Giáo án Hình học 7 - Tiết 59 đến 69 - Hồ Đăng Chính

Giáo án Hình học 7 - Tiết 59 đến 69 - Hồ Đăng Chính

I. MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần:

1. Kiến thức: Củng cố định lí về ba đường phân giác của tam giác. Tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.

3. Giáo dục tư tưởng: Hs thấy được ứng dụng thực tế của Tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Film trong (hoặc bảng phụ) soạn sẵn bài tập, bài giải, câu hỏi.

- Thước thẳng, compa, thước hai lề, êke, phấn màu, bút dạ. Phiếu học tập.

2. Học sinh: - Ôn tập định lí về ba đường phân giác của tam giác, tính chất tia phân giác của một góc, tính chất tam giác cân, tam giác đều.

- Thước hai lề, Compa, êke. Bảng phụ hoạt động nhóm.

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ: (12’) Gv nêu yêu cầu kiểm tra.

- Hs1: Chữa Bt.37/ 72 Sgk.

- Sau khi Hs1 vẽ xong Gv yêu cầu giải thích: vì sao điểm K cách đều 3 cạnh của tam giác.

- Hs 2: Chữa Bt 39/ 73 Sgk.

GT: ABC, AB = AC; Â1 = Â2;

KL: a/ABD = ACD

 b/ So sánh và

- Gv hỏi: Điểm D có cách đều ba cạnh của ABC hay không? Gv nhận xét, cho điểm.

 

