Giáo án Hình học lớp 7 - Bài 26 đến bài 46

Giáo án Hình học lớp 7 - Bài 26 đến bài 46

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của 2 và tam giác vuông

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết 2 tam giác bằng nhau c.g.c

- Luyện kỹ năng vẽ hình, trình bày lời giải

3. Thái độ:

- Phát huy trí lực của học sinh

B. CHUẨN BỊ

Gv: Bảng phụ, thước kẻ, com pa, bút dạ, thước đo góc, phấn màu

Hs: Thước kẻ, com pa, thước đo góc

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 45 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học lớp 7 - Bài 26 đến bài 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 26 : Luyện tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của 2 D và tam giác vuông
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng nhận biết 2 tam giác bằng nhau c.g.c
- Luyện kỹ năng vẽ hình, trình bày lời giải
3. Thái độ:
- Phát huy trí lực của học sinh
B. Chuẩn bị
Gv: Bảng phụ, thước kẻ, com pa, bút dạ, thước đo góc, phấn màu
Hs: Thước kẻ, com pa, thước đo góc
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
HĐ1: 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra
HS1: Làm bài tập 27 a.b (SGK-119)
HS2: Phát biểu tính chất : trường hợp bằng nhau c,g,c và hệ quả ?
- G/v kiểm tra vở b.tập của 1 số h/s
- Gọi h/s nhận xét
- G/v sửa sai - cho điểm
Bài 27/119
a. Hình 86
Để DABC = DADC (c.g.c) cần thêm BÂC = DÂC
b. Hình 87
Để DANB = DEMC (c.g.c) cần thêm
MA = ME
c. Hình 88
Để DACB = DBDA cần thêm điều kiện AC = BD
25'
HĐ2: Luyện tập
Cho h/s làm bài tập 28/120
- 1 h/s đọc bài tập 
- Xét DABC và DDKE có yếu tố về cạnh, góc bằng nhau ?
- ở DDKE đã biết mấy góc ? Tính góc còn lại như thế nào ?
- Từ đó em có kết luận gì về DABC và DDKE ?
- Gọi 1 h/s trình bày CM
- Xét DNMP và DABC ?
Bài số 28/120
- Cạnh BA = DK ; BC - DE
- Góc : Không
=> DKE có góc D + K + E = 1800
 Góc D + 800 + 400 = 1800 
=> Góc D = 600
- Hai tam giác không bằng nhau vì góc bằng nhau không xen giữa 2 cạnh ở DNMP.
- H/s làm bài tập 29/120
- 1 h/s đọc đề bài
- Gọi 1 h/s vẽ hình
- H/s khác vẽ vào vở
- 1 h/s xác định giả thiết, kết luận
- Quan sát hình vẽ, hãy cho biết DABC và DADE có đặc điểm gì ?
- Hai tam giác = nhau theo trường hợp nào ? Vì sao ?
- Gọi 1 h/s trình bày CM
- 1 h/s nhận xét - sửa sai
- G/v hoàn thiện CM - H/s ghi vở
Bài số 29/120
GT: XÂY. B ẻ Ax ; Dẻ Ay
 AB = AD
 E ẻ Ax ; Cẻ Ay
 BE = DC
KL: DABC = DADE
Chứng minh:
Xét DABC và DADE có :
AB = AD (gt)
 chung 
AD = AB (gt)
DE = DC (gt) => AC = AE
=> DABC = DADE (c.g.c)
8'
HĐ3: Trò chơi
Cho VD về ba cặp D (1 cặp D vuông). Hãy viết điều kiện để các D trong mỗi cặp bằng nhau theo trường hợp c.g.c (viết dưới dạng ký hiệu).
- Thực hiện dưới dạng tiếp sức
- Luận chơi : Có 2 đội mỗi đội 6 em thời gian 3'
HS1: Ghi tên 2 tam giác
HS2: Ghi các yếu tố cạnh, góc = nhau 
HS3: ..
