Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 39, 40

Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 39, 40

I. MỤC TIÊU

- Qua bài này, HS cần :

- Biết sử dụng các cum từ : " cung căng dây " và " dây căng cung ".

- Phát biểu được các định lý 1 và 2 và chứng minh được định lý 1 .

- Hiểu được vì sao các định lý 1 và 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau .

II. CHUẨN BỊ

- Phấn màu, bảng phụ, SGK , SGV ,thước thẳng, com pa,

- HS : Com pa, thước thẳng .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 39, 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/01/09
Ngày dạy
Tiết 39 : Đ2. liên hệ giữa cung và dây .
I. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
- Biết sử dụng các cum từ : " cung căng dây " và " dây căng cung ". 
- Phát biểu được các định lý 1 và 2 và chứng minh được định lý 1 .
- Hiểu được vì sao các định lý 1 và 2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau .
II. Chuẩn bị 
Phấn màu, bảng phụ, SGK , SGV ,thước thẳng, com pa, 
HS : Com pa, thước thẳng .
III. các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ . Đề bài trên bảng phụ - bài 8 / SGK .
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai ? Vì sao ? 
a) Hai cung bằng nhau thì số đo bằng nhau .
b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau .
c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn hơn .
d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn .
* GV : Đánh giá, NX cho điiểm HS .
* GV : ĐVĐ : Qua bài trên ta thấy : Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau , Vậy cung và dây có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
Hoạt động 2. Bài mới 
Hoạt động 2.1 : Phát biểu và chứng minh định lý 1 .
* GV : Với 2 điểm A và B phân biệt trên đường tròn, ta vẽ được mấy cung ? Đó là những cung nào ? 
HS trả lời câu hỏi .
HS ở dưới NX trả lời của bạn .
1. Định lý 1. 
* GV : Giới thiệu : Để chỉ mối liên hệ giữa cung và dây có chung hai mút . ta dùng cụm từ : " cung căng dây " hoặc " dây căng cung "
* Dây AB căng những cung nào ? 
* GV : Nhấn mạnh , .....ta chỉ xét những cung nhỏ 
* GV : Vẽ dây CD trên (O) cho HS quan sát và dự đoán dộ dài của AB và CD, cung AB và cung CD .
* GV cho HS lên bảng đo và rút ra nhận xét .
* GV : Đó là nội dung định lý 1 .
*GV: Cho HS thực hành ?1
* GV : Tại sao trong định lý trên chỉ xét đến cung nhỏ trong đường tròn .
* GV : Với hai dây không bằng nhau trong một đường tròn thì hai dây căng hai cung đó có bằng nhau không, đó là nội dung định lý 2 
* GV : Cho HS làm bài tập 10 trong SGK 
Hoạt động 2.2
* GV : Cho HS đọc nội dung định lý, vẽ hình và ghi GT, KL . 
* HS nghe GV trình bày và trả lời các câu hỏi của GV .
* HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
HS : đọc định lý .
HS lên bảng vẽ hình , ghi GT, KL .
HS : Thực hành ?1 theo nhóm .
* Đại diện nhóm lên trình bày .
GT Cho (O)
KL a. AB = CD ịAB=CD
 b. AB = CD ịAB=CD
Chứng minh
a). Ta có 
cung AB = cung CD ( GT)
nên góc AOB = góc COD .
Xét D AOB và D COD ta có :
OA = OC = R ; OD = OB = R
Góc AOB = góc COD ( cmt)
ịD AOB = D COD ( cgc) ị AB = DC .
b) Xét D AOB và D COD ta có :
OA = OC = R ; OD = OB = R
AB = DC ( GT)
ịD AOB = D COD ( ccc)
ị Góc AOB = góc COD
ị cung AB = cung C 
2. Định lý 2
* HS đọc nội dung định lý, HS vẽ hình, ghi GT, KL .
