB = DADC ; b) AB = AC
Chứng minh: 
a) DADB có = 1800 (1) 
DADC có = 1800 (2)
Từ (1) và (2) suy ra 
= 
Mà (giả thiết)
BÂD = CÂD ( do AD là tia phân giác của Â)
Do đó 
Xét DADB và DADC có: 
G: Từ câu a có suy ra được câu b hay không? Tại sao?
H:
G: Ngoài cách chứng minh như bài tập đã ra, có cách nào để chứng minh AB = AC nếu DABC có hay không?
AD là cạnh chung
 (c.m.t) 
(giả thiết)
Vậy DADB = DADC (g – c – g ) (đpcm)
b) Ta có: DADB = DADC (c.m.t)
Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
G: Cho học sinh quan sát hình vẽ 110 SGK
G: Hãy cho biết hai đoạn thẳng AB và DC có bằng nhau hay không?Vì sao?
G: Cho học sinh đọc bài 3
Bài 3: (bài 45/125 SGK)
G vẽ sẵn hình trên bảng, yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán.
H:
G: Hướng dẫn cho học sinh thấy cần phải vẽ thêm, và đặt thếm các hình, điểm phụ để có thể chứng minh được bài toán đã cho.
G: Sau bài tập này, các em cần lưu ý nhớ rằng, khi chứng minh cần phải quan sát kỹ hình vẽ kết hợp với giả thiết, nếu chưa đủ điều kiện để chứng minh ta cần vẽ thêm hình để nhìn cho ra.
Bài 3: 
a) Đặt thêm cá điểm E, F, M, N trên hình vẽ như hình b.
Xét DABE và DCDF có 
BE = DF = 1cm;
AE = CF = 3cm;
 = 900 
Suy ra DABE = DCDF (c – g – c )
Suy ra AB = CD (hai cạnh tương ứng)
Tương tự ta cũng có: DCMB = DAND (c-g-c)
Suy ra BC = AD (hai cạnh tương ứng.)
b) Vẽ thêm đoạn thẳng BD như hình c
Xét DABD và DCDB có:
AB = CD (c.m.t)
AD = BC (c.m.t)
BD cạnh chung
Þ DABD = DCDB (c-c-c)
Suy ra 
Vậy AB // CD (do có cặp góc so le trong bằng nhau)
Dăn dò: Các em cần ôn, luyện và nhớ các trường hợp bằng nhau của tam giác, nên hệ thống và tóm tắt vào sổ tay toán học của riêng mình, nếu em thường hay quên. Tam giác có hai cạnh bằng nhau, hay ba cạnh bằng nhau thường gọi là tam giác gì? Muốn biết điều này, tiết sau em sẽ rõ.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 21. Tiết 35. Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 6: TAM GIÁC CÂN.
&&
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học cần hiểu và biết:
- Định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Nhận biết được hình vẽ đã cho là tam giác cân, tam giác đều.
- Biết vẽ tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân bằng com pa, bằng thước, bằng ê ke
- Hiểu và biết các tính chất của tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Biết vận dụng tính chất của các tam giác đặc biệt vào chứng minh: các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
- Rèn luyện tính tự giác học tập, cẩn thận khi vẽ hình và chứng minh.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, com pa, hình 112 /126 SGK, hình 116, 117, 118 / 127 SGK, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Thước, com pa, vở ghi, vở nháp.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: kết hợp với giảng bài.
(1)
(2)
G: Cho học sinh quan sát hình vẽ
G: DABC có đặc điểm gì?
H:
G: DABC là tam giác cân.
G: Hãy định nghĩa tam giác cân?
H:
G: Trên hình 1 có tam giác cân hay không?
Nếu có, hãy chỉ ra cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh.
H:
G: Cho học sinh làm ?1/ 126 SGK (hình 112 GV vẽ sẵn trên bảng phụ) 
H: Hoạt động nhóm, trả lời trên bảng nhóm.
Các nhóm nhận xét bài làm của nhau.
G: Nhận xét 
1) Định nghĩa:
Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.
Nếu DABC có AB = AC 
Thì DABC cân tại A.
Cạnh bên: AB và AC
Cạnh đáy: BC
Góc ở đáy: 
Góc ở đỉnh: Â.
G: Cho DABC cân tại A, có AD là tia phân giác của góc A (hình 2). Hãy chứng tỏ 
 H: Giải thích 
DABD = DACD theo trường hợp cạnh-góc-cạnh
Suy ra 
G: Từ đó, em hãy nêu định lí nói về góc của tam giác cân.
2) Tính chất:
a) Định lí 1: 
Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
GT DABC cân tại A
KL 
G: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau, tam giác đó có cân hay không?