- H/s cả lớp theo dõi - cổ vũ
- G/v khen thưởng đội nhanh - đúng.
2'
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
1. Học, nắm vững 2 tính chất c.g.c
2. Bài tập 30 đến 32/120 Bài 40 ; 42 ; 43 SBT
3. Giờ sau luyện tập tiếp .
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 27 : Luyện tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố hai trường hợp bằng nhau của tam giác c.c.c ; c.g.c
- Biết chứng minh hai D bằng nhau, hai đoạn thẳng bằng nhau, 2 góc bằng nhau
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng áp dụng trường hợp = nhau của 2 D , chỉ ra 2 D bằng nhau từ đó suy ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau .
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, chứng minh
3. Thái độ:
- Phát huy trí lực của học sinh 
B. Chuẩn bị
Gv: Thước kẻ, Com pa, bảng phụ
Hs: Thước kẻ, com pa, bảng nhóm
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
HĐ1: 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
- HS1: làm bài tập 30/120
- HS2: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất c.c.c, ghi ký hiệu ?
- HS3: Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ hai c.g.c , ghi ký hiệu ?
? Hãy so sánh số cạnh - góc của 2 trường hợp ?
- Gọi H/s nhận xét - sửa sai
- G/v chốt kiến thức - cho điểm
Bài tập 30/120
Vì Góc ABC không phải góc xen giữa 2 cạnh BC và CA, Góc A'BC không phải góc xen giữa 2 cạnh BC và CA' nên không thể sử dụng trường hợp c.g.c để kết luận DABC = DA'BC.
33'
HĐ2: Luyện tập
- Cho h/s làm bài tập 31/120
- Gọi 1 h/s đọc bài tập
- Gọi 1 h/s nêu cách vẽ hình
- 1 h/s vẽ hình XĐ giả thiết, KL?
Để so sánh MA và MB ta làm như thế nào ?
- G/v hướng dẫn H/s phân tích tìm ra đường lối CM
Bài số 31/120
GT : AB ; IA = IB
 d ^ AB = { }
 M ẻ d
KL : So sánh MA và MB
- Gọi 1 h/s trình bày CM
- 1 h/s nhận xét, sửa sai
- G/v chốt lại CM hoàn chỉnh
- Cho h/s làm bài tập 32/120
- 1 h/s đọc đề bài
- G/v treo hình vẽ 91 lên bảng
- H/s quan sát hình vẽ cho biết
GT bài tập là gì ?
- Các tia phân giác trên hình là tia nào ?
- Để CM tia phân giác ta phải CM điều gì ?
- Để chứng minh BH là tia phân giác ta làm thế nào ?
- Gọi 1 h/s nhận xét - sửa sai
- G/v chốt lại
- Tương tự chứng minh CH là tia phân giác ?
? Hãy nêu các cách CM 2D bằng nhau?
Chứng minh:
Xét D MIA và DMIB 
Có góc MIA = MIB = 1V
IA = IB (gt) ; MI là cạnh chung
Vậy D MIA = DMIB (c.g.c)
=> MA = MB (2 cạnh tương ứng)
Bài tập 32/130
Chứng minh
1. BH là tia phân giác
Xét DBHA và DBHC
Có góc BHA = góc BHK = 1v (gt)
HA = HK (gt) ; BH là cạnh chung
Vậy DBHA = DBHC (c.g.c)
=> Góc ABH = KBH
Và BH nằm giữa BA; BK (gt)
Do đó BH là tia phân giác
- CM tương tự CH là tia phân giác
2'
HĐ3: Hướng dẫn về nhà
- Ôn trường hợp c.c.c ; c.g.c - Ký hiệu
- Bài tập : 30 ; 35 ; 39 ; 47 (SBT)
- Nghiên cứu bài 28
- Ôn tập chương I ; chương II
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 28 : trường hợp bằng nhau thứ ba
 của tam giác góc - cạnh - góc ( g.c.g )
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- H/sinh nắm được trường hợp bằng nhau g.c.g của 2 tam giác
- Biết vận dụng trường hợp g.c.g để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - góc nhọn của 2 tam giác vuông.
