Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh-góc-cạnh" - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh-góc-cạnh" - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.

- Biết vận dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau

- Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 25.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 25+26: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh-góc-cạnh" - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5, ngày 10 tháng 11 năm 2011.
Tiết 25 – 26. 	§4. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC 
CẠNH – GÓC - CẠNH
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – góc - cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.
- Biết vận dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – góc - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau 
- Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 25.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
? phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của 2 tam giác.
HS trả lời.
Hoạt động 2. VẼ TAM GIÁC BIẾT HAI CẠNH VÀ GÓC XEN GIỮA
Bài toán: Vẽ tam giác ABC biết:
AB = 2cm; BC = 3cm; = 700 
- Cho học sinh lên bảng vẽ và nêu cách vẽ
- GV: giới thiệu là góc xen giữa 2 cạnh AB và BC
* Bài toán
- Vẽ 
- Trên tia Bx lấy điểm A: BA = 2cm
- Trên tia By lấy điểm C: BC = 3cm
- Vẽ đoạn AC ta được ABC
Hoạt động 3. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CẠNH – GÓC – CẠNH
- Yêu cầu học sinh làm ?1
? Đo AC = ?; A'C' = ? Nhận xét ?
- 1 học sinh trả lời (AC = A'C')
? ABC và A'B'C' có những cặp cạnh nào bằng nhau.
? Rút ra nhận xét gì về 2 trên.
- GV nêu tính chất ở SGK
Nếu thay đổi cạnh, góc khác bằng nhau có được không?
? Cho HS làm ?2
?1
* Tính chất: (sgk)
GT
ABC và A'B'C'; AB = A'B'; ; BC = B'C'
KL
ABC = A'B'C'
HS: Có thể thay đổi là:
AB = A’B’; ; BC = B’C’
Hoặc AC = A’C’; ; BC = B’C’
?2
Xét ABC và ADC có:
 AC chung
CD = CB (gt)
 (gt)
Hoạt động 3. HỆ QUẢ
GV: Hệ quả: là một định lý được suy ra trực tiếp từ một định lý hoặc một tính chất được thừa nhận.
- Yêu cầu HS làm ?3 
? Tại sao ABC = DEF
? Từ bài toán trên hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh áp dụng vào tam giác vuông.
XétABC và DEF có:
 AB = DE (gt) 
 = 1v 
 AC = DF (gt)
 ABC = DEF (c.g.c)
* Hệ quả: SGK
Hoạt động 4. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
BT 25 (tr18 - SGK)
 H. 82 H. 83
 H. 84
H.82: ABD = AED (c.g.c) vì AB = AE (gt); (gt); cạnh AD chung
H.83: GHK = KIG (c.g.c) vì (gt); IK = HG (gt); GK chung
H.84: Không có tam giác nào bằng nhau 
- GV nhấn mạnh ở H. 84 MNP và MQP có PN = PQ; MP chung; nhưng không phải là góc xen giữa hai cặp cạnh bằng nhau.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Vẽ lại tam giác ở phần 1 và ?1
- Nắm chắc tính chất 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh và hệ quả.
- Làm bài tập 24, 26, 27, 28 (tr118, 119 -sgk); bài tập 36; 37; 38 – SBT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_2526_truong_hop_bang_nhau_thu_hai_cu.doc