Giáo án Hình học 7 tiết 1 đến 6

Giáo án Hình học 7 tiết 1 đến 6

Tuần 1

 Chương I: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC

 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

Tiết 1: Hai Góc Đối Đỉnh

A – MỤC TIÊU

Kiến thức cơ bản

- Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh

- Tính chất hai góc đối đỉnh

Kỹ năng:

- Vẽ được hai góc đối đỉnh

- Nhận biết hai góc đối đỉnh trong một hình, bước đầu học suy luận.

B – CHUẨN BỊ

 -Gv: Thước thẳng, thước đo góc phim trong, mô hình hai góc đối đỉnh

 - Hs : thước thẳng , thước đo góc

 

doc 14 trang Người đăng vultt Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tiết 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN 
Ngày soạn: 4/9/2007 
 Giáo án : hình học 7 
Tuần 1
 Chương I: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Tiết 1: 	HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
A – MỤC TIÊU 
Kiến thức cơ bản
- Hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh
- Tính chất hai góc đối đỉnh
Kỹ năng:
- Vẽ được hai góc đối đỉnh
- Nhận biết hai góc đối đỉnh trong một hình, bước đầu học suy luận.
B – CHUẨN BỊ 
 -Gv: Thước thẳng, thước đo góc phim trong, mô hình hai góc đối đỉnh
 - Hs : thước thẳng , thước đo góc
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
 1/giới thiệu bài : (2Phút)
Ơû lớp 6 ta đã được được học về điểm, đường thẳng, tam giác . Với chương trình lớp 7 chương 1 này ta xét về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và bài đầu tiên là ..
Giáo viên ghi bảng.
 2/Tổ chức các hoạt động : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
 * Hoạt động 1-1 Định nghĩa hai góc đđ (8ph).
Giáo viên: vẽ hình hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O. Ô1 và Ô3 gọi là hai góc đối đỉnh.	
Gv: hãy quan sát hình và trả lời câu hỏi sau:
Ox là gì của Ox’
Oy là gì của Oy’
Học sinh: là các tia đối của nhau
Gv : mỗi cạnh của góc xOy là tia đối của mỗi cạnh của góc x’Oy’.
Gv: thế nào là hai góc đối đỉnh?
Học sinh phát biểu định nghĩa trong sgk và nêu cách gọi như sgk.
*Hoạt động1- 2: củng cố (5 phút)
Học sinh làm [?2] và giảt thích dựa vảo đinh nghĩa
Gv: cho một số hình ở thực tế (hoặc mô hình) để học sinh nhận biết góc đối đỉnh 
Cho góc xOy = 300 hãy vẽ góc đối đỉnh với góc xOy.
Vẽ tia đối của tia Ox và Oy ta được góc xOy là góc đối đỉnh góc xOy.
Giáo viên hình thành chi học sinh cách vẽ hai góc đối đỉnh
*Hoạt động2 : Hình thành tc của hai góc đối đỉnh (15 phút)
học sinh hoạt động nhóm [?3]: một học sinh lên bảng đo, các bạn khác đo trong vở.
Gv: vậy bằng đo đạc ta đã biết góc đối đỉnh có số đo bằng nhau. Nếu suy luận thì có đúng như vậy không?
Gv: hướng dẫn học sinh tập suy luận như SGK:
Ta suy luận được điểu gì về góc O1 và góc O3 
Þ hai góc đối đỉnh có số đo bằng
Þ tính chất
*Hoạt động 3: củng cố – Ltập(13 phút)
Học sinh nhắc lại định nghĩa và tc hai góc đối đỉnh .
Giáo viên dựa vào định nghĩa hãy làm bài 1 và 2/sgk và bài 7/sbt
Học sinh trả lời tại chỗ 
Giáo viên: chốt lại
Học sinh hoạt động nhóm bài 4 vào bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày 
Học sinh hoạt động nhóm bài 4 vào bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày
*HĐ4: Dặn dò ( 2 ph )
Học định nghĩa và Tc hai góc đối đỉnh 
Tập suy luận lại
Làm bt: 5,6,7,8,9/SGK
1. Thế nào là hai góc đối đỉnh
Hai đường thẳng xx, và yy’cắt nhau tại O .
Ô1 và Ô3 gọi là hai góc đối đỉnh.
*Định Nghĩa : sgk/81
Bài [?2]:
góc O2 và góc O4 là hai góc đối đỉnh vì mỗi cạnh của góc O2 là tia đối của một cạnh của góc O4
