Tiết:33
LUYỆN TẬP (TIẾT 1)
( về ba trường hợp bằng nhau của tam giác)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh được làm một số bài tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác.
2.Kỹ năng:
- Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau
- Rèn tư duy suy luận. lôgíc.kĩ năng sử dụng các trường hợp bằng nhau một cách chính xác.
3.Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học
Ngày soạn: 15/1/12009 Ngày giảng:16/01/2009 – Dạy lớp 7B Tiết:33 luyện tập (tiết 1) ( về ba trường hợp bằng nhau của tam giác) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh được làm một số bài tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác. 2.Kỹ năng: - Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau - Rèn tư duy suy luận. lôgíc.kĩ năng sử dụng các trường hợp bằng nhau một cách chính xác. 3.Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ (9 phút) Câu hỏi Đáp án Trong các câu sau. Câu nào đúng, câu nào sai: Nếu hai tam giác ABC và DE F có: a. AB = DF BC = E F AC = DE ABC = DE F ( c.c.c) b.AB = DF AC = DE B = F; C= E ABC = DE F ( c.g.c) c. BC = EF B = F A =D ABC = DE F (g.c.g) Trường hợp 2 và 3 là sai Trường hợp 1 đúng. Giao viên lưu ý cho học sinh khi xét sự bằng nhau của hai tam giác, cần chú ý đến sự tương ứng của cạnh, góc. Bài mới: * Đặt vấn đề vào bài mới: 1 phút Trong các tiét học trước của chương chúng ta đã được tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác, tổng ba góc của một tam giác, hai tam giác bằng nhau. trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng kiến thức lí thuyết đó vào làm bài tập. * Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Bài tập về chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau: ( 10 phút) Bài tập 36/123 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Xét hai tam giác:ACO và BDO có: A = B OA= OB ACO = BDO( g.c.g) O –góc chung AC = BD Học sinh vẽ hình, ghi GT-KL trong 3 phút GV: Để chứng minh cho AC = BD ta cần chứng minh cho hai tam giác nào bằng nhau? Hs: ACO = BDO GV: Hai tam giác trên đã có yếu tố nào bằng nhau? Cần chứng minh thêm yếu tố nào khác? Hs: A = B; OA= OB; O chùng Không cần thêm điều kiện Giáo viên chốt, Ghi bảng Hoạt động 2: ( 10 phút) Bài tập 37/123 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Đáp án: ABC= FDE; NQR= RPN. Giáo viên treo bảng phụ hình vẽ Học sinh thảo luận nhóm nhỏ trong 5 phút Trình bày trong 3 phút GV: Hướng dẫn trước khi hoạt động nhóm: Xét xem các tam giác trên đã có các yếu tố nào bằng nhau Khi đủ ba yếu tố bằng nhau thì kết luận bằng nhau Lưu ý khi tính số đo góc sử dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác. Hoạt động 3: ( 12 phút) Bài 41/124 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Chứng minh: - Xét hai tam giác vuông : IDB và IEB, có: IB - cạnh huyền chung DBI = EBI ( gt) IDB = IEB ID = IE (1) - Xét hai tam giác vuông : IEC và IFC, có: IC - cạnh huyền chung ICE= I CF ( gt) IEC= IECIE = IF (2) từ (1) và (2) ID = IE = I F Học sinh hoạt động cá nhân trong 3 phút Vẽ hình ghi GT- KL để chứng minh ID = IE =EF ta làm như thế nào? HS: chứng minh cho hai cặp tam giác bằng nhau: -IDB = IEB -IEC = IEC Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng chứng minh cho hai cặp tam giác bằng nhau Qua bài toán rút ra được kết luận gì vè giao điểm của ba đường phân giác trong tam giác: HS: cách đều 3 cạnh của tam giác 3. Củng cố, luyện tập: 2 phút Qua bài luyện tập hôm nay các em cần nắm vững cách chứng minh hai tam giác bằng nhau cần lưu ý