Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 8: Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 8: Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được nội dung tiên đề Ơ - clit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M a) sao cho b//a

 - HS nhận biết được tính chất của hai đường thẳng song song nhờ vào tiên đề ơ-clit

 2. Kỹ năng:

 - Vận dụng được tiên đề Ơ - clit làm một số bài toán có liên quan

 - HS sử dụng đúng tên gọi của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: Góc so le trong, góc đồng vị, góc ngoài cùng phía, góc trong cùng phía

 3. Thái độ:

 - Có ý thức cẩn thận, vẽ hình chính xác chính xác

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ bài 32 ( SGK - 94 )

 - HS: Thước thẳng, thước đo góc

III/ Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp phân tích

 - Phương pháp thảo luận nhóm

 - Phương pháp quan sát

IV/ Tổ chức giờ học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Khởi động mở bài:

 3. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 8: Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/9/2011
Ngày giảng: 21/9/2011
Tiết 8. Tiên đề ơ - clit về đường thẳng song song
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết được nội dung tiên đề Ơ - clit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M a) sao cho b//a
 - HS nhận biết được tính chất của hai đường thẳng song song nhờ vào tiên đề ơ-clit
 2. Kỹ năng:
 - Vận dụng được tiên đề Ơ - clit làm một số bài toán có liên quan
 - HS sử dụng đúng tên gọi của các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: Góc so le trong, góc đồng vị, góc ngoài cùng phía, góc trong cùng phía
 3. Thái độ: 
 - Có ý thức cẩn thận, vẽ hình chính xác chính xác
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ bài 32 ( SGK - 94 )
 - HS: Thước thẳng, thước đo góc
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp thảo luận nhóm
 - Phương pháp quan sát
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:	
 3. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Tìm hiểu tiên đề Ơ-clit (20phút)
	- Mục tiêu: HS nhận biết được nội dung của tiên đề ơ-clit
	- Tiến hành:
- GV đưa ra bài toán
- Gọi HS 1 lên bảng vẽ hình
- Gọi HS 2 lên bảng thực hiện lại và cho nhận xét
- Gọi HS 3 lên bảng vẽ đường thẳng b qua M. b//a bằng cách khác và nêu nhận xét
? Có bao nhiêu cách vẽ đường thẳng b qua M a và song song với a
? Có bao nhiêu đường thẳng b qua Ma và b//a
- GV thông bao tiên đề Ơ-clit
- Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết (SGK-93
- HS đọc nội dung bài toán
- HS 1 lên bảng vẽ hình 
- HS 2 lên bảng vẽ hình và nhận xét: Đường thẳng b vẽ trùng với đường thẳng b ban đầu
- HS 3 lên bảng vẽ hình và nhận xét: Đường thẳng b vẽ trùng với đường thẳng b ban đầu 
- Có vô số cách vẽ đường thẳng b qua Ma và b//a
- Có duy nhất một đường thẳng b qua Ma và b//a
- HS lắng nghe
- HS đọc mục có thể em chưa biết 
1. Tiên đề Ơclit
Bài toán: Cho điểm M không thuộc a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b//a
* Tiên đề Ơclit ( SGK - 92 )
Ma; b qua M và b//a
HĐ2: Tìm hiểu tính chất của hai đường thẳng song song ( 18phút )
	- Mục tiêu: HS nhận biết được tính chất của hai đường thẳng song song nhờ vào tiên đề 
ơ-clit
	- Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm phần 
- Gọi 1 HS lên bảng làm câu a, b
- Gọi HS2 lên bảng làm câu c 
- Gọi HS3 lên bảng làm câu d
? Qua bài toán trên có nhận xét gì về một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song 
- Gọi 1 HS lên bảng đo hai góc trong cùng phía và nhận xét
- GV thông báo tính chất
? Tính chất này cho biết điều gì và suy ra điều gì 
- GV nhận xét và chốt lại
- HS làm phần 
- HS1 làm câu a, b
- HS2 làm câu c
+ Nhận xét: Hai góc so le trong bằng nhau
- HS 3 làm câu d
+ Nhận xét : Hai góc đồng vị bằng nhau
- Nếu 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc so le trong bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
- 1 HS lên bảng đo hai góc trong cùng phía 
+ Nhận xét: Hai góc trong cùng phía bù nhau
- HS lắng nghe
+ Cho: một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
+ Suy ra: Hai góc so le trong bằng nhau
 Hai góc đồng vị bằng nhau
 Hai góc trong cùng phía bù nhau
- Lắng nghe và ghi vở
2. Tính chất hai đường thẳng song song
c, Hai góc so le trong bằng nhau
d, Hai góc đồng vị bằng nhau
* Tính chất: (SGK - 93)
HĐ3: Luyện tập (7phút)
	- Mục tiêu: HS bước dầu vận dụng kiến thức vừa học vào làm bài tập
	- Tiến hành:
- GV treo bảng phụ bài 33
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
- HS quan sát bảng phụ bài 33
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
3. Luyện tập:
Bài 32 (SGK - 94)
a, Đúng b, Đúng
c, Sai d, Sai
 4. Hướng dẫn về nhà (2phút)
 - Học thuộc tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song
 - Làm bài 33, 34, 36, 39 ( SGK - 94, 95 ); Bài 27, 28, 29 ( SBT - 78, 79 )
 	HD: Bài 39 ( SGK - 95 ). Ta kéo dài đường thẳng a cắt đường thẳng d2. Nhận xét về 2 góc của đường thẳng a với đườmg thẳng d1, d2 => Số đo của góc nhọn của a với d2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_7_tiet_8_tien_de_oclit_ve_duong_thang.doc