Giáo án Hình học 7 - Tiết 49 đến 57 - Hồ Đăng Chính

Giáo án Hình học 7 - Tiết 49 đến 57 - Hồ Đăng Chính

§1. QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG TAM GIÁC

 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài này HS cần:

– Kiến thức: Hs nắm được nội dung hai định lý và hiểu cách chứng minh ở định lý 1.

– Kỹ năng:Vận dụng định lí để chứng minh một số bài toán, kỹ năng vẽ hình .

– Giáo dục tư tưởng: Tính trung thực, chính xác, tự lực.

 II.: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng .

 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, kiến thức về góc ngoài của tam giác .

 III: TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 1. Giới thiệu sơ lược chương III và đặt vấn đề để vào bài:

Nếu ABC có AB = AC thì hai góc đối diện với hai cạnh đó tức là góc B và C như thế nào? (HS: ). Ngược lại nếu ABC có thì hai cạnh đối diện với hai góc đó tức là AB và AC như thế nào? (HS: AB = AC). Nếu hai cạnh AB và AC không bằng nhau thì góc B và C liệu có bằng nhau không? Vào bài !

 2. Tổ chức các hoạt động :

 

doc 21 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 49 đến 57 - Hồ Đăng Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:	 Ngày soạn:....../......./201.....
Tiết 49: Ngày dạy: ......./......./201.....
 CHƯƠNG III: QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TRONG TAM GIÁC .
 CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC 
§1. QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG TAM GIÁC
 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài này HS cần: 
– Kiến thức: Hs nắm được nội dung hai định lý và hiểu cách chứng minh ở định lý 1. 
– Kỹ năng:Vận dụng định lí để chứng minh một số bài toán, kỹ năng vẽ hình .	 
– Giáo dục tư tưởng: Tính trung thực, chính xác, tự lực.
 II.: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng .
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, kiến thức về góc ngoài của tam giác .
 III: TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 1. Giới thiệu sơ lược chương III và đặt vấn đề để vào bài: 
Nếu DABC có AB = AC thì hai góc đối diện với hai cạnh đó tức là góc B và C như thế nào? (HS: ). Ngược lại nếu DABC có thì hai cạnh đối diện với hai góc đó tức là AB và AC như thế nào? (HS: AB = AC). Nếu hai cạnh AB và AC không bằng nhau thì góc B và C liệu có bằng nhau không? Vào bài !
 2. Tổ chức các hoạt động :
 Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10'
10’
10’
5'
Hoạt động 1: Thự hành
Làm ? 1
Đo góc B và góc C và so sánh.
Góc B và góc C là góc gì đối với cạnh AC và AB
Cho hs làm ?2 theo nhóm.
Hoạt động 2: Định lý 1
Vậy qua đo đạt và gấp hình hãy rút ra nhận xét về cạnh và góc đối trong tam giác.
Cm định lí 1 ta chứng minh như thế nào ?
GV cho HS đọc c/m ở SGK trao đổi nhau qua nhóm, cử đại diện trình bày lại.
Hoạt động 3: Làm câu ?3 
Gv nêu p. pháp chứng minh định lý 2 bằng phản chứng.
Hoạt động 4: Nhận xét 
*Nhận xét gì về GT KL của hai định lý 1 và 2 vừa học.
*Trong tam giác tù hay tam giác vuông thì góc lớn nhất là góc nào ? Từ đó suy ra trong các tam giác đó, cạnh lớn nhất là cạnh nào ?
*Chú ý cho HS yếu cách tìm tên góc và cạnh đối diện trong không cần nhìn vẽ.
Hoạt động đo độc lập
Góc đối của cạnh