các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông., hiểu được rằng giao điểm của ba đường phân giác cách đều 3 cạnh của tam giác đó 4. Hướng dãn học sinh tự học nhà: 2 phút - Tiếp tục ôn tập lí thuyết về ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác - Xem lại các bài tập đã chữa - Làm bài tập: 43, 44, 45 SGK; 62 đến 65 sách bài tập Ngày soạn:16/01/2009 Ngày giảng:17/01/2009 - Dạy lớp:7B Tiết:34 luyện tập (tiết 2) ( về ba trường hợp bằng nhau của tam giác) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh tiếp tục được làm một số bài tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác. 2.Kỹ năng: - Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau - Rèn tư duy suy luận. lôgíc.kĩ năng sử dụng các trường hợp bằng nhau một cách chính xác. 3.Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. tiến trình bài dạy: Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới: 1 phút ở Tiết trước chúng ta đã học xong 3 trường hợp bằng nhau của tam giác, tiết này ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào giải một số bài tập. 2. Tổ chức luyện tập: Hoạt động 1: Bài tập về chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau: ( 20phút) Bài tập 43/125 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Chứng minh: xét hai tam giác; AD0 và CB0 có: 0A = 0C - chung 0B = 0D AD0 = CB0 AD = BC b. Từ AD0 = CB0 B = D; A1= C1 A2= C2 ( cùng kề bù với hai góc bằng nhau) Dễ thấy AB = CD EAB = ECD ( g-c-g) c.Xét hai tam giác: 0AE và 0CE có: 0A = 0C( gt) A1 = C1 ( cmt) AE = CF ( chứng minh hai tam giác bằng nhau câu b) 0AE = 0CE ( c-g-c) 01= 02 0E là phân giác của góc 0 Học sinh vẽ hình, ghi GT- KL trong 3 phút GV hướng dẫn: GV: Để chứng minh cho AD = BC ta cần chứng minh cho hai tam giác nào bằng nhau? Hs: ADO = CBO GV: Hai tam giác EAB và ECD đã có yếu tố nào bằng nhau? Cần chứng minh thêm yếu tố nào khác? Hs: AED = CED ( đối đỉnh) GV: có thể dụng hai góc đối dỉnh này dể chứng minh bằng nhau dược không? HS: không GV: hãy dựa vào giả thiết và kết quả của câu a để chứng minh. Câu c: GV: Để chứng minh OE là phân giác của x0y ta cần chứng minh điều kiện gì? HS: A0E = C0E Hoạt động 2: ( 13 phút) Bài tập 44/125 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Ta có ADB = 1800- ( B + A1) ADC = 1800- ( C + A2) Mặt khác A1= A2( vì AD là phân giác) (1) B = C ( GT) ADB= ADC (2) ta có AD- cạnh chung(3) từ (1); (2); (3) ADB = ADC( g-c-g) b.từ ADB = ADC AB = AC Giáo viên treo bảng phụ hình vẽ: Học sinh thảo luận nhóm nhỏ trong 5 phút Trình bày trong 3 phút GV: Hướng dẫn trước khi hoạt động nhóm: - Sử dụng AD là phân giác ta sẽ được một yếu tố về góc bằng nhau của hai tam giác - Sử dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác để tính góc còng lại D - Chứng minh cho hai tam giác bằng nhau theo trường hợp g-c-g 3. Củng cố, luyện tập: 2 phút Qua bài luyện tập hôm nay các em cần nắm vững cách chứng minh hai tam bằng hhau, cách chứng minh tia phân giác của góc 4. Kiểm tra đánh giá( 7 phút) Xét xem các cặp tam giác nào bằng nhau trong các hình sau: 5. Hướng dãn về nhà: 2phút - Ôn tập lí thuyết về ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác - Xem lại các bài tập đã chữa của hai tiết luyện tập - Đọc trước bài “Tam giác cân” Ngày soạn: 5/ 2/2009 Ngày giảng: 6/ 02/ 2009 – Dạy lớp 7B Tiết 35. Bài 6 . Tam giác cân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết định nghĩa tam giác cân, tam giác đều hiểu các yếu tố trong tam giác cân - Phát hiện được tính chất của tam giác cân 2.Kỹ năng: - Vận dụng định nghĩa, tính chất vào làm bài tập 3.Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập Học sinh: - Đọc trước bài mới III. tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) A Câu hỏi Đáp án B C Định nghĩa tam giác đã học ở lớp 6 cho ABC. Hãy viết tên các cạnh, đỉnh, góc của AB,AC,BC là các cạnh A,B,C là các đỉnh BAC; ABC; ACB là các góc A *Đặt vấn đề: 4 phút Cho AB như hình vẽ - Quan sát và nhận xét về ABC - Đo độ dài các cạnh và nhận xét ABC B 2. Dạy bài mới C Hoạt động1. định nghĩa cân (8 phút) Hoàn thiện ?1 Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Định nghĩa SGk/125 - AB, AC là các cạnh bên - BC là cạnh đáy B , C là góc ở đáy ?1 các tam giác cân là: ABC; AHC; ADE ? Thế nào là tam giác cân Học sinh trả lời định nghĩa Là tam giác coa hai cạnh bằng nhau Hoạt động cá nhân trong 3 phút Yêu cầu học sinh chứng minh Hoạt động 2: Tính chất (10 phút) Hoàn thiện?2 Từ ?2 hãy phát biểu thành định lí Hãy chứng minh điều ngược lại A Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên C D B Xét hai ABD và ACD. Có: AB=AC( gt) BAD =CAD( gt) AD- chung ABD = ACD ( c-g- c) ABD = ACD Định lí1 (SGK/126) ABC cân tại A B = C Định lí 2 (SGK/126) ABC ; B = C ABC cân tại A Định nghĩa vuông cân; SGK ?3 Ta có B+C = 180- A= 180- 90=90 Mặt khác B = C B = C = 90:2=45 Hoạt động cá nhân trong 3 phút Thảo luận nhóm trong 3 phút Trình bày kết quả trong 3 phút GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh định lí 2 Nhận xét về trên Hoàn thiện ?3 A Hoạt động 3: . Tam giác đều ( 8 phút) B C - Hãy nhận xét về trên - Hoàn thiện ?4.từ định lí 1,2 hãy trả lời câu hỏi sau: -Trong một đều mỗi góc bằng bao nhiêu độ -Nếu một giác có ba góc bằng nhau thì đó là gì? -Nếu một cân có một góc bằng 60 thì đó là gì? Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên định nghĩa; sgk/126 ABC đều AB=BC=CA vì ABC cân Tại A, Tại B nên : B = C; C = A A = B = C = 180:3 = 60 Hệ quả: SGK/127 Hoạt động cá nhân trong 3 phút Thảo luận nhóm trong 2 phút Trình bày kết quả trong 3 phút Yêu cầu nêu cách tính 3. Củng cố, luyện tập (2 phút) - Định nghĩa cân, đều, vuông cân - Phát biểu các tính chất của - Phát biểu hệ quả của 4. Kiểm tra đánh giá: ( 6 phút) T A Hãy cho biết tam giác nào là tam giác cân, tam giác nào là tam giác đều trong các tam giác sau? M 800 600 P N S C 500 R B 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2 phút) - Học thuộc các định nghĩa, định lí - Làm bài tập:47,49,50,51,52. - Chuẩn bị tiết sau luyện tập. Ngày soạn: 6/ 2/2009 Ngày giảng: 7/ 02/ 2009 – Dạy lớp 7B Tiết 36. Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh được là các bài tập về tam giác cân , đều, vuông cân 2.Kỹ năng: - Có kĩ năng chứng minh một là cân, đều, vuông cân, - Nhận biết được các loại trên 3.Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập 2.Học sinh: - Học lí thuyết, làm bài tập ở nhà. III. tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) Câu hỏi Đáp án HS1:định nghia , cân, đều, vuông cân Phát biểu các tính chất của HS2: Phát biểu hệ quả của Giáo viên chốt lại kiến thức bài học trước để vận dụng vào bài luyện tập ( Giáo viên treo bảng phụ) 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Nhận biết loại thông qua hình vẽ ( 10 phút) Bài 47 Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên C E H I 400 700 0 P N M K G D B A *Các cân là: ABD; AEC; IGH; OMN; OKP; MKO; NOP *Các đều là: OMN Học sinh hoạt động cá nhân trong 5 phút Để nhận biết được tam giác cân ta cần những điều kiện nào? HS: - Hai cạnh bằng nhau - Hai góc bằng nhau Để nhận biết được tam giác đều ta cần những điều kiện nào? HS: - Ba cạn ... MPQ và NPQ GV: Hai tam giác này có điểm gì chung HS: Đường cao GV:Cạnh đáy là gì? có mối quan hệ nao? HS: QM; RQ MQ= 2 RQ b. Tương tự Bài 68.