doc 29 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 59 đến 69 - Hồ Đăng Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Ngày soạn: ........./......./201...
Tiết 59: Ngày dạy: ......../......../201... 
§ 6. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần:
* Kiến thức: Hiểu khái niệm đường phân giác của tam giác và biết mỗi tam giác có ba đường phân giác. Hs tự chứng minh được định lí: “ Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy”.
* Kỹ năng: Thông qua gấp hình và bằng suy luận Hs chứng minh được định lí: Tính chất ba đường phân giác của một tam giác. Bước đầu Hs biết áp dụng định lí này vào làm bài tập.
* Giáo dục tư tưởng: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kiên trì trong giải toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Film trong (hoặc bảng phụ) ghi định lí, cách chứng minh định lí, bài tập.
- Một tam giác bằng bìa mỏng để gấp hình. Thước hai lề, compa, êke, phấn màu, bút dạ.
- Phiếu học tập cho Hs.
2. Học sinh: - Ôn lại các định lí về tính chất tia phân giác của một góc. Tam giác cân.
- Mỗi Hs có một tam giác bằng giấy để gấp hình. Thước hai lề, compa, êke, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (10’) Gv nêu câu hỏi kiểm tra:
- Hs1: Chữa bài tập đã cho về nhà tiết trước.
- Hs 2: Làm bài tập: Cho DABC cân ở A có tia phân giác góc A cắt cạnh BC tại M. Chứng minh rằng: BM = MC.
- Hs cả lớp làm bài tập trên vào vở.
2. Tổ chức các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: (8’)
Gv vẽ DABC, vẽ tia phân giác của  cắt cạnh BC tại M và giới thiệu đoạn thẳng AM là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của DABC.
Gv trở lại bài toán Hs2 đã chứng minh hỏi: Qua bài toán, em cho biết trong một tam giác cân, đường phân giác của tam giác cân xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường gì của tam giác?
Gv: yêu cầu Hs đọc tính chất của tam giác cân. Tr. 71 Sgk.
Gv hỏi: một tam giác có mấy đường phân giác của tam giác?
Ta xem ba đường phân giác của tam giác có tính chất gì?
Hoạt động 2: (15’) 
Gv yêu cầu Hs thực hiện ?1.
Gv hỏi: Em có nhận xét gì về ba nếp gấp này?
Điều đó thể hiện tính chất ba đ.phân giác của một tam giác.
*Yêu cầu Hs đọc đ.lý tr72 Sgk Sau đó Gv vẽ DABC, hai đ.phân giác xuất phát từ đỉnh B và đỉnh C của tam giác cắt nhau tại I. Ta sẽ chứng minh AI là tia phân giác của góc A và I cách đều 3 cạnh của DABC
Gv yêu cầu Hs làm ?2. Viết GT, KL của định lí.
- Hãy chứng minh bài toán.
Gv có thể gợi ý: I thuộc phân giác BE, CF của góc B, góc C thì ta có điều gì?
Hoạt động 3: (10’)
Gv: Phát biểu lại đ.lý tính chất ba đường phân giác của một tam giác.
Gv yêu cầu Hs làm bài tập 36/72 Sgk. Gv đưa đề bài và hình vẽ lên màn hình.
- Hãy nêu GT;KL của bài toán.
Gv yêu cầu Hs c/minh miệng.
Bài 38 tr.73 Sgk.
Gv phát phiếu học tập có đề bài và hình vẽ 18 cho các nhóm, yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm câu a và b.
a) Tính góc KOL.
b) Kẻ tia IO, hãy tính .
Gv nhận xét và kiểm tra bài làm của các nhóm.
Sau đó Gv hỏi toàn lớp câu c) là: Điểm O có cách đều 3 cạnh của DIKL không? Tại sao?
Hs vẽ hình vào vở
Hs trả lời: đường phân giác của tam giác cân xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến của tam giác.
Một Hs đọc to tính chất này.
Trả lời: tam giác có ba góc nên có ba đường phân giác.
Trả lời: Ba đường phân giác cùng đi qua một điểm.
Một Hs đọc định lí Sgk.
Viết GT, KL.
Hs trình bày như phần chứng minh ở Sgk..
Cách đều hai cạnh của góc.
Hai Hs phát biểu lại định lí .
Hs nêu GT, KL.
Hs chứng minh miệng bài toán.
Hs hoạt động nhóm.