2. Tính chất của hai góc đối đỉnh :
[?3]
Tập suy luận: sgk/81
Tính chất: 
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Bài 1/82:
a)Góc xOy và góc x’Oy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ va Oy là tia đối của Oy’.
 b) Góc xOy và góc x’Oy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ va Oy là tia đối của Oy’.
Bài 3/82:
Hai cặp góc đối đỉnh là 
Góc zAt và z’At’
Góc zAt’và góc tAz’
Bài 4/82:
D/ RÚT KINH NGHIỆM :
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGÀY SOẠN :4/9/2007	
 NGÀY DẠY : 
 TIẾT 2 : LUYỆN TẬP
A – MỤC TIÊU 
Rèn kỹ năng vẽ góc kề bù , góc đối đỉnh , nhận biết góc đối đỉnh.
B – CHUẨN BỊ 
	-GV : Thước thẳng, thước đo góc phim trong, bảng phụ
 -HS : Thước thẳng ,thước đo góc ,phiếu học tập .
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1/Kiểm tra bài cũ : Đáp án :
-HS1: thế nào là hai góc đđ ? Bt4/82 : Góc đđ với góc xBy = 600
Sửa bài tập 4 /tr 82 . 
-HS2 : nêu tính chất hai góc đđ ? BT5/82. Vì góc ABC và góc ABC’ là â hai góc kề bù nên :
 ABC’ = 1800 - ABC=1800-560 = 1240
	 Vì góc C’BA’ đối đỉnh ABC nên
 C’BA’ = ABC = 560
2/ Bài mới : .
 a/ giới thiệu bài :
 b/ Tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: luyện tập áp dụng tc hai góc đối đỉnh và kề bù (15 phút)
Hai học sinh lên bảng cùng làm
Ơû lớp hoạt động cá nhân 
Bài 6: 
Hai học sinh đọc đề.
Học sinh lên bảng vẽ hình
Giáo viên chú ý yêu cầu vẽ chính xác
Học sinh hoạt động nhóm bàn và tập suy luận
Giáo viên gợi ý: em tính góc nào trước? (Â3) 
gv: làm sao tính được Â2? (sử dụng tính chất kề bù).
Hoạt động 2: Kỹ năng vẽ và nhận biết hai góc đối đỉnh (15 Phút)
Giáo viên gợi ý:muốn không bị sót, em hãy chia từng cặp đối đỉnh cắt nhau để tìm các cặp góc.
Ví dụ: xx’ và yy’ tạo thành những cặp góc nào?
Tương tự: x’x và zz’? yy’ và zz’
Học sinh hoạt động nhóm đôi
Gv hướng dẫn làm bài 10 sgk
Về nhà:
Làm các bài tập còn lại
Xem trước bài hai đường thẳng vuông góc
Bài 6/83
Â1 = Â3 = 470 ( vì Â1 đối đỉnh Â3 )
vì Â1 và Â2 kề bù nhau
nên Â2 = 1800 – Â1
Â2 = 1800 – 470 = 1380 
vì Â2 và Â4 đối đỉnh nên:
Â2 = Â4 = 1380
Bài 7/83
Các cặp góc bằng nhau:
xÔy ; x’Ôy’
Bài 9 /83
Hai góc không đối đỉnh là:
xÂy và xÂy’
Ngày soạn : 9/9/2007
Ngày dạy :
 Tuần 2:
Tiết 3:	 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
A – MỤC TIÊU
-Học sinh hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc.
Công nhận tính chất có một và chỉ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
-Nắm được khái niệm đường trung trực của đoạn thằng.
-Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, sử dụng êke, thước thẳng.
B – CHUẨN BỊ 
 -GV :	Ê ke, thước thẳng, bảng phụ, giấy rời
 -HS: Ê ke , thước thẳng
 C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
 1: kiểm tra (5 phút)
Nêu định nghĩa hai góc đối đỉnh ? làm bài tập 8 SGK
Học sinh lớp hoạt động cá nhân 
2/Giới thiệu bài mới: tiết trước ta đã học về hai góc đối đỉnh và luyện tập tiết này ta se tiếp cận đến hai đường thẳng vuông góc 
Giáo viên ghi bảng
3/ Tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: tiếp cận hai đường thẳng song song (10 phút)
[?1]
Gv cho học sinh gấp giấy hai lần, trãi phẳng tờ giấy ra rồi quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành,
Học sinh :Nếp gấp tạo thành hai đường thẳng cắt nhau và bốn góc tạo thành đều là góc vuông.
[?2] học sinh hoạt động nhóm 
Gv: Tính Ô2 bằng cách nào?
Gv hướng dẫn học sinh sử dụng tính chất kề bù và đối đỉnh.
Tương tự tính Ô3,Ô4?