( 10 phút) Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh M là giao điểm của đường trung trực của đoạn thẳng AB và tia phân giác của góc x0y Khi 0A = 0B thì 0z là trung trực của AB tất cả các diểm nằm tren tia 0z thoả mãn câu a. GV: M cách đều hai cạnh của góc thì M nằm ở đâu? HS: Nằm trên tia phân giác của góc GV: M cách đều hai điểm A và B thì M nằm ở đâu? Hs: trên đường trung trực của đoạnthẳng AB Từ hai yếu tố trên hãy tìm điểm M HS: M là giao điểm của tia phân giác của góc và đường trung trực của đoạn thẳng AB GV: Khi OA = OB thì tia 0z có quan hệ gì với AB HS: Là đường trung trực Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2 phút - Ôn tập phần lí thuyết của 2 tiết luyện tập - Ôn tập các bài tập đã chữa. - Làm các bài tạp còn lại - Chuẩn bị tiết sau Kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 11/05/2009 Ngày dạy: 12/05/2009 - Dạy lớp 7B Tiết 66 ôn tập chương III (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra được học sinh một số kiếm thức trọng tâm của chương 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận - Rèn tính cẩn thận chính xác khi giải toán 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Giáo án, đề kiểm tra. 2. Học sinh: - Ôn tập iII. tiến trình dạy học: Đề kiểm tra Câu 1. 1.Trọngtâm G của tam giác ABC là điểm nào trong các điểm chung sau: a. Ba đường trung tuyến b. Ba đường trung trực c. Ba đường cao d. Ba đường phân giác. 2. Hãy vẽ hình minh họa 3. Phát biểu tính chất trọng tâm của tam giác? Câu 2: Cho ABC cân tại A ( góc B < 600). Kẻ đường cao AH( H BC) Chứng minh AH là đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực của tam giác ABC. Câu 3: Cho điểm M nằm trong góc x0y (góc x0y khác 900 ). Qua M kẻ đường thẳng a vuông góc với 0x tại P cắt 0y tại Q và vễ đường thẳng b vuông góc với 0y tại R, cắt 0x tại S. Chứng minh rằng 0M vuông góc với S Q. 2. Đáp án - biểu điểm 1. Câu 1: ( 3 điểm) a. Ba đường trung tuyến c. T/C; Giao điểm cách mỗi đỉnh bằng trung tuyến qua đỉnh ấy 2. Câu 2 (3,5 điểm) Chứng minh: ABH = ACH ( cạnh huyền- góc nhọn) BH = CH AH là đường trung tuyến mặt khác AH là đường cao nên AH là đường trung trực AH là tia phân giác của góc A 3. Câu 3( 3,5 điểm) Ta có PQ và SR là hai đường cao của SOQ cắt nhau tại N OM là đường cao thứ ba hay Om vuông góc với SQ 3. Hướng dẫn về nhà Làm bài tập ôn tập cuối năm Ngày soạn: 12/05/2009 Ngày dạy: 13/05/2009 - Dạy lớp 7B Tiết 68 ôn tập Cuối năm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của chương I và chương II và chương III, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm - Vận dụng kiến thức đã học để giải một số toán cơ bản 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận lôgic, tổng hợp. 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : ( không kiểm tra) *Đặt vấn đề: 1 phút Trong chương II chúng ta đã được học về quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác. Đây là nội dung kiến thức quan trọng, vận dụng nhiều trong giải toán và trong các bài tập thực tế. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại nội dung đó. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Củng cố kiến thức lí thuyết( 30 phút) Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Chương I.