Hoạt động nhóm
*Góc đối diện với cạnh lớn hơn thì góc lớn hơn.
Hs đọc to định lí trong sgk
HS đọc c/m ở SGK
HS đoán nhận
*Thuận đảo của nhau.
*Trong tam giác tù (hoặc tam giác vuông) thì góc tù (hoặc góc vuông) là góc lớn nhất nên cạnh đối diện với góc tù (hoặc góc vuông) là cạnh lớn nhất.
1. Góc đối diện với cạnh lớn hơn :
Định lí 1: (sgk)
GT: DABC; AC > AB.
KL: 
Cm: Vẽ tia phân giác của góc A cắt cạnh BC tại M, trên AC lấy một điểm B’ sao cho AB’ = AB. Do AC > AB nên B’ nằm giữa A và C.
*DAMB = DAMB’(c.g.c) nên . Mà là góc ngoài của DCMB’ nên theo t/c góc ngoài của tam giác có > . Vậy .
2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn : 
Định lí 2: (sgk)
GT: DABC; 
KL: AC > AB.
Nhận xét :
* Định lí 2 là định lí đảo của định lí 1.
Ta có: Trong DABC,
 AC > AB 
* Trong tam giác tù (hay tam giác vuông) góc tù (hay góc vuông) là góc lớn nhất nên cạnh đối diện với góc tù (hay góc vuông) là cạnh lớn nhất. 
 	3. Củng cố : (10’) Làm bài tập 1, 2 sgk. (chú ý cách trình bày bài làm của HS, ghi đủ căn cứ, lý do)
Bài 1: Theo giả thiết ta có AB < BC < AC (vì 2cm < 4cm < 5cm) nên theo quan hệ giữa cạnh và góc trong DABC ta có .
Bài 2: Theo định lý tổng ba góc của tam giác DABC có : 
180o – () = 180o – (80o + 45o) = 55o. Do đó < < (vì 45o < 55o < 80o) nên theo quan hệ giữa cạnh và góc trong DABC ta có AC < AB < BC.
 	4. Dặn dò: Học thuộc hai định lí, xem lại chứng minh định lí 1, làm bài tập phần luyện tập.
 Bài tập nâng cao: Làm bài tập 7, 8, 9 sbt .
 Soạn bài mới: Luyện tập.
Tuần 27:	 Ngày soạn:....../......./201.....
Tiết 50: Ngày dạy: ......./......./201..... 
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua bài này HS cần: 
* Kiến thức: Hs nắm vận dụng tốt hai định lý và biết cách sử dụng nó để chứng minh các bài toán hoặc so sánh các yếu tố về góc và về cạnh trong tam giác.	 
* Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán. Biết phân tích bài toán để tìm hướng giải quyết.	 
* Giáo dục tư tưởng: Tính trung thực, chính xác, tự lực.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng, com pa.
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, kiến thức về góc ngoài của tam giác .
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 	 1. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu hai định lí về quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác.
 	 2. Tổ chức các hoạt động :
 Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Giáo viên vẽ hình
Ai đi xa nhất ?
Gọi HS trình bày miệng
Hoạt động 2: 
GV vẽ hình
Gọi HS trình bày
Hoạt động 3: 
Gọi HS viết GT + KL của bài toán.
GV hướng dẫn thêm: Kéo dài AM một đoạn MD = AM. Xét DAMB và DDMC để có các yếu tố tương ứng. Nhằm chuyển Â1 và Â2 cần so sánh cùng là các góc của một tam giác vì đlý quan hệ cạnh và góc đối diện chỉ đúng khi cùng trong một tam giác.
Cho hoạt động nhóm.
Hoạt động 4: 
GV hướng dẫn bài 9 trang 25 (sbt). Cho HS viết GT; KL.
Gợi ý: Trên cạnh CB lấy CD = CA. Xét DACD và DADB để đi tới kết luận.
DACD và DADB là các tam giác gì? Nhận xét các cạnh của hai tam giác ?
Giải xong bài tập, GV chốt lại tính chất đẹp của tam giác vuông có góc 300 hoặc 600:
Tam giác vuông có một góc 300 thì cạnh đối diện góc 300(hoặc cạnh kề góc 600) bằng nửa cạnh huyền.