- Biết cách vẽ 1 tam giác khi biết 1 cạnh và 2 góc kề cạnh đó
- Bước đầu biết sử dụng trường hợp g.c.g và cạnh huyền, góc nhọn của tam giác vuông để CM hai tam giác bằng nhau.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ tam giác bằng thước và thước đo góc
- Rèn kỹ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau
3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và trình bày chứng minh
B. Chuẩn bị
Gv: Thước kẻ, thước đo góc, bảng phụ 
Hs: Thước kẻ, thước đo góc, ôn tập c.c.c và c.g.c
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
- HS1: Vẽ DABC biết BC = 4cm ; 
góc B = 600 ; C = 400
- HS2:Viết ký hiệu 2D = nhau theo c.c.c
- HS3: ------------- theo c.g.c
- 1 h/s nhận xét
- G/v sửa sai - cho điểm
- Gọi tiếp HS4: 
 Vẽ DA'B'C' biết B'C' = 4cm
Góc B' = 600 và góc C' = 400
- H/s còn lại làm vở nháp
- Gọi 1 h/s nhận xét
- G/v sửa sai - cho điểm
- Giải thích góc kề 1 cạnh
? Để DABC và DA'B'C' bằng nhau theo trường hợp c.g.c ta cần biết thêm điều kiện nào ?
1. Bài toán
- Vẽ BC = 4cm
Trên cùng 1 nửa MP bờ BC vẽ tia Bx ; Cy ; sao cho góc XBC = 600 và góc BCY = 400
- Bx ầ Cy = {A}
Ta được DABC
- Em hãy đo cạnh AB và A'B' của 2D ?
- Em có KL gì về DABC và DA'B'C' ?
- Điều kiện 2 bài toán cho biết 3 yếu tố chỉ cần đủ 3 yếu tố này hai tam giác bằng nhau đó là ND bài mới.
HĐ2:Trường hợp bằng nhau g.c.g
- Từ ND 2 b.toán ta thừa nhận tính chất
- Gọi 2 h/s nhắc lại ND tính chất
- Nêu ký hiệu 2D bằng nhau theo trường hợp g.c.g ?
- H/s trả lời - G/v ghi bảng
- G/v nhấn mạnh : Cạnh và 2 góc kề
- Ngoài ra, còn cạnh, góc nào khác nữa?
2. Trường hợp = nhau góc,canh,góc
- SGK-121
Tính chất SGK-121
Nếu DABC và DA'B'C' có
Góc B = B' 
 BC = B'C' ; C = C'
Thì DABC = DA'B'C' (g.c.g)
Hoặc Góc A = A' 
 AB = A'B'
 B = B'
Hoặc A = A'
 AC = A'C'
 C = C'
Cho h/s làm ?2
- G/v treo bảng phụ
- Gọi 1 h/s đọc yêu cầu ?2
- Gọi 1 h/s trả lời phần a
- Gọi 1 h/s trả lời phần b ?
- Hãy nêu cách khác CM góc E = G ?
Từ góc F = H (gt) => EF //HG
 => Ê = GG (SLT)
- Gọi 1 h/s trả lời phần c
- Từ phần c, ta rút ra hai tam giác vuông bằng nhau theo g.c.g khi nào ?
- Cần 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn kề cạnh ấy - Là nội dung hệ quả 1.
?2 :
a. DABD = DCDB vì 
Góc ADB = CBD (gt) ; BD chung
Góc ABD = CBD 9gt)
b. D0EF và D0GH có
Góc EF0 = GH0 9gt)
EF = HG (gt)
Góc E0F = G0H (đđ)
=> Góc 0EF = 0GH (tổng 3 góc của D).