H:
G: Tính chất này đã được thể hiện trong bài tập 44/125 SGK
G: Từ đó, em hãy nêu định lí nói về tam giác có hai góc bằng nhau.
H:
b) Định lí 2: 
Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
GT DABC , 
KL DABC cân tại A
G: Trên hình 3, hãy cho biết DABC có những đặc điểm gì?
H:
G: Đó có phải là tam giác vuông không?, có phải là tam giác cân không?
H:
G: DABC như vậy gọi là tam giác vuông cân.
G: Từ đó em hãy nêu định nghĩa tam giác vuông cân?
G: Trên hình 3, hãy tính số đo góc B và góc C?
H: 
c) Tam giác vuông cân: 
Định nghĩa: 
Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau.
DABC vuông cân tại A, vì có Â = 900 và AB = AC
Trong tam giác vuông cân, mỗi góc nhọn đều bằng 45 độ.
G: Trên hình 4, DABC gọi là tam giác đều.
G: Em hãy nêu định nghĩa tam giác đều
H: 
G: Hãy vẽ tam giác đều ABC 
G: Vì sao ; 
H: Vì DABC cân tại A do AB = AC nên 
Vì DABC cân tại B do AB = BC nên 
G: Từ đó, có nhận xét gì về ba góc A, B, C của tam giác đều ABC.?
H: 
3) Tam giác đều: 
Định nghĩa: 
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
DABC là tam giác đều, vì có AB = BC = CA.
G: Từ kết quả trên, ta có hệ quả của tam giác đều Trong tam giác đều, mỗi góc bằng bao nhiêu độ?
H:
G: Nếu trong một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó có phải là tam giác đều không? Vì sao?
H:
G: Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600, thì hai góc góc còn lại, mỗi góc bằng bao nhiêu?
H:
G: Nếu tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó có phải là tam giác đều không?
H:
Hệ quả: 
- Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600 .
- Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là giác đều.
- Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều.
G: Cho học sinh làm bài 47/127 SGK
H:
G: Cho mỗi nhóm trả lời một hình.
Cũng cố: 
Bài 47/127: 
Hình 116 có: DABD cân tại A vì có AB = AD.
DACE cân tại A vì có AE = AC.
Hình 117 có: = 1800 – (700 + 400) = 700 
Do đó = = 700 
Vậy DHGI cân tại I
Hình 118 có: DOMN là tam giác đều vì có
OM = MN = NO.
DOMK cân tại M vì có MO = MK.
DONF cân tại N vì có NO = NF.
DOKP cân tại O vì có OK = OP (do DONK = DOMP (c-g-c)
G: Cho học sinh làm bài 49/ 127
H: Vận dụng tính chất tam giác cân, có hai góc ở đáy bằng nhau, nên câu a mỗi góc ở đáy bằng 700 .
Câu b góc ở đỉnh bằng 1000 .
Bài 49/127: 
a) Tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 400 thì 
góc ở đáy = = 700 .
b) Tam giác cân có góc ở đáy bằng 400 thì 
góc ở đỉnh = 1800 – 2. 400 = 1000 .
Dăn dò: Các em, về nhà hệ thống định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác đều
Soạn các bài tập 46, 48 Tiết sau cô kiểm tra vở soạn bài tập về nhà.
Rút kinh nghiệm:
Tuần 21. Tiết 36. Ngày soạn: Ngày dạy:
LUYỆN TẬP (TAM GIÁC CÂN).
&&
MỤC TIÊU: Trong tiết luyện tập này, học sinh cần được ôn, luyện tập về:
- Tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Nhận biết được tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
- Hiểu và biết vận dụng tính chất của tam giác cân, tam giác đều vào thực tế và bài tập.
- Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh khi làm bài. Rèn luyện tính cẩn thận, chắc chắn khi vận dụng các kiến thức đã học để vẽ hình và chứng minh.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, compa, phấn màu, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Thước, compa, soạn các bài tập cho về nhà, vở ghi, vở nháp.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở bài tập : Phần hệ thống kiến thức (Phần hệ thống ghi bảng phụ, nếu sử dụng công nghệ thông tin thì chiếu trên màn hình)
(1)
(2)
G: Cho học sinh đọc bài 1
Bài 1: (bài 50/127 SGK)
G: Giải thích hình vẽ 119: Hai thanh AB và AC tạo thành tam giác cân ABC có góc BAC là góc ở đỉnh, góc ở đáy là hai góc ABC và ACB.
Tính góc ở đáy ABC theo từng trường hợp a, b
G: Gọi học sinh làm bài 
H:
G: Qua bài tập trên, em hãy nêu tổng quá ... y bàng bên này đường ta đặt là điểm B.
