Giáo án Hình học 7 - Tiết 23: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh-cạnh-cạnh" (Tiếp) - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học 7 - Tiết 23: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh-cạnh-cạnh" (Tiếp) - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác

- Biết cách vẽ một tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong hình vẽ. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau

II. CHUÂN BỊ:

- Thước thẳng, com pa, thước đo góc

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 23: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh-cạnh-cạnh" (Tiếp) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ 5, ngày 3 tháng 11 năm 2011.
Tiết 23.	§3. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC 
CẠNH-CẠNH-CẠNH (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của 2 tam giác 
- Biết cách vẽ một tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau 
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận chính xác trong hình vẽ. Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau 
II. CHUÂN BỊ:
- Thước thẳng, com pa, thước đo góc
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
Hoạt động 2. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CẠNH – CẠNH – CẠNH
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1
- Cả lớp làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm.
? Đo và so sánh các góc:
 và , và , và . Em có nhận xét gì về 2 tam giác này.
- Cả lớp làm việc theo nhóm, 2 học sinh lên bảng trình bày.
? Qua 2 bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán như thế nào.
- Giáo viên chốt.
- Giáo viên đưa lên màn hình:
Nếu ABC và A'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì kết luận gì về 2 tam giác này.
- GV giới thiệu trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác
Có kết luận gì về các căp tam giác sau:
a) MNP và M’P’N’
b) MNP và M’N’P’ 
nếu MP = M’N’; NP = P’N’; MN = M’P’
- GV yêu cầu làm việc theo nhóm ?2
- Các nhóm thảo luận
?1
 ABC = A'B'C' vì có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau 
- Học sinh phỏt biểu ý kiến.
* Tính chất: (SGK)
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Nếu ABC và A'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C' thì ABC = A'B'C'
HS:a) 
MP = M’N’ => đỉnh M tương ứng đỉnh M’
NP = P’N’ => đỉnh P tương ứng đỉnh N’
MN = M’P’ => đinht N tương ứng đỉnh P’
=> MNP = M’P’N’ (c.c.c)
b) MNP cũng bằng M’N’P’ nhưng không được viết là:
MNP = M’N’P’ vì cách kí hiệu này sai tương ứng.
?2
ACD và BCD có:
AC = BC (gt)
AD = BD (gt)
CD là cạnh chung
 ACD = BCD (c.c.c)
 (theo định nghĩa 2 tam giác bằng nhau)
Hoạt động 3. CỦNG CỐ
Cho HS làm bài tập 17 SGK
BT 17: 
+ Hình 68: ABC và ABD có: AB chung, AC = AD (gt), BC = BD (gt)
 ABC = ABD
+ Hình 69: MPQ và QMN có: MQ = QN (gt), PQ = MN (gt), MQ chung
 MPQ = QMN (c.c.c)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Vẽ lại các tam giác trong bài học
- Hiểu được chính xác trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh 
- Làm bài tập 18, 19 (114-SGK)
- Làm bài tập 27, 28, 29, 30 ( SBT )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_23_truong_hop_bang_nhau_thu_nhat_cua.doc