Vậy D0EF = D0GH (g.c.g)
c. DABC = DEDF vì
Góc A = E = 900
 AC = EF (gt)
 C = F (gt)
HĐ3: Hệ quả
- Cho h/s đọc ND hệ quả 1
- hai tam giác vuông còn bằng nhau theo trường hợp nào nữa ? Xét hệ quả 2
- G/v vẽ hình - đánh dấu yêu tố bằng nhau.
- Gọi 1 h/s xác định giả thiết, kết luận theo hình vẽ
- 1 h/s chứng minh
- G/v ghi bảng - h/s ghi vở
- 1 h/s phát biểu hệ quả 2 - SGK
3. Hệ quả
Hệ quả 1: (SGK-122)
Hệ quả 2: (SGK-122)
 GT : DABC ; A = 900
 DA'B'C' ; A' = 900
 BC = B'C' ' B = B'
 KL: DABC = DA'B'C'
Chứng minh
- Xét DABC và DA'B'C'
Có góc B = 900 - B
 C' = 900 - B'
Mà góc B = B' (gt) => Góc C = C'
Mà góc B = B's (gt)
 BC = B'C' 9gt)
=> DABC = D A'B'C' (g.c.g)
HĐ4: Luyện tập - Củng cố
- Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác g.c.g ?
- Cho h/s làm bài tập 34 SGK-123
- G/v treo hình lên bảng
Bài tập 34 SGK-123
Hình 98
DABC = DABD (g.c.g) vì
Góc CAB = DAB = n
AB cạnh chung
Góc ABC = ABD = m
Hình 99:
DABC có góc ABC = ACB (gt)
=> góc ABD = ACE (2 góc bù 2 góc bằng nhau)
BD = CE (gt)
Góc D = góc E (gt)
=> DABD = DACE (g.c.g)
3'
HĐ4: Hướng dẫn về nhà
- Học bài tính chất - hệ quả
- Bài tập : 33 ; 35 đến 37 (SGK-122) 
- Ôn tập học kỳ I : Ôn tập chương I (theo đề cương)
 Và làm đề cương chương II câu 1 ; 2 ; 3 (SGK-139)
- Giờ sau luyện tập trường hợp 3
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 29: Luyện tập
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc
- Biết chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc cạnh góc.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, CM 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp g.c.g
3. Thái độ:
- Phát huy trí lực của học sinh 
B. Chuẩn bị
Gv: Thước kẻ, thước đo góc, com pabảng phụ 
Hs: Thước kẻ, com pa, thước đo góc, bảng nhóm
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
10'
33'
HĐ1: 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra
HS1 lên bảng làm bài tập 36/123
HS2 phát biểu trường hợp bằng nhau g.c.g ? Ghi ký hiệu
- Gọi h/s nhận xét 
- G/v sửa sai - cho điểm
HĐ2: Luyện tập
- Cho h/s làm bài tập 35 SGK-123
- Gọi 1 h/s đọc đề bài
- Gọi 1 h/s vẽ hình XĐ giả thiết, kết luận ?
- Yêu cầu H/s tìm đường lối CM a
- Muốn chứng minh 0A - 0B cần chứng minh điều gì ? 
D0AH =D0BH
Ô1 = Ô2 ; 0H l Góc H1 = H2
Bài 36 SGK-123
Chứng minh
Xét D 0AC và D0BD có Ô chung
0A = 0B (gt)
Góc 0AC = 0BD (gt)
=> D0AC = D-BD (g.c.g) => AC = BD
Bài số 35 SGK-123
 XÔY ạ 1800
GT: XÔT = TÔY ; H ẻ 0T
 AB ^ 0T = {H}
 A ẻ 0X ; B ẻ 0Y ; C ẻ 0T
KL: a. 0A = 0B
 b. CA = CB và góc 0AC = 0BC
Chứng minh:
a. Xét DA0H và DB0H
có góc 0HA = 0AB = 900
0H cạnh chung
Góc A0H = H0B 9gt)
=> DA0H = DB0H (g.c.g)
Vậy 0A = 0B (cạnh tương ứng)
- Tương tự với phần b ?