Đường thẳng vuông góc. đường thẳng song Định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh Định nghiã hai đường thẳng vuông góc Đường trung trực của đoạn thẳng Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song Tiên đề ơ clít về đường thẳng song song Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song Chương II. 1. Tổng ba góc của tam giác ABC; A+B+C =1800 2. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác a. Trường hợp C-C-C b. Trường hợp C-G-C Trường hợp G-C-G Trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông Hai cạnh góc vuông f. Một cặp cạnh góc vuông và một cặp góc nhọn Chương III - Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện - Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu - Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác tính chất ba đường (trung truyến, phân giác, trung trực, đường cao) . GV: Hãy nhớ lại các nội dung kiến thức đã học ở chương I và II và III HS: - Hai góc đối đỉnh - Hai đường thẳng vuông góc - Đường trung trực của đoạn thẳng - Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song - Tiên đề ơ clít - Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song Ngoài ra chúng ta còn một số kiến thức trọng tâm của chương là: - Tính chất của hai đường thẳng song song - Định lí,chứng minh định lí GV: Phát biểu tính chất về tổng ba góc trong một tam giác? GV: Nếu cách chứng minh hai tam giác bằng nhau HS: - Tam giác thường: 3 cách Trường hợp C-C-C Trường hợp C-G-C Trường hợp G-C-G - Tam giác vuông: 3 cách trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông hai cạnh góc vuông một cặp cạnh góc vuông và một cặp góc nhọn GV: Phát biểu quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác AB>AC C >B Phát biểu tính chất về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu BH>CH AB>AC AB>AC BH>CH BH=CH AB = AC và ngược lại GA = AH SI = SK = SQ TB =TA =TC Hoạt động 2: Luyện tập bài tập Bài tập 2/91 ( 10phút) Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh a.Ta có: a//MN b//MN a//b ( tính chất về quan hệ giữa đường thẳng song song và dường thẳng vuông góc.) b.Ta có: NQO + P = 1800 ( tính chất hai góc trong cùng phía) NPQ = 1800- 500= 1300 Giáo viên treo bảng phụ hình vẽ Học sinh hoạt động cá nhân trong 3 phút. Thảo luận nhóm nhỏ trong 3 phút Trình bày kết quả, nhận xét trong 4 phút Giáo viên chốt lại kiến thức trong bài tập: 3. Củng cố – luyện tập: 2 phút Trong tiết ôn tập này các em cần lưu ý, hệ thống các kiến thức trọng tân của môn hình học 7 gồm 3 chương: - Chương I: Đường thẳng vuông góc và đươừng thẳng song song - Chường II: Tam giác - Chương III. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1phút - Ôn tập lí thuyết . - Bài tập về nhà: 4,5,6,7/92 - Chuẩn bị tiết sau ôn tập ( bài tập) Ngày soạn: 13/05/2009 Ngày dạy: 14/05/2009 - Dạy lớp 7B Tiết 69 ôn tập Cuối năm (tiếp) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải một số bài tập cơ bản - Thông qua bài tập củng cố. Khắc sâu một số nội dung kiến thức trọng tâm của hình học 7 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận lôgic, tổng hợp. 