Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

Qua bài này , HS :

- Giải thích được thế nào là 2 đường thẳng vuông góc nhau.

- Công nhận tính chất : có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và vuông góc đường thẳng a.

- Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng.

- Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.

- Biết vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng.

- Bước đầu tập suy luận.

II. CHUẨN BỊ:

SGK, êke , giấy rời.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 3: Hai đường thẳng vuông góc - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 22 tháng 8 năm 2011.
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
Qua bài này , HS :
- Giải thích được thế nào là 2 đường thẳng vuông góc nhau.
- Công nhận tính chất : có duy nhất 1 đường thẳng b đi qua A và vuông góc đường thẳng a.
- Hiểu thế nào là đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
- Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.
- Biết vẽ đường trung trực của 1 đoạn thẳng.
- Bước đầu tập suy luận.
II. CHUẨN BỊ:
SGK, êke , giấy rời.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ
* Gọi 1 HS lên bảng trả lời :
+ Thế nào là hai góc đối đỉnh.
+ Nêu tính chất hai góc đối đỉnh.
+ Vẽ = 900. Vẽ đối đỉnh với .
GV : và là 2 góc đối đỉnh nên xx’ và yy’ là hai đường thẳng cắt nhau tại A, tạo thành 1 góc vuông ta nói đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau. Đó là nội dung bài học hôm nay.
HS lên bảng trả lời định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh.
Vẽ hình. y
	x’	 A x
 y’
Hoạt động 2 : THẾ NÀO LÀ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC? (11 ph)
GV : Cho HS cả lớp làm 
* HS trải phẳng giấy đã gấp rồi dùng thước và bút vẽ các đường thẳng theo nếp gấp, quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các nếp gấp đó.
* GV vẽ đường thẳng xx’ yy’ cắt nhau tại O và = 90o yêu cầu học sinh nhìn hình vẽ tóm tắt nội dung. 
GV : Em hãy dựa vào bài số 9 (83) ta đã chữa nêu cách suy luận.
GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
GV : Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc?
Giáo viên giới thiệu ký hiệu hai đường thẳng vuông góc.
HS cả lớp lấy giấy đã chuẩn bị sẵn gấp 2 lần như hình 3a, 3b.
* Học sinh :
Các nếp gấp là hình ảnh của hai đường thẳng vuông góc và bốn góc tạo thành đều là góc vuông. y
 x’ O x
 y’
Cho xx’ Ç yy’ = {0}; = 90o
Tìm ’ = = = 90o
 Giải thích.
Giải :
Có = 90o (Theo điều kiện cho trước)
= 180o – (theo T/c hai góc kề bù).
=> = 180o – 90o = 90o
Có = = 90o (theo tính chất hai góc đối đỉnh)
HS : Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc.
Hoặc HS có thể trả lời :
+ Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc vuông.
+ Ký hiệu : xx’ ^ yy’
Hoạt động 3 : VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC (12 ph)
* Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta làm thế nào ?
GV: Ngoài cách vẽ trên ta còn cách vẽ nào nữa?
GV gọi 1 HS lên bảng làm . Học sinh cả lớp làm vào vở.
GV cho HS hoạt động nhóm ?4 yêu cầu HS nêu vị trí có thể xảy ra giữa điểm O và đường thẳng a rồi vẽ hình theo các trường hợp đó.
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm vẽ hình.
GV : Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với a?
GV : Ta thừa nhận tính chất sau: Có một và chỉ một  cho trước.
Bài tâp 1: Hãy điền vào chỗ trống ( )
a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng .
b) Cho đường thẳng a và điểm M, có một và chỉ một đường thẳng b đi qua M và  
c) Đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’, ký hiệu .
Bài 2 : Trong 2 câu sau, câu nào đúng ? Câu nào sai ? Hãy bác bỏ câu sai bằng một hình vẽ.
a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
* HS có thể nêu cách vẽ như bài tập 9 (83 SGK)
. Học sinh dùng thước thẳng vẽ phác hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau và viết ký hiệu : a’
 a
 a ^ a’
+ HS : Điểm O có thể nằm trên đường thẳng a, điểm O có thể nằm ngoài đường thẳng a.
HS quan sát các hình 5, hình 6 (trang 85 SGK) rồi vẽ theo.
- Đại diện nhóm 1 trình bày bài.
HS : Có một và chỉ một đường thẳng đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời :
a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành 4 góc vuông (hoặc trong các góc tại thành có một góc vuông)
b) Cho đường thẳng a và điểm M, có một và chỉ một đường thẳng b đi qua M và b vuông góc với a.
c) Đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’, ký hiệu xx’ ^ yy’.
HS suy nghĩ trả lời : 
a) Đúng.
b) Sai, vì a cắt a’ tại O nhưng Ô1 ¹ 90o
Hoạt động 4 : ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA ĐOẠN THẲNG
GV : Cho bài toán : 
Cho đoạn AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB.
Gọi lần lượt 2 HS lên bảng vẽ. Học sinh cả lớp vẽ vào vở.
GV: Giới thiệu : Đường thẳng d gọi là đường trung trực của đọan AB.
GV : Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là gì ?
GV: Đưa định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng lên bảng phụ và nhấn mạnh hai điều kiện (vuông góc, qua trung điểm).
GV : Giới thiệu điểm đối xứng. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
GV : Muốn vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng ta vẽ như thế nào ? 
GV Cho HS làm bài tập :
Cho đoạn thẳng CD = 3 cách mạng. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy? Gọi 1 HS nêu trình tự cách vẽ.
* Ngoài cách vẽ của bạn, em còn cách vẽ nào khác ?
HS1 : Vẽ đoạn AB và trung điểm I của AB.
HS2: Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I. d
	A B	
 I
HS : Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.
HS : d là trung trực của đoạn AB ta nói A và B đối xứng nhau qua đường thẳng d.
* HS : Ta có thể dùng thước và êke để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
HS : - Vẽ đoạn CD = 3 cách mạng
- Xác định H Î CD sao cho CH = 1,5 cm
- Qua H vẽ đường thẳng d ^ CD, d là đường trung trực của đoạn CD.
HS gấp giấy sao cho điểm C trùng với điểm D. Nếp gấp chính là đường thẳng d là đường trung trực của đoạn CD.
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ
1) Hãy nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc? Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
2) Bảng trắc nghiệm : Nếu biết hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau tại O thì ta suy ra điều gì? Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai? Câu nào đúng?
a) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O.
b) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tạo thành một góc vuông.
c) Hai đường thẳng xx’ và yy’ tạo thành 4 góc vuông
d) Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt. (với bài 2 nếu có 2 bảng trắc nghiệm sẽ tổ chức cho 2 đội chơi thi bấm nhanh đèn đúng và sai để đánh giá sự hiểu bài của HS.
HS : Nhắc lại định nghĩa SGK.
Ví dụ : Hai cạnh kề của một hình chữ nhật.
- Các góc nhà .
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Đúng.
Hoạt động 6 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
* Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
* Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
Bài tập : Bài 13, 14, 15, 16 (trang 86, 87 SGK)
Bài 10, 11 (trang 75 SBT)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_3_hai_duong_thang_vuong_goc_nam_hoc.doc