- Gọi h/s trình bày CM
- Gọi h/s nhận xét
- G/v sửa sai - cho điểm
- Cho h/s làm bài tập 38 SGK-124
- Gọi 1 h/s đọc đề bài
- G/v vẽ hình sẵn bảng phụ
- Gọi 1 h/s XĐ giả thiết, KL của bài
- 1 h/s ch ... quả thực hành
CD = 12m =>AB = 12m
3'
HĐ2: Nhận xét đánh giá 
- G/v cho các tổ bình điểm - tự đánh giá
- G/s thu báo cáo thực hành - cho điểm từng tổ
 - Nhận xét giờ thực hành:
+ Các em thực hiện + Chuẩn bị
+ Các bước tiến hành - Kết quả
2'
HĐ5: Hướng dẫn về nhà - Vệ sinh cất dụng cụ
- Cho h/s vệ sinh cất dụng cụ
- Ôn tập chương II ; Làm bài 1 ; 2 ;3 Bài 67 đến 69 SGK-140
- Giờ sau ôn tập chương II
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 44: Ôn tập chương ii
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán vẽ hình, tính toán, chứng minh
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra cạnh, góc tương ứng bằng nhau.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
B. Chuẩn bị
Gv: Bảng phụ ghi tổng kết, b.tập, thước kẻ com pa, êke, phấn màu, bút dạ
Hs: Làm đề cương ôn tập, thước kẻ, compa, bảng nhóm
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
8'
HĐ1: a. ổn định tổ chức
 b. Ôn tập về tổng 3 góc của 1D
- G/v vẽ DABC lên bảng và nêu câu hỏi
? Phát biểu ĐL về tổng 3 góc của 1 D
? Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ
? Phát biểu tính chất góc ngoài của D
? Nêu công thức minh hoạ 
- Cho h/s làm bài tập 68 (a;b) SGK-141
- 1 h/s trả lời phần a
- 1 h/s trả lời phần b
DABC có góc A + B + C = 1800
Góc B2 = Â + C
Bài tập 68 SGK-141
a. Hai tính chất đều được suy ra từ định lý tổng 3 góc của 1 tam giác có A1 + B1 + C1 = 1800
Góc A1 + A2 = 1800
=> A2 = B1 + C1 
b. Trong 1 tam giác vuông có 1 góc bằng 900 mà tổng 3 góc của D = 1800 nên 2 góc nhọn có tổng bằng 900, hay 2 góc nhọn phụ nhau.
Cho h/s làm bài 67 SGK-140
- Chiếu đề bài lên màn hình
- Gọi 3 h/s lần lượt lên điền
 mỗi h/s 2 câu
- Gọi h/s nhận xét
- G/v sửa sai
Bài 67 (SGK-140
1. Đ
4. S
2. Đ
5. Đ
3. S
6. S
Với những câu sai yêu cầu h/s giải thích vì sao ?
Câu 3: Sai vì trong 1D góc lớn nhất có thể là góc nhọn, góc vuông, góc tù.
Câu 4: Sai vì trong D vuông 2 góc nhọn phụ nhau.
Câu 6: Sai vì góc ở đỉnh 1D cân thì Â có thể nhọn,  góc vuông.  góc tù.
23'
HĐ2: Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
- Hãy phát biểu ba trường hợp bằng nhau của 2 tam giác ?
- Giáo viên treo bảng phụ các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác.
? Hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của 2D vuông ?
? Tại sao lại xếp trường hợp cạnh huyền cạnh góc vuông vào trường hợp c.c.c ? Xếp trường hợp cạnh huyền góc nhọn cùng hàng với trường hợp bằng nhau g.c.g ?
- Cho h/s làm bài tập 69 SGK-141
- Gọi 1 h/s đọc đề bài - 1 h/s vẽ hình ghi giả thiết, kết luận ?
Để chứng minh AD ^ a ta làm ntn?