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích môn học II . chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc trước bài mới III. tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ : ( không kiểm tra) Câu hỏi đáp án Tính số đo góc x trong mỗi hình sau: Giáo viên treo bảng phụ: Hình 2: AB//CD Ta có x = CBD ( vì CBD cân) X + CBD = ACB ( t/c góc ngoài của tam giác) x = ACB Mặt khác ACB = ABC ( ABC vuông cân tại A) ACB = ABC = = 450 x = 450: 2= 22,50 b. Do AB//CD nên A = 670 (cặp góc đồng vị) Mặt khác ABC cân BCA = 670 x = 1800( -670+670)= 460 Giáo viên chốt lại một dạng bài tập *Đặt vấn đề: 1 phút Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kiến thức lí thuyết vào ôn tập một số dạng bài tập 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: ( 14 phút) Bài 4 /92 Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Ta có EC//0 x; DC//0y do đó E2= D1; E1= D2 DOE = ECD( g-c-g) CE= 0D b. Có ECD = 900 CE vuông góc với CD c.Hai tam giác vuông BEC và CDA bằng nhau( vì CD = OE = EB; DA = DO = EC) CA = CB d. Hai tam giác vuông CDA và DEC bằng nhau CA //DE e, Theo tiên đề Ơ clít Học sinh vẽ hình , ghi GT-KL trong 3 phút Hoạt động cá nhân trong 5phút ( 10 phút) Giáo viên vấn đáp học sinh chứng minh các câu. mỗi cau chốt lại kiến thức: Chứng minh hai tam giác bằng nhau Tiên đề Ơ cơ lít Tính chất về hai đường thẳng song song Hoạt động 2: Bài tập 7 ( 10 phút) Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Bài giải: Trong tam giác vuông 0AM có A > OMB OM> OA ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác) b. Ta có 0MB là góc tù ( vì 0MA là góc nhọn) Trong tam giác 0MB cạnh CB là lớn nhất hay 0B>0M HS: Vẽ hình ghi GT-KL. 2 phút Học sinh hoạt động nhóm trong 5 phút Trình bày trong 3 phút Giáo viên chôtá lại kiến thức sử dụng trong bài là: - Quan hệ giữa góc và vcạnh đối diện trong một tam giác - Trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất GV lưu ý cho học sinh còn cách suy luận khác.. Bài 8/92 ( 10phút) Ghi bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên vấn đáp, hướng dẫn học sinh về nhà tự chứng minh. a. GV: ABE và HBE có yếu tố nào bằng nhau HS: BE - chung A = H = 900 ABE = HBE ( gt) b. GV: Để BE là trung trực của AH cần điều kiện gì? HS: EA=EH; BA= BH c.Để chướng minh EK= EC ta cần vhứng minh hai tam giác nào bằng nhau? HS: EKA và EHK d.dựa vào qua hệ giữa góc và cạnhđối diện trong tam giác cần chứng tỏ điều gì? HSK < EHC 3.Hướng dãn học sinh tự học ở nhà: 2 phút - Ôn tập phần lí thuyết của 2 tiết ôn tập - Ôn tập các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập còn lại Ngày soạn: 15/05/2009 Ngày dạy: 16/05/2009 - Dạy lớp 7B Tiết:70 Trả bài Kiểm tra cuối năm A.phần chuẩn bị -Thông báo kết quả bài kiểm tra cho mỗi học sinh -Chữa cho học sinh bài kiểm tra học kì môn đại số - Có nhận xét đúng mực về kết quả kiểm tra của lớp, biểu dương những bạn đạt điểm cao, phê bình những bạn được điểm yếu. - Qua kết quả kiểm tra học sinh so sánh được với bài làm của mình, thấy được những mặt hạn chế về kiến thức, kĩ năng, cách trình bày trong học toán qua đó rút kinh nghiệm và có thái độ, nhận thức đúng đắn để học môn toán một cách có hiệu quả hơn trong kì II 2.Giáo dục tư tưởng, tình cảm Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của bài kiểm ra II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: Giáo án, đáp án bài kiểm tra 2. Học sinh: III.Phần thể hiện trên lớp 2. Đáp án bài kiểm tra Câu 1: c.Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường phân giác ( sai) d.Trong tam giác vuông cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền ( đúng) Câu 4: a Xét 2 tam giác vuông: ABE và HBE có: BA= BH( gt) BE- Cạnh chung ABE = HBE ( cạnh huyền- cạnh góc vuông) b. Từ câu a EA= EH mặt khác BA= BH B và E cách đều 2 đầu doạn thẳng AH nên BE là trung trực của AH c. Xét hai tam giác: EKA và ECH, có: A = H = 900 AEK = HEC( đối đỉnh) EA= EH ( chứng minh trên) EKA = ECH ( cạnh góc vuông và góc nhọn kề ) EK= EC 4.Hướng dẫn về nhà Xem lại bài kiểm tra của mình
Tài liệu đính kèm: