Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

 - HS hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

- Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và ba.

- Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vẽ bằng nhiều dụng cụ khác nhau.

 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

- Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.

 - HS bước đầu tập suy luận.

II.Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Bảng phụ , thước thẳng và đo góc , phấn màu , giáo án

 -Học sinh : Chẩn bị kĩ bài ở nhà làm bài cũ,xem trước bài mới,mang đủ đò dùng học tập

III: Tiến trình dạy học:

A . Ổn định tổ chức : (ktss) (1phút)

B . Kiểm tra bài cũ :

C . Bài mới : (42phút)

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn : 25/08/2010
Ngày dạy : /09/2010
TIẾT 3: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b^a.
- Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, vẽ bằng nhiều dụng cụ khác nhau.
 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. 
 - HS bước đầu tập suy luận.
II.Chuẩn bị :
 -Giáo viên : Bảng phụ , thước thẳng và đo góc , phấn màu , giáo án
 -Học sinh : Chẩn bị kĩ bài ở nhà làm bài cũ,xem trước bài mới,mang đủ đò dùng học tập
III: Tiến trình dạy học:
A . Ổn định tổ chức : (ktss) (1phút)
B . Kiểm tra bài cũ : 
C . Bài mới : (42phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc (10 phút)
GV yêu cầu: Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. Tính số đo các góc còn lại.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm vào tập.
-> GV giới thiệu hai đường thẳng xx’ và yy’ trên hình gọi là hai đường thẳng vuông góc => định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
- GV giới thiệu các cách gọi tên.
Vì = ( đối đỉnh)
=> = 900
Vì kề bù với nên = 900
 nên = = 900(đđ)
I) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc:
Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu là xx’^yy’.
Hoạt động 2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc (10 phút)
?4 Cho O và a, vẽ a’ đi qua O và a’^a.
- GV cho HS xem SGK và phát biểu cách vẽ của hai trường hợp
- GV: Các em vẽ được bao nhiêu đường a’ đi qua O và a’^a.
-> Rút ra tính chất.
HS xem SGK và phát biểu.
- Chỉ một đường thẳng a’.
II) Vẽ hai đường thẳng vuông góc:
Vẽ a’ đi qua O và a’^a.
Có hai trường hợp: 
1) TH1: Điểm OỴa
(Hình 5 SGK/85)
b) TH2: Ọa.
(Hình 6 SGK/85)
Tính chấtCó một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
Hoạt động 3: Đường trung trực của đoạn thẳng (10 phút)
GV yêu cầu HS: Vẽ AB. Gọi I là trung điểm của AB. Vẽ xy qua I và xy^AB.
->GV giới thiệu: xy là đường trung trực của AB.
=>GV gọi HS phát biểu định nghĩa.
Nêu nhận xét :
 A, B đối xứng nhau qua xy
HS phát biểu định nghĩa.
Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
III) Đường trung trực của đoạn thẳng:
Định nghĩa (sgk)
Hoạt động 4: Củng cố (12 phút)
Bài 11: GV cho HS xem SGK và đứng tại chỗ đọc.
Bài 12: Câu nào đúng, câu nào sai:
a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
Bài 14: Cho CD = 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
GV gọi HS nên cách vẽ và một HS lên bảng trình bày.
Bài 12:
Câu a đúng, câu b sai.
Minh họa:
Bài 14:
Vẽ CD = 3cm bằng thước có chia vạch.
- Vẽ I là trung điểm của CD.
- Vẽ đường thẳng xy qua I và xy^CD bằng êke.
Bài 12:
Câu a đúng, câu b sai.
Minh họa:
Bài 14:
Vẽ CD = 3cm bằng thước có chia vạch.
- Vẽ I là trung điểm của CD.
- Vẽ đường thẳng xy qua I và xy^CD bằng êke.
 D . Hướng dẫn về nhà: (2phút)
	- Học bài, làm các bài 13 SGK/86; 10,14,15 SBT/75.
	- Chuẩn bị bài luyện tập.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_3_hai_duong_thang_vuong_goc_nam_hoc.doc