HS đọc đề
DDBC có là góc tù (g.t) nên DB > DC.
Có là góc ngoài của DDBC nên tù.
DDAB có là góc tù nên DA > DB.
Vậy DA > DB > DC nên Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
AC > DC (do D nằm giữa A và C), mà DC = BC (gt) nên AC > BC. Trong DABC có AC > BC nên  < 
Vậy câu c đúng
GT: DABC, AB < AC, 
 MB = MC
KL: >
HS c/m được DAMB = DDMC để có Â1 = . Từ đó, thay vì so sánh 
Â1 và Â2 thì chỉ cần so sánh Â2 và vì trong cùng một DADC. 
HS hoạt động nhóm, cử đại diện trình bày, cả lớp thay dõi phần trình bày và có ý kiến.
GT: DABC; Â = 900. 
 = 300. 
KL: BC = 2AC
DACD đều và DADB cân tại D.
Bài 5/26
DDBC có là góc tù (g.t) nên cạnh DB lớn nhất Þ DB > DC.
Có là góc ngoài của DDBC nên >, mà là góc tù nên tù.
DDAB có tù nên cạnh DA lớn nhất Þ DA > DB.
Vậy DA > DB > DC nên Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
Bài 6/ Tr56: 
Bài 7/24 (SBT):
Kéo dài AM một đoạn MD = AM
Xét DAMB và DDMC có: MB =MC(gt);(đđ)
MA = MD (cách vẽ)
Þ DAMB = DDMC (cgc)
Þ Â1 = (cặp góc tương ứng) và AB = DC (cặp cạnh tương ứng)
DADC có: AC > AB (gt)
mà AB = CD (c/m trên) nên AC > DC Þ Â2 lại có Â1 = nên Â1 > Â2
Bài 9/Tr 25/SBT: 
CM: Trên cạnh CB lấy điểm D sao cho CD = CA Þ DADC cân tại C. 
Do DABC có Â = 900 và = 300 (gt) nên = 600. 
Vậy DADC đều nên có AC = AD = DC (1).
Có Â1 = 600 Þ Â2 = 300 Þ DADB cân tại D (vì = Â2 = 300) Þ AD = BD (2).
Từ (1); (2): BC = 2AC
 4. Củng cố :Nhắc lại các phương pháp giải.
 5. Dặn dò: Học thuộc hai định lí, làm bài tập phần luyện tập.
 Bài tập nâng cao: Làm bài tập 5, 6, 8 trang 24,25/ SBT.
 Soạn bài mới: Quan hệ giữa đường vuông góc, đường xiên...
Tuần 28:	 Ngày soạn:....../......./201.....
Tiết 51: Ngày dạy: ......./......./201..... 
§ 2. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN
ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU
 	I. MỤC TIÊU: Qua bài này HS cần: 
1. Kiến thức: Hs nắm khái niệm đường vuông góc và đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên, biết vẽ hình và chỉ ra các khái niệm này trên hình vẽ.
2. Kỹ năng: Hs nắm vững định lý 1 về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, nắm vững định lý 2 về quan hệ giữa các đường xiên, đường xiên và hình chiếu của chúng, hiểu cách chứng minh các định lý trên.
– Bước đầu Hs biết vận dụng hai định lý trên vào các bài tập đơn giản.
3. Giáo dục tư tưởng: Tính chính xác, nắm chắc vấn đề.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Soạn định lý 1, định lý 2 và bài tập trên film trong. In phiếu học tập các nhóm.
– Thước thẳng, êke, Compa, thước đo góc, phấn màu, bút dạ.
2. Học sinh: Ôn tập hai định lý và nhận xét về quan hệ các góc và cạnh trong một tam giác, định lý Pytago.
– Thước thẳng, êke, compa, thước đo góc, phấn màu, bút dạ.
 	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’) Gv nêu yêu cầu kiểm tra: Vẽ hình “Ai bơi gần nhất ”. Cả lớp suy nghĩ và xung phong trình bày bài giải, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Giải: DABH vuông tại H và DACH vuông tại H nên AB > AH và AC > AH. Vậy Minh bơi gần nhất.
2. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động1:
Gv: Trình bày các khái niệm như Sgk và vẽ hình 7/57 Sgk.
Chú ý: Hình chiếu của đường xiên kẻ từ một điểm đến một đường thẳng tồn tại khi có đường vuông góc kẻ từ điểm đó đến đường thẳng. Phải kẻ thêm đường vuông góc.