Giáo viên:Vậy hai đường thẳng vuông góc tạo thành bốn góc vuông.
Giáo viên: Thế nào là hai đường thẳng vuônggóc?
® định nghĩa
Gv: hướng dẫn học sinh cách đọc hai đường thẳng vuông góc.
Hoạt động 2: cách vẽ hai đường thẳng vuông góc (10 phút)
Học sinh hoạt động cá nhân ?3
1 học sinh lên bảng
[?4} 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ hình ở hai trường hợp: điểm O nằm trên đường thẳng a và điểm O không nằm trên đường thẳng a
Giáo viên: Qua điểm O cho trước ta vẽ được mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước?
H: chỉ có một đường thẳng.
Þ T/c: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
*Hoạt động3: tiếp cận kn đường trung trực của đoạn thẳng (5 phút)
Giáo viên: cho học sinh quan sát hình 7 sgk: đường thẳng xy gọi là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Giáo viên: Vậy đường trung trực của đoạn thẳng là gì?
Học sinh: Là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng.
Học sinh đọc lại định nghĩa sgk
Giáo viên: hướng dẫn học sinh cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Giáo viên: kết luận: Đường trung trực của đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng. Và A,B gọi là hai điểm đối xứng nhau qua xy
Gv cho một số hình để học sinh nhận biết đường trung trực của đoạn thẳng.
Hoạt động 4: củng cố – luyện tập (15 phút)
Học sinh nhắc lại định nghĩa, tc hai đường thẳng vuông góc? Đường trung trực của đoạn thẳng?
Làm bài 11 sgk
Học sinh đứng tại chỗ trả lời. Định nghĩa và tc
Học sinh trả lời tại chỗ
Học sinh lên bảng vẽ hình trong trường hợp sai.
Học sinh lên bảng vẽ đoạn CD, xác định trung điểm M của đoạn CD, qua M vẽ đường thẳng d vuông góc với CD.
*Hoạt động 4: dặn dò 
Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc và.đường trung trực của đoạn thẳng.
Làm các bài tập còn lại và chuẩn bị các bài tập phần luyện tập
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
[?2] 
Ô1=900
Ô2 = 1800 – Ô1
Ô2 = 1800 – 900 = 900
 (Ô1 và Ô2 là hai góc kề bù)
 (hai góc đối đỉnh)
Ô3 = Ô1=900
Ô4 = Ô2 = 900 (hai góc đối đỉnh)
Định nghĩa: SGK/84
Kí hiệu: xx’yy’
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc:
[?3]
aa’
[?4] 
Trường hợp điểm O nằm trên đường thẳng a
Trường hợp điểm O không nằm trên đường thẳng a
Tính chất: SGK
3. Đường trung trực của đoạn thẳng:
xy: đường trung trực của AB
Đinh nghĩa: SGK/85
A,B: đối xứng nhau qua xy
Bài 11 sgk:
a)Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một gác vuông.
b) aa’
c) Cho đường thẳng a và điểm O nằm ngoài đường thẳng a.Có một và chỉ một đường thẳng a’ qua O và vuông góc với a.
Bài 12 sgk:
Đúng
Sai 
 Bài 14 sgk:
Ngày soạn :9/9/2007
 Ngày dạy : 
Tiết 4:	 	LUYỆN TẬP
A – MỤC TIÊU 
-Rèn kỹ năng vẽ đường thẳng qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng cho trước.
-Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời.
Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
B – CHUẨN BỊ 
	-GV: Eâke, thước thẳng, bảng phụ.
 -HS : Eke ,thước thẳng , phim trong ,
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
1: Kiểm tra (7’)
-hs1:Nêu định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng . 
 Dùng êke vẽ đường thẳng d’ qua A và vuông góc với đường thẳng d cho trước.
-hs2: Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng ?
Cho AB =4cm .Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1: luyện tập (33’)
Hoạt động 1a: nhận biết hai đường thẳng vuông góc bằng êke (7 phút)
Học sinh hoạt động nhóm 
Giáo viên: hướng dẫn học sinh dùng êke để kiểm tra các góc tạo thành có phải là góc vuông hay không?
Học sinh: trả lời 
Hoạt động 1b: rèn luyện kỹ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc (15 phút)
Học sinh đọc đề. 
Một học sinh lên bảng vẽ hình, ở lớp hoạt động nhóm đôi
Gv treo bảng phụ hình vẽ hoàn chỉnh và sửa cho học sinh 
Học sinh đọc đề. Và hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên: treo bảng phụ về trình tự vẽ.
Hoạt động 2b: rèn luện kỹ năng vẽ đường trung trực của đoạn thẳng (10 phút)
Học sinh nhắc lại định nghĩa đường trung trực? ® cách vẽ
2 học sinh lên bảng vẽ trong 2 trường hợp
ở lớp hoạt động cá nhân 
Hoạt động2: củng cố – dặn dò (5 phút) 
Học sinh nhắc lại định nghĩa và tính chất hai đường thẳng vuông góc 
Về nhà làm tiếp bài tập 15, 16 sgk. Xem trước bài “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”.
Bài 17 sgk:
a không vuông góc với a’
aa’
aa’
bài 18 sgk:
Bài 19 sgk:/86
 -vẽ đường thẳng d1bất kỳ.
-Vẽ d2 cắt d1 tại O tạo với d1một góc 600
-Lấy A tuỳ ý nằm trong góc d1Od2
-Vẽ đoạn thằng AB vuông góc với d1 tại B
-Vẽ đoạn thằng BC vuông góc với d2 tại C
* trình tự 2:
-Vẽ hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 600.
-Trên tia Od1 lấy B bất kỳ .
-Vẽ đoạn thẳng BC ^ d2 tại C0
-Vẽ đoạn thẳng BA vuông góc với d1, điểm A nằm trong góc d1Od2.
Bài 20sgk
Ngày soạn : 16/9/2007 
Ngày dạy : 
 Tuần 3: 
Tiết 5: 	CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG
A – MỤC TIÊU 
-Cho hai đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì: hai góc so le trong còn lại bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.
-Nhận biết các cặp góc trên
-Tập suy luận
B – CHUẨN BỊ 
	-GV:Thước thẳng, thước đo góc bảng phụ hoặcđèn chiếu
 -HS : Thước thẳng , thước đo góc .
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
Hoạt dộng 1: kiểm tra (5 phút)
Giáo viên: kiểm tra vở 5 học sinh
Đặt vấn đề: ta vừa luyện tập song bài hai đường thẳng vuông góc tiết này ta xét 1 dạng kiến thức mới đó là: 
Giáo viên: ghi bảng
Hoạt động 2: nhận biết cặp góc so le trong – cặp góc đồng vị (15’)
Giáo viên vẽ hình lên bảng, kí hiệu các góc.
Giáo viên: đường thẳng c còn gọi là cát tuyến.
Giáo viên: cặp góc so le trong nằm ở dãy trong và nằm về hai phía của cát tuyến® gồm những góc nào?
Học sinh: trả lời 
Giáo viên: cặp góc đồng vị gồm một góc 0nằm ở giải trong và nột góc nằm ở giải ngoài, cùng phía đối với các tuyến® gồm những góc nào?
Học sinh: trả lời
Giáo viên: cặp góc trong cùng phía là hai góc nằm ở giải trong và cùng phía đối với các tuyến.
1 học sinh lên bảng vẽ hình 2 đường thẳng zt và uv bất kỳ, vẽ các tuyến xy.
® viết tên hai cặp góc so le trong và 4 cặp góc đồng vị.
Hoạt động 3: Phát hiện quan hệ giữa các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song (15’)
Gv: vẽ hình lên bảng
Gv: sử dụng tính chất kề bù và đối đỉnh .
học sinh hoạt động nhóm trên bảng phụ
Giáo viên thu 2 nhóm nhanh và sửa cùng với gv treo bảng phụ bài hoàn chỉnh ?2
Giáo viên: vậy nếu đường thẳng c cắt đường thẳng a và b và trong các góc tạo thànhcó một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại như thế nào? Hai góc đồng vị ntn?
® tính chất
Hoạt động 4: củng cố – dặn dò (10 phút) 
Học sinh nhắc lại tính chất
Bài 21: học sinh trả lời tại chỗ
Bài 22: học sinh đọc đề
b) học sinh hoạt động cá nhân 
c) giáo viên: gợi ý góc trong cùng phía và hướng dẫn tính
Þ một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai cặp góc trong cùng phía bù nhau.
Về nhà:
Học thuộc tính chất, làm bài tập 23 sgk và bài 19, 20 sbt.