Hoạt động 3. Củng cố
Nhắc lại nội dung định lý 1 và 2 .
Làm bài tập 13/ 72 SGK .
* GV : Hướng dẫn HS chữa bài 13 trong hai trường hợp :
1. Tâm đường tròn nằm ngoài hai dây // .
2. Tâm đường tròn nằm trong hai dây song song .
* GV vẽ hình trường hợp 1 .
* GV : vẽ hình trường hợp 2
* GV : Gợi ý HS CM trường hợp 2 .
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà .
- Nội dung hai định lý .
- Làm các bài tập 11; 12; 14; / SGK .
- Hoàn thành VBT .
- HS khá giỏi làm thêm các bài tập : 10;11;12/SBT.
- Đọc trước bài 3
************************************************
Ngày soạn :11/01/09
Ngày dạy :
Tiết 40 : Đ3. Góc nội tiếp .
I. Mục tiêu
Qua bài này, HS cần :
- Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nfghĩa về góc nội tiếp .
- Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp .
- nhận biết bằng cách vẽ hình và chứng minh được các hệ quả của định lý trên .
- Biết cách phân chia trường hợp .
II. Chuẩn bị 
Phấn màu, bảng phụ, SGK , SGV ,thước thẳng, com pa, 
HS : Com pa, thước thẳng .
III. các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ . Phát biểu nội dung định lý 1 và định lý 2 liên hệ giữa cung và dây .
Hoạt động 2. Bài mới 
Hoạt động 2.1 định nghĩa .
* GV : Cho HS quan sát hình 13 .
* Góc nội tiếp là gì ?
nhận biết cung bị chắn trong mỗi hình ?
* GV : Cho HS thực hành ?1 
* GV : tại sao các góc ở hình 14; 15 không là góc nội tiếp?
* GV : Cho HS thực hành ?2
- Thực hành đo và nhận xét .
* GV : Qua ?1 em có nhận xét gì về về số đo góc nội tiếp với số đo của cung bị chắn ?
Hoạt động 2.2
* GV : Giới thiệu nội dung định lý .
* GV : Hướng dẫn HS chứng minh định lý trong ba trường hợp 
HS trả lời câu hỏi .
HS ở dưới NX trả lời của bạn .
1. Định nghĩa . 
 Định nghĩa ( SGK / 73)
* HS : Quan sát hình 13
* HS trả lời câu hỏi .
* HS : Thực hành ?1
* HS trả lời câu hỏi .
3HS lên bảng thực hành ?2
HS ở dưới cùng làm và NX 
HS trả lời câu hỏi của GV .
2. Định lý
C
A
O
B
a) Trường hợp tâm O nằm trên một cạnh của góc nội tiếp .
* HS : Nhắc lại nội dung định lý .
HS : Lần lượt lên bảng chứng minh dựa trên gợi ý của GV .
* Ta có DAOB cân tại O,
* GV : Để đưa về trường hợp 1 ta làm thế nào ? cần vẽ thêm đường nào ? 
 C
 A
 O
 D
 B 
* GV : Hướng dẫn HS cách chứng minh trường hợp 3
Hoạt động 2.3
* GV : Giới thiệu hệ quả thông qua các câu hỏi dẫn dắt .
éBAC = 0,5 é BOC 
é BOC = sđ cung BC 
ịéBAC = 1/2 sđ cung BC
* HS nghe GV trình bày và trả lời các câu hỏi của GV .
b) Trường hợp tâm O nằm bên trong góc .
GT Cho (O)
KL a. AB = CD ịAB=CD
 b. AB = CD ịAB=CD
Chứng minh
a). Ta có 
cung AB = cung CD ( GT)
nên góc AOB = góc COD .
Xét D AOB và D COD ta có :
OA = OC = R ; OD = OB = R
Góc AOB = góc COD ( cmt)
ịD AOB = D COD ( cgc)
ị AB = DC .
c)Trường hợp tâm O nằm bên ngoài góc .
HS tự chứng minh
3) Hệ quả
* HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
HS : đọc định lý .
HS lên bảng vẽ hình , ghi GT, KL .
HS : Thực hành ?1 theo nhóm .
* Đại diện nhóm lên trình bày .
* HS : Trả lời câu hỏi của GV .
* HS lên bảng thực hành ?3. HS ở dưới cùng làm và nhận xét .
Hoạt động 3. Củng cố
Nhắc lại các kiến thức của bài .
* GV : Cho HS làm bài tập 15
Hoạt động 4. hướng dẫn về nhà .
- Nắm vững lý thuyết
- BT 16;17;18;19/75;76-SGK
- Hoàn thành VBT .
**********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT39+40.doc