Hoạt động 2:
Gv: yêu cầu Hs thực hiện ?2 .
Hãy so sánh độ dài của đường vuông góc và các đường xiên ? 
Gv: nhận xét và nêu nội dung định lý 1 trên đèn chiếu.
Cho HS chứng minh định lý . 
Làm ?3 áp dụng định lý Pytago để chứng minh AH < AB
Giới thiệu: độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d.
Hoạt động3:
Gv: đưa hình 10/58 Sgk và ?4 
lên màn hình.
Yêu cầu Hs thực hiện ?4.
Hãy giải thích HB, HC là gì ?
Hãy sử dụng định lý Pytago để suy ra rằng:
a) Nếu HB > HC thì AB > AC.
b) Nếu AB > AC thì HB > HC.
c) Nếu HB = HC thì AB = AC và ngược lại nếu AB = AC thì HB = HC.
Từ bài toán trên, hãy suy ra quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
Gv: gợi ý để Hs nêu được nội dung của định lý 2, vài Hs đọc lại nội dung ở SGK vài lần.
Hoạt động4: (Củng cố – 8’)
Phát phiếu học tập cho các nhóm
2/ Vẫn dùng hình vẽ trên, xem xét các câu sau đúng hay sai ?
a) SI < SB
b) SA = SB IA = IB.
c) IA = IB SB = PA. 
d) IC > IA SC > SA
Hs: vẽ hình, nghe giảng các khái niệm.
Đọc và thực hiện ?1 
Hs thực hiện trên hình vẽ và trả lời.
Một Hs đọc định lý 1 Sgk. Hs lên bảng ghi GT–KL.
Hs chứng minh miệng bài toán. DAHB vuông ở H nên cạnh huyền AB lớn nhất. 
Vậy AB > AH
Áp dụng định lý Pytago.
Hs cả lớp ghi vào vở.
Hs đọc hình 10.
Hs nêu nội dung của định lý 2.
Hai Hs đọc lại nội dung của đ.lý 2 ở Sgk.
Hs Hoạt động nhóm.
Điền vào phiếu học tập
1. Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên (8’)
Cho A Ï d, hạ AH ^ d (H Î d) Lấy B Î d nhưng B khác H.
– Đoạn thẳng AH là đường vuông góc kẻ từ A đến d.
– H: chân đường vuông góc hay hình chiếu của A trên d.
– Đoạn thẳng AB là một đường xiên kẻ từ A đến d.
– Đoạn thẳng HB là hình chiếu của đường xiên AB trên d.
2. Quan hê giữa đường vuông góc với đường xiên. 
Định lý 1: (SGK)
GT: A Ï d, AH là đường vuông góc, AB là đường xiên.
KL: AB > AH.
*Độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d.
3. Các đường xiên và hình chiếu của chúng.
Định lý 2: (SGK)
Đường xiên lớn « hình chiếu tương ứng lớn.
Hai đường xiên bằng nh ... nào bằng nhau ?
Hãy c/m DABE = DACF
Gv: gọi một Hs chứng minh miệng bài toán, tiếp theo một Hs khác lên trình bày bài làm.
Hãy nêu cách c/minh khác.
Bài 27/67 Sgk:
Gv: Vẽ hình, yêu cầu Hs nêu GT–KL bài toán.
Gv gợi ý: 
* BE và CF là hai đường trung tuyến có điều gì?
*Gọi G là trọng tâm của tam giác. Từ giả thiết BE = CF em suy ra được điều gì?
* Vậy tại sao AB = AC ?
Bài 29/67 Sgk:
Gv: hiển thị đề bài bằng đèn chiếu. 
Gv: Tam giác đều là tam giác cân ở cả ba đỉnh, dựa vào bài 26 ta có gì ?
Vậy tại sao GA = GB = GC
Qua bài 26 và 29 em hãy nêu tính chất các đường trung tuyến trong tam giác cân, tam giác đều.
Bài 28/67 Sgk:
(Đưa đề bài lên màn hình)
Cho Hs hoạt động nhóm:
– Vẽ hình. Ghi GT–KL.
– Trình bày bài chứng minh
Gv: nhận xét bài làm các nhóm và hỏi thêm:
– Gọi G là trọng tâm DEF, hãy tính DG ? GI 
Viết GT, KL vẽ hình định lý
GT: DABC: AB = AC; BE và CF là hai đường trung tuyến
KL: BE = CF
* DBFC = DCEB hoặc DABE = DACF
* HS c/m miệng, Hs khác lên trình bày bài làm.
C/m: DBFC = DCEB
GT: DABC: BE và CF là hai đường trung tuyến; BE = CF
KL: DABC cân tại A.
* AC = 2EC và AB = 2 FB
*FG = EG và BG = CG
DBFG =DCEG nên FB = EC
Þ AC = AB Þ DABC cân
Một Hs đọc đề bài, Hs khác lên bảng vẽ hình, ghi GT–KL của định lí.
GT: G là trọng tâm của đều ABE.
KL: GA = GB = GC.
*Các trung tuyến kẻ từ các đỉnh của D đều là bằng nhau.
Vì GA =AD; GB = BE; GC =CF mà BE =CF =AD
nên GA = GB = GC.
GT: DDEF: DE = DF =13 cm DI là đường trung tuyến
KL: a/ DDEI = DDFI
b/ Góc DIE, DIF là góc gì?
c/ Tính độ dài DI
Hs hoạt động nhóm
Bài 26/67 Sgk.
Bài 27/67 Sgk:
Bài 29/67 Sgk:
Bài 28/67 Sgk:
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn về nhà.
Bài tập về nhà: 30/67 Sgk.
Bài 35, 36, 38 Sbt.
Hướng dẫn bài 30 Sgk.
	Soạn bài mới: Tính chất tia phân giác của một góc.
****************************
Tuần 31:	 Ngày soạn:....../......./201.....
Tiết 57: Ngày dạy: ......./......./201..... 
§ 5. TÍNH CHẤT TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
I. MỤC TIÊU: Qua bài này HS cần:
1. Kiến thức: Hs hiểu và nắm vững định lí về các điểm thuộc tia phân giác của một góc và định định lí đảo của nó. Bước đầu biết vận dụng hai định lí trên để giải bài tập.
2. Kỹ năng: Hs biết cách vẽ tia phân giác của một góc bằng thước hai lề, củng cố cách vẽ tia phân giác của một góc bằng thước kẻ và compa.
3. Giáo dục tư tưởng: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kiên trì trong giải toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: – Đèn chiếu và Film trong (hoặc bảng phụ) soạn sẵn định lí, bài tập, câu hỏi.
– Một miếng bìa mỏng có hình dạng một góc, thước hai lề, Compa, êke, phấn màu.
2. HS: – Ôn tập khái niệm tia phân giác của một góc, khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng, xác định tia phân giác của một góc bằng cách gấp hình, vẽ tia phân giác của góc bằng thước kẻ, com pa.
– Một Hs chuẩn bị một miếng bìa mỏng có hình dạng một góc, thước hai lề, compa, êke. Bút dạ, bảng phụ nhóm (hoặc film trong) 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (7’) Gv nêu yêu cầu kiểm tra.
– Hs 1. – Tia phân giác của một góc là gì?	
– Cho , vẽ tia phân giác Oz của góc đó bằng thước kẻ và compa.
–Hs 2. Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng d. Hãy xác định khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d.
– Vậy khoảng cách từ một điểm tới một đường thẳng là gì?.
2. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động1: (12’)
a) Thực hành:
Gv và Hs thực hành gấp hình theo Sgk để xác định tia phân giác Oz của xOy.
– Từ một điểm M tuỳ ý trên Oz, ta gấp MH vuông góc với hai cạnh trùng nhau Ox, Oy.
Gv hỏi: với cách gấp hình như vậy, MH là gì?
Gv yêu cầu Hs đọc ?1 
C/m nhận xét đó bằng suy luận.
b) Định lí 1 (định lí thuận)
– Gv đưa định lí lên màn hình yêu cầu một Hs đọc lại đ.lí; nêu GT, KL của định lí theo ?2.
Sau khi Hs c/m xong, hãy lập mệnh đề đảo của đ.lý thuận
Hoạt động 2: Đ.lý đảo: (14’)
Gv nêu bài toán trang 69 Sgk và vẽ h.30 lên bảng.
?3 Bài toán này cho ta điều gì? Hỏi điều gì?
Gv: Theo em, OM có là tia phân giác của không? 
Đó chính là nội dung định lí 2 (định định lí đảo của định lí 1).
Gv: yêu cầu Hs đọc định lí 2 (trang 69 Sgk).
*Yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm ?3. Gv kiểm tra, nhận xét bài làm của một vài nhóm.
–Gv đưa định lí 1 và 2 lên màn hình, nhấn mạnh lại và cho biết: từ định lí thuận và đảo ta có nhận xét gì ?