Xem trước bài ” Hai đường thẳng song song”, nhớ đem theo bộ thước vẽ hình.
1. Góc so le trong, góc đồng vị.
Các cặp góc so le trong Â1 và B3; Â4 và B2
Các cặp góc đồng vị Â3 và B3; Â4 và B4; Â1 và B1; Â2 và B2
[?1]
hai cặp góc so le trong là: Â3 và B1; Â2 và B4
Bốn cặp góc đồng vị: 
Â1 và B1; Â2 và B2; Â3 và B3; 
Â4 và B4
2. Tính chất
ta có a)Â1=1800-Â4(hai góc kề bù)
Â1=1800-450=1350
B3=1800-B2 ( hai góc kề bù)
B3=1800-450=1350
vậy Â1=B3=1350
b)
Â2=B4=450 (hai góc đối đỉnh )
B2=B4=450 (hai góc đối đỉnh )
Þ 	Â2=B2=450 
 Â4=B4=450 
c) Â4=B4=450
Â3=B3=1350
Â1=B3=1350 
Tính chất: sgk
Bài 21:
a) so le trong
b) đồng vị
c) đồng vị
d) so le trong
Bài 22:
b) Â1=1400= Â3; Â2=400
B2=B4=400; B1 =B3=1400 
b) Â1+B2=1400+400=1800 
A4+B3=400+1400=1800 
D/ RÚT KINH NGHIỆM :
-------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
NGÀY SOẠN : 16/9/2007
NGÀY DẠY :
 Tiết 6: 	HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A – MỤC TIÊU 
-Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
-Biết cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
B – CHUẨN BỊ 
	-GV:Eâ ke, thước thẳng, thước đo góc
 -HS : Eke , thước thẳng , thước đo góc .
C – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
1 Kiểm tra (7 phút)
Cho gócÂ4=B2=1100. Điền số đo các góc còn lại
2/ giới thiệu bài mới :Ơû lớp 6 các em đã được học hai đường thẳng song song hôm nay ta sẽ có cách nhận biết hai đường thẳng song song qua các dấu hiệu dó là bài học
Giáo viên ghi bảng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
*Hoạt động 1: nhận tiết hai đường thẳng song song (10 phút)
Gv: thế nào là hai đường thẳng song song ?
Học sinh hoạt động nhóm [?1]: đoán xem các đường thẳng nào song song?
Giáo viên: em có nhận xét gì về vị trí và số đo các góc cho trước ở hình 17.
Gv: ở hình a và c: khi đường thẳng c cắt a và b, trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau thì ta thấy a song song b.
Þ Đó chính là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song .
® cho học sinh nhắc lại
Gv nêu kí hiệu và cách đọc
Gv: ở dấu hiệu này, người ta đã cho gì và ta suy ra gì?
Hoạt động 2: Kỹ năng vẽ hình (10 phút)
 [?2]
Học sinh quan sát cách vẽ trong sgk, thao tác ra giấy.
Gv: cho cả lớp thao tác vào vở.
Giáo viên: chốt lại cách vẽ
* Hoạt động 3: củng cố luyện tập(23 phút) 
Học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song .
Bài 24 học sinh trả lời tại chỗ
Bài 21/SBT
Học sinh hoạt động nhóm và trả lời 
Giáo viên: chốt vấn đề
Bài 22/SBT 
Học sinh trả lời tại chỗ
Bài 25 học sinh đọc đề 
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm 
Đại diện nhóm trình bày và giáo viên chốt cách ve
* Hoạt động 4:õ Dặn dò
Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, luyện tập lại cách vẽ hai đường thẳng song song, chuẩn bị phần bài tập luyện tập.
1>Nhắc lại kiến thức cũ
SGK
2>Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song :
[?1]
a song song b; d không song song e; m song song n.
Dấu hiệu:SGK
Kí hiệu a//b
2. Vẽ hai đường thẳng song song 
 Bài 24sgk
a)Hai đường thẳng a,b song song với nhau được kí hiệu là a//b.
b)Đường thẳng c cắt hai đường thẳng avà b trong các góc tạo thành có nột cặp góc so le trong bằng nhau thì a//b.
Bài 25sgk.
-Vẽ đường thẳng a, trên a lấy điểm A bất kỳ.
-Qua A vẽ đường thẳng c tạo với đường thẳng a một góc 300.
-Vẽ đường thẳng b tạo với đường thẳng c góc 300 ở vị trí so le trong với góc A.
-Ta được đường thẳng b//a.
D/RÚT KINH NGHIỆM :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgian an Toan 7.doc