G: Các em thấy ta có thể đo trực tiếp được hay không?
H:
1) Nhiệm vụ: 
Cho trước hai cọc A và B. Trong đó cọc B nhìn thấy nhưng không thể đến gần được.
Hãy tìm cách xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
G: Mỗi tổ các em cần chuẩn bị một số dụng cụ sau đây.
G: Đưa ra số dụng cụ làm mẫu và giải thích các công dụng và cách thực hiện
- Ba cọc tiêu (cho học sinh quan sát ba cọc tiêu)
- Một giác kế (giới thiệu cho học sinh cách sử dụng giác kế)
- Một sợi dây và một thước đo.
2) Chuẩn bị: 
Mỗi tổ học sinh chuẩn bị:
- Ba cọc tiêu, mỗi cọc dài khoảng 1,2 m
- Một giác kế.
- Một sợi dây dài khoảng 10m để kiểm tra kết quả.
- Một thước đo.
G: Vẽ hình minh họa hai cọc A và B ở hai bờ sông .
- Dùng giác kế để vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
- Mỗi tổ chọn một điểm E nằm trên xy.
- Xác định điểm D sao E là trung điểm của AD
- Dùng giác kế để vạch tia Dm vuông góc với AD.
- Bằng cách gióng đường thẳng, chọn điểm C nằm trên tia Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
- Đo độ dài CD.
G: Độ dài CD có phải là khoảng cách AB hay không? Giải thích điều này.
H: Giải thích 
3) Hướng dẫn cách làm:
Giải thích: 
Xét DABE và DDCE có:
AE = ED (gt); góc AEB = góc DEC (đ)
Góc A = góc D = 900 
Vậy DABE = DDCE (g-c-g)
Suy ra AB = CD (hai cạnh tương ứng)
Dặn dò: Tiết sau, ta thực hành đo khoảng cách hai cây bàng . Do đó các em cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đã nói trong ngày hôm nay.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 25. Tiết 43. Ngày soạn: Ngày dạy:
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI.(tiếp theo)
&&
MỤC TIÊU: Sau khi học xong tiết học này, học sinh cần hiểu và biết.
- Cách đo độ dài một đoạn thẳng mà không thể đi từ điểm này đến điểm kia được.
- Biết vận dụng tam giác bằng nhau để giải thích vì sao biết được độ dài một đoạn thẳng mà không trực tiếp đo đoạn thẳng ấy.
- Biết cách sử dụng dụng cụ để đo 
- Rèn luyện tính chất hoạt động tập thể, biết đoàn kết, phân công để thực hiện công việc được giao.
- Rèn luyện tinh thần kỷ luật, bảo đảm an toàn trong lao động.
CHUẨN BỊ: 
G: Tiết 1: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng dụng cụ để đo. Tiết 2 cho học sinh thực hành ngoài trời. Địa điểm, các mẫu báo cáo, các dụng cụ cần thiết.
H: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho tiết 2, ôn và luyện tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
G: Thông báo và phân công các tổ thực hành
G: Giao các mẫu báo cáo, yêu các tổ thực hành và báo cáo vào mẫu sau:
H: Nhận mẫu báo cáo và tiến hành thực hành.
BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐO KHOẢNG CÁCH. . . . 
HÌNH HỌC 7.
Tổ: 	Lớp:	
Kết quả AB = 	
ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ:
STT
Tên học sinh
Điểm chuẩn bị dụng cụ 3đ
Điểm kỷ luật
3 đ
Điểm kỹ năng
4đ
Tổng điểm 
10 đ
Nhận xét chung của tổ. Tổ trưởng kí tên
Giáo viên nhận xét:
Dặn dò: Tiết sau, ôn tập chương II, các em soạn 6 câu hỏi ôn tập, và soạn bài 67/ 140.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 25. Tiết 44. Ngày soạn: Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG II.
&&
MỤC TIÊU: Sau tiết ôn tập này, học sinh cần được ôn và luyện tập
- Tổng ba góc trong một tam giác, tính chất góc của tam giác.
- Nhận biết tam giác vuông, cân, đều, vuông cân. Tính chất về góc, về cạnh của các dạng tam giác.
- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
- Biết vận dụng định lí Pi-ta-go để tìm cạnh của tam giác vuông, biết vận dụng định lí Pi-ta-go đảo để chứng minh tam giác vuông.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và chứng minh. Phát huy khả năng sáng tạo khi giải toán.
CHUẨN BỊ: 
G: Các bảng tổng kết chương, thước, compa, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Soạn các câu hỏi ôn tập chương, thước, vở ghi, vở nháp.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần soạn bài tập về nhà.
(1)
(2)
G: Treo bảng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, hình vẽ và để khuyết phần trường hợp
G: Yêu cầu học sinh điển trường hợp dưới mỗi hình.
H:
G: Nhận xét, và yêu cầu học sinh phát biểu thành lời.
G: Treo bảng tam giác và một số dạng đặc biệt.
G: Đặt câu hỏi thích hợp cho mỗi ô trống, để học sinh trả lời rồi điền vào cho đủ.
1) Một số bảng tổng kết:
a) Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác: 
(SGK / 139)
b) Tam giác và một số dạng tam giác đặc biệt: 
(SGK/ 140)
G: Cho học sinh đọc và trả lời bài 67/ 140, giải thích (Phần bài tập cho về nhà)
H: Giải thích
2) Luyện tập: 
Bài 67/140: 
1) Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn Đúng
Câu 3: Trong tam giác nhọn hay trong tam giác vuông không có góc tù
Câu 4: Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Câu 6: Nếu  là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì  có thể là góc tù, hay góc vuông cũng có thể là góc nhọn
2) Trong một tam giác, có ít nhất là hai góc nhọn Đúng. 
3) Trong một tam giác, góc lớn nhất là góc tù
 Sai .
4) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn bù nhau Sai. 
5) Nếu  là góc ở đáy của một tam giác cân thì  < 900 Đúng 
6) Nếu  là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì  > 900 Sai 
G: Cho học sinh đọc bài 68/142
G: Cho học sinh trả lời cá nhân
G: Nhận xét các câu trả lời của học sinh
Bài 68/142: 
a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. Được suy từ định lí tổng ba góc trong một tam giác và định nghĩa góc ngoài của tam giác
b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. Được suy từ định lí tổng ba góc trong một tam giác và định nghĩa tam giác vuông.
c) Trong một tam giác đều các góc bằng nhau. Được suy từ định lí hai góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau
d) Nếu một tam giác có ba góc bằng thì tam giác đó là tam giác đều. Được suy từ định lí nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.
G: Cho học sinh đọc bài 72/141
G: Cho học sinh dùng 12 que điêm để thực hiện theo yêu cầu đề bài, sau đó trả lời
H: Có thể hoạt động, thảo luận, sau đó trả lời theo cá nhân.
Bài 71/141: 
a) Một tam giác đều với mỗi cạnh là 4 que diêm.
b) Một tam giác cân mà không đều, thì có hai cạnh bằng nhau mỗi cạnh là 6 que diêm, cạnh còn lại là 2 que diêm.
c) Một tam giác vuông thì ba cạnh lần lượt là 3 que, 4 que, và 5 que diêm
Dặn dò: Tiết sau, các em tiếp tục ôn, luyện tập chương II, ta giải các bài tập 69, 70.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 26. Tiết 45. Ngày soạn: Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG II.
&&
MỤC TIÊU: Sau tiết ôn tập này, học sinh cần được ôn và luyện tập
- Tổng ba góc trong một tam giác, tính chất góc của tam giác.
- Nhận biết tam giác vuông, cân, đều, vuông cân. Tính chất về góc, về cạnh của các dạng tam giác.
- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau.
- Biết vận dụng định lí Pi-ta-go để tìm cạnh của tam giác vuông, biết vận dụng định lí Pi-ta-go đảo để chứng minh tam giác vuông.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và chứng minh. Phát huy khả năng sáng tạo khi giải toán.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, compa, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Thước, compa, vở ghi, vở nháp.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp giảng bài.
(1)
(2)
G: Cho học sinh tóm tắt bài 69 và vẽ hình
H:
G: Làm thế nào để chứng minh AD ^ a
H:
G: hướng dẫn vẽ thêm các đường phụ như: các đoạn thẳng AB, AC, DB, DC 
G: Đặt O là giao điểm của AD và BC, sau đó chứng minh hai góc AOB và AOC bằng nhau
H: Lên bảng chứng minh
Bài 69/141: 
GT A Ï a, (A,r) cắt a tại B, C. (B,r’) cắt (C,r’)
 tại D 
KL AD ^ a
Chứng minh: 
Xét DABD và DACD có:
AB = AC = r
AD là cạnh chung
BD = CD = r’
Suy ra DABD = DACD (c-c-c)
Suy ra BÂ D = CÂ D Hai góc tương ứng)
Đặt O là giao điểm của đường thẳng AD và BC
Xét DABO và DACO có:
BÂ O = CÂ O (do BÂ D = CÂ D)
AO là cạnh chung
G: Ngoài ra, ta có cách chứng minh dựa vào tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng : Ta chỉ cần chứng minh AD là đường trung trực của đoạn thẳng BC.