Hoạt động3: Bài tập (10’)
Bài 31/ 70 Sgk: Gv yêu cầu Hs đọc đề bài Sgk.
Gv hướng dẫn Hs thực hành dùng thước hai lề vẽ tia phân giác của .
Tại sao khi dùng thước hai lề như vậy thì OM lại là tia phân giác của .
Hs thực hành gấp hình theo h.27, h.28/ Tr68 / Sgk.
Hs trả lời.
Một Hs đọc lại định lí .
Một Hs chứng minh miệng bài toán.
HS lập mệnh đề đảo
và đó là bài toán Sgk
Hs trả lời.
OM là tia phân giác của 
Một Hs đọc định lí 2 Sgk.
Hs hoạt động nhóm làm ?3.
Hs nhận xét, góp ý.
Vài Hs nhắc lại định lí 2.
–Hs nghe Gv nêu “Nhận xét” trang 69 Sgk và ghi vở.
Hs tự đọc đề bài.
Một Hs đọc to cả lớp cùng theo dõi.
Hs thực hành cùng Gv.
Đọc phần gợi ý rồi chứng minh.
1. Định lí về tính chất các điểm thuộc tia phân giác.
Định lý 1(thuận)
GT: Oz là tia phân giác của , M Î Oz; MA ^Ox; 
 MB ^ Oy.
KL: MA = MB
CM: SGK
2.Định lý đảo:
Định lý 2: (SGK)
GT: M nằm bên trong 
 MA ^Ox; MB ^ Oy
 MA = MB.
KL: có OM là phân giác 
Nhận xét: “ Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó ”
Bài 31/ 70 Sgk.
Hạ MA ^Ox và MB ^ Oy thì MA = MB (vì cùng bằng khoảng cách hai lề của thước). Vậy OM là tia phân giác của 
Bài 32/70Sgk. Gv đưa hình vẽ và GT,KL lên màn hình
GT: DABC; Phân giác và phân giác cắt nhau tại E.
KL: E thuộc phân giác xAy. (GV hướng dẫn về nhà)
Hoạt động4: Hướng dẫn về nhà: (2’)
– Học thuộc và nắm vững nội dung hai đlý về tính chất tia phân giác của một góc, nhận xét tổng hợp hai định lí đó (tr.69 Sgk). BT: 34, 35/71Sgk. BT 42 tr.29 Sbt.
– Mỗi Hs chuẩn bị một miếng bìa cứng có hình dạng một góc để thực hành bài 35 trong tiết sau. 
Soạn bài mới: Luyện tập.
*****************************
Tuần 31:	 Ngày soạn:....../......./201.....
Tiết 57: Ngày dạy: ......./......./201..... 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua bài này HS cần:
* Kiến thức: Củng cố hai định lí (thuận và đảo) về tính chất tia phân giác của một góc và tập hợp các điểm nằm bên trong góc đồng thời cách đều hai cạnh của một góc.
– Vận dụng các định lí trên để tìm tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau và giải bài tập.
* Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích và trình bày bài chứng minh. 
* Giáo dục tư tưởng: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kiên trì trong giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: – Film trong (hoặc bảng phụ) soạn sẵn bài tập, bài giải, câu hỏi.
– Thước thẳng, thước hai lề, Compa, êke, phấn màu, bút dạ.
– Một miếng gỗ hoặc bìa cứng có hình dạng một góc. Phiếu học tập của Hs.
2. Học sinh: – Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác, định lí và cách chứng minh tính chất của hai góc kề bù.
 – Thước hai lề, compa, êke, phấn màu, bút dạ. Một bìa cứng có hình dạng một góc.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’) Gv nêu yêu cầu kiểm tra.	
– Hs1: Vẽ góc xOy, dùng thước hai lề vẽ tia phân giác của góc xOy. 
Phát biểu tính chất các điểm trên tia phân giác của một góc. Minh hoạ tính chất đó trên hình vẽ.
– Hs 2: Chữa Bt. 42/29 Sbt. Cho tam giác nhọn ABC. Tìm điểm D thuộc trung tuyến AM sao cho D cách đều hai cạnh của góc B.
– Gv hỏi: Nếu tam giác ABC bất kỳ (tam giác vuông, tam giác tù) thì bài toán còn đúng không?