Đại diện một nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
Hs nhận xét, góp ý.
1.Đường phân giác của tam giác.
Với DABC, tia phân giác của  cắt cạnh BC tại M thì đoạn thẳng AM là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh A) của DABC.
*Tam giác có ba đường phân giác.
2. Tính chất ba đường phân giác của tam giác.
GT: DABC, BE và CF là phân giác của B, của ,
BE cắt CF tại I. IH ^ BC; IK ^AC; IP ^ AB.
KL: AI là tia phân giác Â; IH = IK = IP.
CM: (xem SGK)
Bài 36/72 Sgk. 
GT: I nằm trong DDEF
IH ^ EF; IK ^ DF; IP ^ DE; IH = IK = IP.
KL: I là giao điểm của ba đường phân giác của DDEF
Bài 38/ tr.73 Sgk.
a/ ĐS: 1210. b/ ĐS: 310.
c/O cách đều ba cạnh DIKL 
 C.Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học thuộc định lí Tính chất ba đường phân giác của tam giác và Tính chất tam giác cân tr. 71 Sgk.
- Bài tập về nhà: 37, 39, 43/ 72, 73 Sgk.45, 46/29 Sbt. Soạn bài mới: Luyện tập.
**************************************************
Tuần 32: Ngày soạn: ........./......./201...
Tiết 60: Ngày dạy: ......../......../201... 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần:
1. Kiến thức: Củng cố định lí về ba đường phân giác của tam giác. Tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.
3. Giáo dục tư tưởng: Hs thấy được ứng dụng thực tế của Tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: - Film trong (hoặc bảng phụ) soạn sẵn bài tập, bài giải, câu hỏi.
- Thước thẳng, compa, thước hai lề, êke, phấn màu, bút dạ. Phiếu học tập. 
2. Học sinh: - Ôn tập định lí về ba đường phân giác của tam giác, tính chất tia phân giác của một góc, tính chất tam giác cân, tam giác đều. 
- Thước hai lề, Compa, êke. Bảng phụ hoạt động nhóm.
 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (12’) Gv nêu yêu cầu kiểm tra. 
- Hs1: Chữa Bt.37/ 72 Sgk.
- Sau khi Hs1 vẽ xong Gv yêu cầu giải thích: vì sao điểm K cách đều 3 cạnh của tam giác.
- Hs 2: Chữa Bt 39/ 73 Sgk.
GT: DABC, AB = AC; Â1 = Â2;
KL: a/DABD = DACD
 b/ So sánh và 
- Gv hỏi: Điểm D có cách đều ba cạnh của DABC hay không? Gv nhận xét, cho điểm.
2. Tổ chức các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: (28’) BT 40/ 73 Sgk. Đưa đề bài lên màn hình.
Gv: Trọng tâm G của tam giác là gì? Làm thế nào để xác định được G?
- Còn I được xác định như thế nào?
- Gv yêu cầu toàn lớp vẽ hình.
Gv: DABC cân tại A, vậy phân giác AM của tam giác đồng thời là đường gì?
- Tại sao A, G, I thẳng hàng?
Bài: 42/ 73 Sgk.
Chứng minh định lí: Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân.
Gv hướng dẫn Hs vẽ hình.
Gọi một Hs lên bảng trình bày bài chứng minh theo hướng dẫn của SGK
*Còn có cách nào nữa không?
Nếu Hs không tìm được cách chứng minh khác thì Gv chiếu hình vẽ và các cách chứng minh đã chuẩn bị trước.
Bài 52/30 Sbt.
Gv đưa đề bài lên màn hình.
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm.
Gv hỏi: Điểm I có tính chất cách đều ba cạnh của tam giác, còn điểm K có tính chất gì?
Áp dụng: Làm Bài 43/73/SGK đưa lên màn hình để Hs trả lời.
Nếu Hs không tìm được điểm thứ hai (điểm K) thì Gv gợi ý để Hs liên hệ với Bt 52 Sbt vừa làm trên. 
Giao điểm của hai đường trung tuyến.
Giao điểm của hai đường phân giác.
Cả lớp vẽ hình vào vở, một Hs lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL.
Là đường trung tuyến
Một Hs lên bảng trình bày chứng minh.
*Nhìn hình vẽ, gợi cách làm: Từ D kẻ DK ^ AC và DI ^ AB.
DADI = DADK Þ DK = DI Þ DBDI = DCDK 
Þ . 
Vậy DABC cân tại A
GT: I là giao điểm các đường phân giác của DABC, K là giao điểm hai đường phân giác của các góc ngoài tại đỉnh A và C
KL: B;I;K thẳng hàng
Hs hoạt động nhóm.