Như ta có: AB = AC và DB = DC thì điểm A và D nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC. Vậy AD ^BC hay AD ^ a
AB = AC = r
Suy ra DABO = DACO (c-g-c)
Suy AÔ B = CÔ A (hai góc tương ứng)
Mà AÔ B + CÔ A = 1800 (kề bù)
Do đó: AÔ B = CÔ A = 900 
Vậy AO ^BC hay AD ^ a
G: Cho học sinh đọc bài 70/ 141
Hãy vẽ hình để chứng minh câu a.
H: Vẽ hình và chứng minh câu a.
G: Nhận xét, khả năng học sinh có thể chứng minh bằng những cách khác nhau, lưu ý khi học sinh giải thích cần điều chỉnh nếu cần thiết.
Bài 70/141: 
a) Ta có AC = AB (do DABC cân tại A)
Suy ra AM = AN (do kề bù hai góc bằng nhau)
Xét DABM và DCAN có:
AB = AC (do DABC cân tại A)
AM = AN (c.m.t)
MB = NC (gt)
Suy ra DABM = DCAN (c-g-c)
Suy ra AM = AN (hai cạnh tương ứng
Vậy DAMN cân tại A.
G: Hãy đọc tiếp câu b và vẽ hình đầy đủ cho câu b
H: 
G: có khả năng học sinh hai tam giác ABH và ACK bằng nhau, hoặc hai tam giác BHM và CKN bằng nhau
G: Hãy chứng minh câu c: AH = AK
H:
G: Nếu cấu b, học sinh đã chứng minh hai tam giác ABH và ACK bằng nhau thì áp dụng vào câu c: suy luôn ra AH = AK
G: Hãy vẽ tiếp câu d: rồi hãy đoán xem, tam giác OBC là tam giác gì? Giải thích
b) Xét Dvuông BHM và Dvuông CKN có:
BM = CN (gt)
BH = CK (do DAMN cân tại A)
Suy ra D BHM = D CKN (cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra BH = CK (hai cạnh tương ứng)
c) XétDvuông ABH và D vuông ACK có:
AB = AC (do DABC cân tại A)
BH = CK (c.m.t)
Suy ra DABH = DACK (cạnh huyền- cạnh góc vuông)
Suy ra AH = AK (hai cạnh tương ứng)
G: Hướng dẫn: vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh, tính chất về góc hai tam giác bằng nhau, tính chất bắc cầu liên tiếp hai lần.
H: chứng minh
d) Ta có: D BHM = D CKN (c.m.t)
suy ra HM = KN (hai góc tương ứng)
mà OC = HM (đ đ)
OB = KN (đ đ)
Do đó: OC = OB (cùng bằng hai góc bằng nhau)
Vậy DOBC cân tại O
G: Hãy vẽ lại toàn bộ hình theo yêu cầu của câu e để dễ nhận xét.
G: Hướng dẫn cho học sinh về nhà tiếp tục chứng minh
e) vì DABC cân và có BÂ C = 600 
suy ra DABC đều
suy ra AB = BC = CA
mà MB = BC = NC
Do đó AB = MB và AC = NC 
Suy ra DABM và DACN cân tại B và C
Suy BA = BÂ M = AC : 2 = 300 
Và CA = CÂ N = AB : 2 = 300 
Vậy trong DAMN có AN = AM = 300
MÂ N = 1200 
Trong Dvuông BHM có BH = 300 
Suy HM = 600, mà OC = HM (đ đ)
Nên OC = 600 . 
Tương tự ta có: OB = 600 
Do đó OC = OB = BÔ C = 600 
Vậy DOBC là tam giác đều
G: Cho học sinh giải bài 73/ 141 bài đố vui
H: Giải thích 
Bài 73/141: 
Bạn Vân nói đúng, bạn Mai nói sai
Vì: AB = 5m Þ AB . 2 = 10m
BC = 10m, AH = 3m Þ HB = 4cm, CH = 6m
Þ AC < 7 
Vậy ACD = AC + CD < 7 + 2 < 9 < 10
Dặn dò: Các em đã được ôn tập xong chương II phần hình học, về nhà các em nên hệ thống bằng một sơ đồ mà các em nhận thấy khi nhìn vào dễ nhớ và thích thú khi học.
Tiết học sau, các em chuẩn bị sách giáo khoa tập 2 và đầy đủ dụng cụ cần thiết của môn hình.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG II tiep theo HINH 7.doc