Góc H1 = góc H2 = 900
í
DAHB = DAHC
í
Cần Â1 = Â2
í
DABD = DACD (c.c.c
- Gọi 1 h/s lên bảng chứng minh
- Gọi 1 học sinh/s nhận xét
- G/v sửa sai cho điểm
- Các trường hợp bằng nhau của 2 D: c.c.c ; c.g.c ; g.c.g.
- Nếu 2 D vuông có cạnh huyền và 1 cạnh góc vuông bằng nhau thì cạnh góc vuông còn lại cũng bằng nhau theo định lý Pitago.
- Nếu 2D vuông đã có 1 góc nhọn bằng nhau thì góc nhọn còn lại cũng bằng nhau (theo định lý tổng 3 góc của tam giác).
Bài tập 69 SGK-141
GT:
A ẻ a ; AB = AC ; BD = CD
KL:
AD ^ a
Chứng minh:
Xet DABD và DACD
Có AB = AC (gt)
BD = CD (gt)
AD chung
=> DABD = DACD (c.c.c)
=> Â1 = Â2 (2 góc tương ứng)
Xét DAHB và DAHC
Có AB = AC (gt)
Â1 = Â2 (cmt)
AH cạnh chung
=> DAHB = DAHC (c.g.c)
=> Góc H1 = H2 (2 góc tương ứng)
mà góc H1 = H2 = 1800
=> 
Vậy AD ^ a
Bài tập này cho biết cách vẽ đường thẳng đi qua A vuông góc với đường thẳng a bằng thước và com pa
- Cho h/s làm bài tập 108 (SBT-111)
- Gọi 1 h/s đọc đề bài
- Gọi 1 h/s vẽ hình như thế nào ?
- Cho h/s hoạt động nhóm trong 5'
Treo bảng nhóm
- Các nhóm nhận xét chéo nhau
- G/v sửa sai trên 1 bảng nhóm
- H/s ghi bài vào vở
- Lưu ý cách trình bày bài CM có lập luận, căn cứ.
- Qua phần bài tập
? Muốn CM hai đoạn thẳng hay 2 góc bằng nhau ta làm như thế nào ?
? Để chứng minh 2D bằng nhau, 2D vuông bằng nhau cần chỉ ra mấy yếu tố ? về cạnh ? về góc ?
Bài 108 (SBT-111)
Chứng minh:
D0AD = D0CB (c.g.c)
=> Góc D = B ; A1 = C1 
=> Góc A2 = C2
CM :
DKAB = DKCD (g.c.g)
=> KA = KC
CM:
DK0A = DK0C (c.c.c)
=> Ô1 = Ô2
Do đó 0K là tia phân giác của XÔY
2'
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
1. Tiếp tục ôn tập chương II - Làm câu hỏi 4 ; 5 ; 6 SGK-139
2. Bài tập 70 đến 72 SGK-141 Bài 103 ; 105 ; 110 (SBT-111)
3. Giờ sau tiếp tục ôn tập chương 2, các kiến thức còn lại.
* Rút kinh nghiệm:
Soạn:
Giảng:
Tiết 45 : Ôn tập chương ii (Tiếp)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập vẽ hình, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, chứng minh hình học trình bày bài giải.
3. Thái độ:
- Thấy được ứng dụng toán vào thực tế
B. Chuẩn bị
Gv: Bảng phụ ghi nội dung ôn tập, com pa, thước
Hs: Thước, compa ; ôn tập chương II
C. Tiến trình dạy học
T.g
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
8'
HĐ1: a. ổn định tổ chức
 b. Ôn tập về một số dạng tam giác đặc biệt.
- G/v treo đề lên bảng
? Trong chương II chúng ta đã được học 1 số dạng D đặc biệt nào ?
? Hãy nêu định nghĩa tam giác cân ?
 ------------- D đều ?
 -------------- D vuông ?
 -------------- D cân ?
- H/s trả lời câu hỏi và ghi bổ xung
? Hãy nêu tính chất về cạnh và về góc của các tam giác đó ?
? Hãy nêu các cách chứng minh 1 tam giác là tam giác cân, đều, vuông, vuông cân ?