Đại diện một nhóm trình bày bài làm
Bài: 40/ 73 Sgk. 
GT: DABC; AB = AC; G là trọng tâm; I là giao điểm của ba đường phân giác.
KL: A; G; I thẳng hàng.
CM: DABC cân tại A nên đường phân giác AI cũng là đường trung tuyến. Mà G là trọng tâm của DABC nên G thuộc đường trung tuyến AI.
Vậy A, G, I thẳng hàng
Bài: 42/ 73 Sgk.
GT: DABC; Â1 = Â2; BD = DC
KL: DABC cân tại A.
CM: (vắn tắt)
DABD = DA’CD (cgc) Þ AB = A’C và Â1 = Â’.
Mà Â1 = Â2 nên Â2 = Â’ Þ DCAA’ cân ởC Þ A’C = AC
Vậy DABC cân tại A.
Bài 52/30 Sbt.
Giải: Các đường phân giác của các góc ngoài tại đỉnh A và C cắt tại K nên BK là tia phân giác của góc B. Có BI là đường phân giác của góc B
Vậy B; I; K thẳng hàng. 
 3. Hướng dẫn về nhà: (5’)- BT: 49, 50, 51/29 Sbt. 
- Học các định lí về tính chất đường phân giác của tam giác, của góc, tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân, định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
Bài tập bổ sung: (Gv photo sẵn cho Hs).Các câu sau đúng hay sai ?
*Trong tam giác cân, đ.t.tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là đ.p.giác của tam giác.
*Trong tam giác đều, trọng tâm của tam giác cách đều ba cạnh của nó.
*Trong tam giác cân, đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến.
*Trong một D, giao điểm của ba đ.p.giác cách mỗi đỉnh 2/3 độ dài đ.p.giác đi qua đỉnh ấy.
*Nếu một tam giác có một đường phân giác đồng thời là trung tuyến thì đó là tam giác cân.
Dặn dò: Mỗi Hs mang đi một mảnh giấy có một mép thẳng để học tiết sau.
Soạn bài mới: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.
************************************************
Tuần 33: Ngày soạn: ........./......./201...
Tiết 61: Ngày dạy: ......../......../201... 
§ 7. TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG.
I. MỤC TIÊU: Qua tiết học này HS cần:
1. Kiến thức: Hs hiểu và chứng minh được hai định lí đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng.
2. Kỹ năng: Hs biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước kẻ và compa.
3. Giáo dục tư tưởng: Bước đầu biết dùng các định lí này để làm các bài tập đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Film trong (hoặc bảng phụ) soạn sẵn câu hỏi kiểm tra, bài tập, các định lí và nhận xét. Một mảnh giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng. (vẽ đoạn thẳng bằng mực khác màu). Thước thẳng, Compa, êke, phấn màu, bút dạ.
2. Học sinh: Mỗi Hs chuẩn bị một mảnh giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng. Thước thẳng, Compa, êke, phấn màu, bút da, bảng phụ nhóm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (8’) Gv nêu câu hỏi và gọi một Hs lên kiểm tra.
- Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng? 
- Cho đoạn thẳng AB, hãy dùng thước có chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Lấy một điểm M bất kỳ trên đường trung trực của AB. Nối MA, MB. Em có nhận xét gì về độ dài của MA và MB?
Gv hỏi thêm: Nếu M I thì sao? Gv nhận xét và cho điểm.
2. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: (10’) Thực hành.
Gv yêu cầu Hs lấy mảnh giấy trong đó có một mép cắt là đoạn thẳng AB, thực hành ghép hình theo Sgk (h. 41a,b).
*Tại sao nếp gấp 1 chính là đ.t. trực của đoạn thẳng AB?
*Yêu cầu Hs thực hành tiếp (h. 41c) và hỏi độ dài nếp gấp 2 là gì?
- Vậy 2 khoảng cách này như thế nào?
Gv trở lại hình vẽ Hs đã vẽ khi kiểm tra và nói: Khi lấy điểm M bất kỳ trên đ.trung trực của AB, ta được MA = MB hay M cách đều hai mút của đoạn thẳng AB.
Vậy điểm nằm trên đ.t ...  hệ giữa ba cạnh của tam giác: Trong DABC có
BC – AC < AB < BC + AC 
BC – AB < AC < BC + AB
AC – AB < BC < AC + AB
BT 63/87
DAEC cân ở C(gt) nên mà là góc ngoài của DAEC nên =Þ= 2 
Tương tự có = 2.
DABC có AC < AB (g.t) Þ < (quan hệ ...) suy ra 
 < . 
b/Trong DAED do < nên AE < AD (quan hệ...)
Bài 64/ Tr 87
(Về nhà c/m lại vào vở)
 	3. Củng cố : Nhắc lại các tính chất vừa ôn. Làm vào phiếu học tập: 5’
Xét xem các câu sau đúng hay sai:
a/ Trong tam giác vuông, cạnh góc vuông nhỏ hơn cạnh huyền ? 	(Đ)
b/ Trong tam giác tù cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất ? 	(Đ)
c/ Trong tam giác bất kì, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn ? 	(Đ)
d/ Có tam giác mà có độ dài ba cạnh có độ dài là: 4cm, 5cm, 9cm ? 	(S)
e/ Trong tam giác cân, có góc ở đáy bằng 700 thì cạnh đáy lớn hơn cạnh bên 	(S)_
 	4. Dặn dò về nhà: 2’ Làm các câu hỏi từ 4 đến 8 và các bài tập 67, 68, 69, 70 sgk. 
	Bài tập nâng cao: Làm bài tập ở SBT: 66, 67. Giờ sau ôn tập tiết 2. 
Ngày soạn: / / 200 
Tiết 66 
ÔN TẬP CHƯƠNG III (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết học này HS cần: 
1. Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức trong chương phần các đường đặc biệt trong tam giác: đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao. Các điểm đặc biệt: Trọng tâm, điểm cách đều ba cạnh, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác, trực tâm. Tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân, đều, vuông cân.
2. Kỹ năng: Vận dụng được các kiến thức vào để giải các bài toán ôn tâp.
3.Giáo dục tư tưởng: Tính chính xác khoa học. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng. com pa , phấn màu, bảng phụ.
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, com pa. 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào tiết dạy)
 2. Tổ chức các hoạt động :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Câu 4
Cho HS đọc đề câu hỏi 4.
Gọi 1 em tại chỗ ghép hai ý để có được một khẳng định đúng.
Hoạt động 2: Câu 5
(Trình bày như câu 4)
Hoạt động 3: Câu 6
Nhắc lại t/c ba đường trung tuyến.
Trọng tâm tam giác là gì?
T/c trọng tâm ?
*Hãy vẽ một tam giác và xác định trọng tâm của tam giác đó ?
Nói cách xác định trọng tâm của tam giác ?
Câu b: Nam nói đúng hay sai.
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS vẽ hình BT 67/ Tr87
Gọi HS viết GT, KL. 
GV gợi ý.
a/ Có nhận xét gì về tam giác MPQ và RPQ
GV vẽ đường cao AH của hai tam giác đó.
Hoạt động 5: Bài 69
GV hướng dẫn vẽ hình. HS tự nghiên cứu bài giải.
a có cắt b không? Gọi E là giao điểm của a và b.
Nhận xét DSQE có đặc điểm gì?
HS: 
a - d'; b - a'; c - b'; 
d - c'
a - b'; b - a'; c - d'; 
d - c'
Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm.
Giao điểm ba đường trung tuyến của tam giác.
Phát biểu.
HS trả lời:
HS hơi khó vẽ hình bài này, nghe GV hướng dẫn
Hai đ.thẳng phân biệt a và b không song song thì chúng phải cắt nhau tại E. 
DQSE có SR ^ EQ, QP ^ ES nên SR và QP là hai đường cao của DQSE. Có hai đường cao QP và SR cắt nhau tại trực tâm M nên ME cũng là đường cao thứ ba hay ME ^ SQ. Mà MH ^ SQ suy ra E, M, H thẳng hàng.
Câu 4/86 SGK:
a - d'; b - a'; c - b'; d - c'
Câu 5/86sgk:
a - b'; b - a'; c - d'; d - c'
Câu 6/87 sgk:
a/ Trọng tâm của tam giác cách một đỉnh của tam giác một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó.
*Cách xác định trọng tâm của tam giác: Có hai cách:
C1: Xác định giao hai trung tuyến của tam giác.
C2: Xác định trên một đường trung tuyến một điểm cách đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài trung tuyến đó đi qua đỉnh đó.
Câu b: Bạn Nam nói sai.
II: Luyện tập:
Bài 67 sgk:
DMPQ và DRPQ có chung đỉnh P, hai cạnh MQ, QR cùng nằm trên một đường thẳng nên có chung đường cao hạ từ P đến đường thẳng MR là đường cao PH
Có MQ = 2QR (t/c trọng tâm của DMNP) Þ 
b/ Tương tự:
c/= (chung đường cao QI và hai đáy bằng nhau NR = RP)
Bài 69 sgk:
Hai đ.thẳng phân biệt a và b không song song thì chúng phải cắt nhau tại E. 
 DQSE có SR ^ EQ, QP ^ ES nên SR và QP là hai đường cao của DQSE. 
SR giao QP tại M nên M là trực tâm của DQSE. Ba đường cao của tam giác cùng đi qua trực tâm, nên đường thẳng qua M vuông góc với SQ là đường cao thứ ba của tam giác.
Vậy MH đi qua giao điểm E của a và b.
 3. Củng cố : Nhắc lại một số tính, định lí
 4. Dặn dò về nhà: Ôn tập lí thuyết của chương. 
 Dặn dò giờ sau kiểm tra 1 tiết. 
 Bài tập nâng cao: Làm bài tập ở SBT: 82, 84, 85.
Ngày soạn: / /
Tiết: 67 
KIỂM TRA CHƯƠNG III
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết học này HS cần: 
 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức trọng tâm của chương thông qua các định lí và áp dụng các dịnh lí vào giải các bài tập.
 2. Kỹ năng: Kiểm tra kĩ năng vẽ hình theo đề bài.
 3.Giáo dục tư tưởng: Tính chính xác, trung thực trong việc kiểm tra. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. Giáo viên: Đề KT đã poto.
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, com pa giấy làm bài.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 1. Kiểm tra bài cũ: Không
 2. Tổ chức các hoạt động :
ĐỀ:
Bài 1: (3đ)
	a/ Phát biểu các định lí về quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác, vẽ hình, ghi GT; KL của định lý.
	b/ Trong tam giác vuông, cạnh nào lớn nhất ? Vì sao ?
Bài 2: (3đ)
Xét xem các câu sau đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích và sửa lại cho đúng.
	a/ Tam giác ABC có AB = BC thì góc C bằng góc A.
	b/ Tam giác MNP có góc M bằng 800, góc N bằng 600 thì NP > MN > MP.
c/ Có tam giác mà độ dài ba cạnh là: 3cm, 4cm , 6cm.
	d/ Trực tâm của một tam giác cách đều ba đỉnh của nó.
Bài 3: (4đ)
	Cho tam giác nhọn ABC có AB > AC. Vẽ đường cao AH. Chứng minh:
	a/ HB > HC	b/ 	c/ So sánh và .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Bài 1: (3đ) Đúng mỗi câu cho 1,5đ
a/ Trả lời: Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
b/ Trả lời: Cạnh huyền lớn nhất vì đối diện với góc vuông lớn nhất.
Bài 2: (3đ) Đúng mỗi câu cho 0,75đ.
Xét xem các câu sau đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích và sửa lại cho đúng.
a/ (đúng) 	 b/ DMNP có góc M bằng 800, góc N bằng 600 thì NP > MN > MP (sai)
c/ Với độ dài ba cạnh là: 3cm, 4cm, 6cm. (đúng)	 d/ Trực tâm cách đều ba đỉnh (sai)
Bài 3: 	Hình vẽ + GTKL đúng cho 1đ, đúng mỗi câu cho 1đ.	
a/ AB > AC (gt) Þ HB > HC (đường xiên lớn hơn thì hình chiếu lớn hơn)	
b/ AB > AC (gt) Þ (đối diện cạnh lớn là góc lớn hơn)
c/ BÂH > CÂH
Ngày soạn: / / 200 
Tiết 68 
ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết học này HS cần: 
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về đường thẳng song song, quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các trưồng hợp bằng nhau của tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình.
3.Giáo dục tư tưởng:Tính chính xác và tính hệ thống kiến thức. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng. com pa , phấn màu, bảng phụ.
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, com pa. 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào bài dạy)
 2. Tổ chức các hoạt động :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: 15'
Thế nào là hai đường thẳng song song ?
Phát biểu tiên đề Ơclit?
* Làm Bài 2/91sgk:
GV vẽ hình minh hoạ.
Cho HS hoạt động nhóm khoảng 7', mời 2 nhóm trình bày.
Bài 3/91sgk: Cho HS họp nhóm và tự làm vào vở.
Hoạt động 2: 
Phát biểu định lí tổng ba góc trong tam giác?
Phát biểu bất đẳng thức tam giác ?
Phát biểu định lí quan hệ về cạnh và góc đối diện trong tam giác ?
Hoạt động 3: 
Gọi HS đọc các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Gọi HS phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
Hai đường thẳng song song là hai đừờng thẳng không có điểm chung.
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
HS hoạt động nhóm.
a/ a MN và bMN(gt)
Þ a // b
b/ Góc NQP bằng 1300.
CÔt = = 440 (sole)
DÔt = 1800 – 1320 = 480.
CÔD = 440 + 480 = 920
HS tự làm, cả lớp góp ý kiến.
HS trả lời:
Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800.
Trong một tam giác độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và bé hơn tổng hai cạnh còn lại.
Trong một tam giác góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
HS phát biểu: ccc;cgc, gcg
HS phát các trường hợp: C.huyền - góc nhọn; c.huyền - c. góc vuông.
I. ôn tập về đường thẳng song song:
Luyện tập:
Bài 2/91sgk:
Bài 3/91sgk:
II. Ôn tập về quan hệ cạnh góc trong tam giác:
III. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác:
Luyện tập: Bài 4/92 sgk:
a/ Tam giác CED và ODE bằng nhau (gcg)
b/
Þ CE ^ CD tại C.
c/ DCDA = DDCE (c.g.c)
Þ CA = DE.
 4. Củng cố : Nhắc lại các ý đã ôn.
 5. Dặn dò về nhà: làm các bài tập 6,7,8,9 sgk 
 Bài tập nâng cao: Làm bài tập ở SBT: 72, 73.
Ngày soạn: / / 200 
Tiết: 69. 
ÔN TẬP CUỐI NĂM PHẦN HÌNH HỌC (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: Qua tiết học này HS cần: 
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác.
2. Kỹ năng:Vẽ hình; ghi GTKL.
3.Giáo dục tư tưởng:Tính chính xác, khoa học.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 1. Giáo viên: Thước đo độ, thước thẳng. com pa , phấn màu, bảng phụ.
 2. Học sinh: Thước đo độ, thước thẳng, com pa. 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :	
 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết dạy.
 2. Tổ chức các hoạt động :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
10'
10'
10'
Hoạt động 1:
Em hãy kể tên các đường đồng quy của tam giác ?
Sau đó GV đưa bảng phụ:
1. Đường trung tuyến
G là ...
GA =... AD
GE = ... BE
2. Đường cao
H là ...
BK là 
3. Đường phân giác
IK = ... = ...
I cách đều ...
4. Đường trung trực
OA = ... = ...
O cách đều ...
Hoạt động 2: 
GV cho HS nêu lại định nghĩa và tính chất các dạng tam giác:
Tam giác cân; đều, vuông
Hoạt động 3:
Gọi hs đọc đề, một em ghi GTKL
GV gợi ý để tính các góc DCE, DEC.
DCE bằng góc nào ?
Làm thế nào để tính được góc CDB, DEC ?
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn bài 8 /92sgk.
Hs trả lời: 
- Ba đường trung tuyến
- Ba đường phân giác
- Ba đường trung trực
- Ba đường cao.
HS điền chỗ trống:
Đường trung tuyến
G là trọng tâm của DABC
GA = 2/3 AD
GE = 1/3 BE
Đường cao
H là trực tâm của DABC
BK là đường cao
Đường phân giác
IK = IM = IN
I cách đều ba cạnh tam giác
Đường trung trực
OA = OB = OC
O cách đều ba đỉnh tam giác
HS nhắc lại định nghĩa và tính chất các loại tam giác.
từ đó HS tự trình bày lời giải.
I. Ôn tập về các đường đồng quy trong tam giác:
II Một số dạng tam giác đặc biệt:
III. Luyện tập:
Bài 6/92sgk:
 4. Củng cố : Nhắc lại lí thuyết
 5. Dặn dò về nhà: học lí thuyết và là các bài tập còn lại. 
 Bài tập nâng cao: Làm bài tập sbt .
Tiết 70. TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM (phần hình học)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_59_den_69_ho_dang_chinh.doc