2. Tổ chức các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hoạt động1: (32’)
Bài 33/ 70 Sgk. (đèn chiếu)
Gv vẽ hình lên bảng, gợi ý Hs chứng minh bài toán.
a/Hãy c/m: = 900.
Gv đưa c/m câu a lên màn hình để khắc sâu cách làm.
Sau đó Gv vẽ tia Ox’ là tia đối của tia Ox, vẽ phân giác Ou của và phân giác Ou’ của góc x’Oy.
Hãy kể tên các cặp góc kề bù khác trên hình và tính chất hai tia phân giác của chúng.
Gv điền tiếp các góc trên hình và hỏi: Ot và Ou là hai tia như thế nào?
Tương tự với Ot’ và Ou’.
b) C/m rằng: Nếu M thuộc đ.thẳng Ot hoặc thuộc đ.thẳng Ot’ thì M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’.
*Nếu M thuộc đ.thẳng Ot thì M có thể ở những vị trí nào?
 – M O thì khoảng cách từ M tới xx’ và yy’ như thế nào?
– Nếu M thuộc tia Ot thì sao?
–Nếu M thuộc tia Ou, Ot’, Ou’ chứng minh tương tự.
c) C/m rằng: Nếu M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’ thì M thuộc đường thẳng Ot hoặc đường thẳng Ot’.
d) Câu d đã xét ở câu b.
e) Có nhận xét gì về tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’ và yy’.
Gv nên nhấn mạnh lại hai mệnh đề đã chứng minh được ở câu b và c để dẫn tới kết luận về tập hợp điểm này. (đưa kết luận lên màn hình).
Bài 34 /71 Sgk.
Gv yêu cầu Hs đọc đề bài Sgk, vẽ hình, ghi GT, KL
Gv yêu cầu Hs trình bày miệng Vì đã làm bài này ở HKI đó là bài 43/ Tr125/tập 1
Bài tập 35/ 71 Sgk.
Gv yêu cầu Hs đọc đề bài, lấy miếng bìa cứng có hình dạng góc và nêu cách vẽ phân giác của góc đó bằng thước thẳng, áp dụng bài 34 ở trên 
Hs trình bày miệng câu a. (đáp án như bài c/m định lý /tập 1 /Tr 100.
Một Hs trả lời
Hs: Đối nhau.
Bằng 0
*Nếu M thuộc tia Ot thì M cách đều Ox; Oy và nếu M thuộc tia Ot’ thì M cách đều Ox; Oy’
*Nếu M cách đều tia Ox và tia Oy thì M thuộc tia Ot hoặc nếu M cách đều tia Ox và tia Oy’ thì M thuộc tia Ot’. Tương tự 
*Là đường thẳng tt’ hoặc uu’.
GT: ; A, B Î Ox; C, D Î Oy; OA = OC; OB = OD.
KL: a/ BC = AD
b/ IA = IC và IB = ID
c/ Ô1 = Ô2.
Bài 33/ 70 Sgk
a) Ta có: 
= (Ot là tia phân giác của ) (1)
 = (Ot’ là tia phân giác của ) (2)
Vì tia Ox nằm giữa hai tia Oy và Oy’. Nên: 
 + = (3) 
Thay (1), (2) vào (3) ta có
 + = Þ 1800 = hay = 900
b) Nếu M thuộc tia Ot thì M cách đều Ox và Oy và nếu M thuộc tia Ot’ thì M cách đều Ox và Oy’. Tương tự cho M thuộc Ou hoặc Ou’. 
Vậy Nếu M thuộc đường thẳng Ot hoặc thuộc đường thẳng Ot’thì M cách đều hai đường thẳng xx’ và yy’.
c)Nếu M cách đều tia Ox và tia Oy thì M thuộc tia Ot hoặc nếu M cách đều tia Ox và tia Oy’ thì M thuộc tia Ot’. Tương tự 
Vậy M thuộc đường thẳng Ot hoặc đường thẳng Ot’.
d/ Bằng không.
e)Nếu M nằm bên trong thì tập hợp các điểm M cách đều Ox; Oy là tia phân giác của . Tương tự 
Vậy tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau xx’ và yy’ là hai đường phân giác ut; u’t’.
Bài 34 /71 Sgk. (vắn tắt)
CM: a/ Có DOAD = DOCB (c.g.c). Suy ra AD = BC.
b/ C/m được=(cùng bù với =nên DIAB = DICD (g.c.g) Þ IA = IC và IB = ID
c/Do DIAB = DICD suy ra DOIA = DOIC (c.c.c) suy ra
=. Vậy OI là tia phân giác của .
Hướng dẫn về nhà: (3’):Ôn lại hai định lí về tính chất tia phân giác của một góc, khái niệm về tam giác cân, trung tuyến của tam giác. Bài tập về nhà: 44/ 29 Sbt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_49_den_57_ho_dang_chinh.doc