- Các dạng tam giác đặc biệt : Tam giác cân, đều. Vuông, vuông cân.
- Một số cách chứng minh
* Tam giác cân :
D có 2 cạnh bằng nhau
D có 2 góc bằng nhau
* Tam giác đều :
D có 3 cạnh bằng nhau
D có 3 góc bằng nhau
D cân có 1 góc 600
* Tam giác vuông
D có 1 góc vuông
C/m theo định lý Pitago đảo
? Hãy phát biểu định lý Pitago ? 
 và viết hệ thức
* Tam giác vuông cân:
D vuông có 2 cạnh bằng nhau
D vuông có 2 góc bằng nhau
DABC vuông tại A 
=> BC2 = AB2 + AC2
23'
HĐ2: Luyện tập
- Gọi 1 h/s đọc đề
- 1 h/s vẽ hình xác định GT ; KL ?
GT:
DABC ; AB = AC
BM = CN
BH ^ AM ; CK ^ AN
BH ầ KC = {0}
KL:
a. DAMN cân
b. BH = CK
c. AH = AK
d. D0BC là D gì ?
e. Khi góc BAC = 600 và 
BM = CN - BC 
tính các góc DAMN xác định dạng D0BC
- Gọi 1 h/s trình bày miệng C/m (a)
- G/v sửa sai - ghi bảng
- H/s ghi vào vở
Bài tập 70 SGK-141
Chứng minh:
a. DABC cân (gt) 
=> B1 = C1 (t/c D cân)
=> Góc ABM = CAN
Xét DABM và DCAN có
AB = AC (gt)
Góc ABM = CAN (cmt)
BM = CN (gt)
=> DABM = DACN (c.g.c)
=> Góc M = góc N (góc tương ứng)
=> DAMN cân
? Hãy C/minh BH = CK ?
DBHM = DCKN
? Chứng minh AH = AK như thế nào?
- Gọi 1 h/s trình bày lên bảng
- Gọi 1 h/s nhận xét
- G/v sửa sai 
? Theo em D0BC là D gì ? Vì sao ?
Dự đoán D0BC cân
B3 = C3 ; B2 = C2
b. DBHM và DCKN (H = K = 900)
BM = CN (gt)
Góc M = N (cmt)
=> DBHM = D0CN (c.h- góc nhọn)
=> BH = CK (cạnh tương ứng)
và HM = KN (2) ; B2 = C2 (3)
c. Theo chứng minh trên
AM = AN (1) và HM = KN (2)
=> AM - MH = AN - NK
Hay AH = AK
d. Có B2 = C2 (cmt)
Mà B3 = B2 (đđ)
 C3 = C2 (đđ)
=> B3 = C3 => D0BC cân
? Khi góc BAC = 600 
và BM = CN = BC ta suy ra điều gì ?
- Hãy tính các góc của DAMN ?
- Khi đó D0BC là D gì ?
Nếu còn thời gian cho h/s làm bài tập 72 (141)
- Gọi 1 h/s lên bảng thực hiện 
e. Khi gócBAC = 600 thì DABC là D đều => B1 = C1 = 600
Có DABM cân vì BA = BM = BC
=> 
Chứng minh tương tự => góc N = 300 do đó :
 MÂN = 1800 - (300 + 300) = 1200
Xét D vuông BHM có góc M = 300
=> Góc B2 = 600 => B3 = 600 (đđ)
D0BC cân (cmt) có B3 = 600
=> D0BC đều
Bài 72 (141)
a. D đều có mỗi cạnh là 4
b. D cân có cạnh đáy là 2 , cạnh bên là 5.
c. D vuông có các cạnh 5 ; 4 ; 3
2'
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập kỹ lý thuyết
- Bài tập về nhà 73 (141)
* Rút kinh nghiệm:
_________________________________
Soạn:
Giảng:
Tiết 46 : Kiểm tra
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra các kiến thức đã học ở chương II, các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác, tam giác vuông, tam giác cân
- Biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh hình, trình bày bài giải bài tập hình
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong giờ kiểm tra
B. Nội dung kiểm tra
Đề I :
Bài 1 :
a. Phát biểu trường hợp bằng nhau c.g.c của 2D ? Vẽ hình minh hoạ
b. Cho DABC và DDEF có AB = DE ; góc A = góc D ; BC = EF. Hỏi DABC và 
 DDEF có bằng nhau hay không ? Giải thích ?
Bài 2: Điền dấu (x) vào chỗ trống () một cách thích hợp .
Câu
Đ
S
a. Tam giác vuông có 1 góc bằng 450 là tam giác vuông cân
b. Góc ngoài của 1 tam giác lớn hơn góc trong kề với nó
Bài 3: Cho D cân ABC có AB = AC = 5 cm ; BC = 8cm 
 Kẻ AH vuông góc với BC (H ẻ BC).
a. Chứng minh HB = HC và BÂH = CÂH
b. Tính độ dài AH
c. Kẻ HD ^ AB (D ẻ AB) Kẻ HE ^ AC (E ẻ AC)
Chứng minh DHDE là tam giác cân
Đáp án :
Bài 1 (3 đ)
a. Phát biểu đúng trường hợp bằng nhau c.g.c
Cho 1 đ
- Vẽ hình minh hoạ có ký hiệu đúng
Cho 0,5 đ
b. DABC không bằng DDEF
Cho 1 đ
- Giải thích đúng
Cho 0,5 đ
Bài 2 (2 đ)
- Câu a đánh dấu ô đúng
Cho 1 đ
- Câu b đánh dấu ô sai
Cho 1 đ
Bài 3 (5 đ)
- Vẽ hình đúng và có ký hiệu đúng
Cho 0,5 đ
- Viết giả thiết, kết luận đúng
Cho 0,5 đ
a. Chứng minh HB = HC và BÂH = CÂH
Cho 1,5 đ
b. Tính đúng AH = 3cm
Cho 1,5 đ
c. Chứng minh được HD = HE => DHDE cân
Cho 1 đ
Đề II:
Bài 1 :
a. Phát biểu định nghĩa tam giác cân
 Nêu tính chất về góc của tam giác cân
b. Vẽ DABC cân tại A có góc B = 700 ; BC = 3cm. Tính góc A
Bài 2: Điền dấu (x) vào chỗ trống () một cách thích hợp .
Câu
Đ
S
a. Nêu 3 góc của tam giác này bằng 3 góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
b. Tam giác cân có 1 góc bằng 600 là tam giác đều
Bài 3: Cho góc nhọn X0Y. Gọi M là 1 điểm thuộc tia phân giác của góc X0Y. 
 Kẻ MA ^ 0x (A ẻ 0x) Kẻ MB ^ 0y (B ẻ 0y)
a. chứng minh MA = MB ; D0AB cân
b. Đường thẳng BM cắt 0x tại D, đường thẳng AM cắt 0y tại E
 Chứng minh : MD = ME
c. Chứng minh 0M ^ DE
Đáp án :
Bài 1 (3 đ)
a. Phát biểu đúng định nghĩa tam giác cân
Cho 1 đ
- Nêu đúng tính chất về góc của D cân
Cho 0,5 đ
b. Vẽ chính xác D cân ABC
Cho 1 đ
- Tính được  = 400
Cho 0,5 đ
Bài 2 (2 đ)
- Đánh dấu vào ô sai
Cho 1 đ
- Đánh dấu ô đúng
Cho 1 đ
Bài 3 (5 đ)
- Vẽ hình đúng và có ký hiệu đúng
Cho 0,5 đ
- Viết giả thiết, kết luận đúng
Cho 0,5 đ
a. Chứng minh MA = BM và D0AB cân
Cho 1,5 đ
b. Chứng minh MD = ME
Cho 1,5 đ
c. Chứng minh 0M ^ DE
Cho 1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 ( Bai 12 - 25).doc