Giáo án Hình học Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn

Giáo án Hình học Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:

- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật.

- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật.

- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật trong không gian.

2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:

- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình hộp chữ nhật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.

- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

 

docx 84 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 1: BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG ( TIẾT 1) 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:
- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật.
- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật trong không gian.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình hộp chữ nhật. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình hộp chữ nhật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
3. Về phẩm chất: 
- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bài giảng powerpoint, giáo án word, một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như hộp quà, hộp diêm
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx.
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình hộp chữ nhật - định dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não. 
- Phương tiện, học liệu: bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: HS được kiểm tra kiến thức cũ về các hình đã được học ở lớp dưới gợi động cơ vào bài mới.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: 
Câu 1: Em hãy kể tên các hình cho dưới đây:
 (a) (b) (c) (d) (e)
Câu 2: Quan sát các đồ vật dưới đây và cho biết hình nào có các mặt đều là hình chữ nhật?
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS: 
Câu 1: (a) hình chữ nhật; (b) hình thang cân; (c) hình bình hành; (d) hình thoi; (e) hình vuông.
Câu 2: Trong các hình trên thì hộp quà, thùng giấy và thùng chứa hàng là các hình có các mặt đều là hình chữ nhật.
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn, gợi mở kiến thức nếu HS gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày câu trả lời của mình, GV nhận xét và sửa sai nếu có.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
+ GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Ở tiểu học các em đã được làm quen với hình hộp chữ nhật. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nó. Chúng ta sang bài mới.
*Phương án đánh giá: đánh giá bằng quan sát và sản phẩm câu trả lời của học sinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, thuyết trình. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật, phần mềm sketchpad để vẽ hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: Học sinh mô tả được các yếu tố về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp chữ nhật
b) Nội dung: Hình hộp chữ nhật.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thực hiện HĐKP 1: Hình nào dưới đây có các mặt đều là hình chữ nhật?
- GV giới thiệu về 6 mặt của hình hộp chữ nhật:
GV trình chiếu hình chữ nhật: hỏi HS
+ Đọc tên của hình hộp chữ nhật.
+ Có bao nhiêu đỉnh? Đọc tên các đỉnh? 
+ Có bao nhiêu cạnh, đọc tên các cạnh?
+ Có mấy góc vuông mỗi đỉnh? Hãy đọc tên các góc vuông đỉnh A? 
+ Có bao nhiêu đường chéo? Đọc tên?
Tương tự đọc tên các góc vuông đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D
* Thực hành 1: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH và thực hiện yêu cầu sau:
- Nêu các góc đỉnh F.
- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
Đường chéo chưa được vẽ là đường chéo nào?
* Thực hành 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định và nhấn mạnh: Hình hộp chữ nhật luôn có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh và 4 đường chéo.
* Phương án đánh giá: đánh quá bằng bảng kiểm.
1. Hình hộp chữ nhật.
* HĐKP 1:
Hình b có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ có:
- Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
- Mười hai cạnh: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.
+ Có 3 góc vuông mỗi đỉnh. Các góc vuông đỉnh A gồm: góc MAD, góc BAD, góc BAM.
+ Có 4 đường chéo là: AP, BQ, CM, DN.
* Thực hành 1:
- Các góc đỉnh F là: góc BFE, góc BFG và góc EFG.
- Các đường chéo được vẽ trong hình là: AG, BH, CE.
- Đường chéo chưa được vẽ là: DF.
* Thực hành 2: 
AB = DC = 5cm
FG = AD = 8 cm.
AE = DH = 6,5 cm.
Hoạt động 2: Ví dụ về hình hộp chữ nhật
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bài giảng powerpoint, hình ảnh về hình hộp chữ nhật, phần mềm sketchpad để vẽ hình hộp chữ nhật.
a) Mục tiêu: Học sinh thực hành mô tả tính chất về đỉnh, cạnh, góc của hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: Xác định được cạnh, mặt, đường chéo của hình hộp chữ nhật thông qua các ví dụ
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ SH thực hiện các ví dụ sau:
* Ví dụ 1: Quan sát hình hộp chữ nhật sau
 Nêu tên các góc của đỉnh F, các góc đỉnh D của hình hộp chữ nhật
* Ví dụ 2: Cho hình hộp chữ nhật sau
- Cạnh FI bằng những cạnh nào?
- Cạnh CH bằng những cạnh nào?
* Ví dụ 3: Cho hình hộp chữ nhật 
Hãy cho biết độ dài các cạnh DD’; AD; AB?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- GV quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- GV cho HS khác nhận xét, đánh giá bài của các bạn. GV đánh giá kết quả bài làm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận, nhận định lại kết quả các ví dụ.
* Phương án đánh giá: đánh quá bằng bảng kiểm.
1. Hình hộp chữ nhật.
* Ví dụ 1:
hình hộp chữ nhật ABCD.EFHG có: 
- Các góc đỉnh F gồm: góc BFH, góc BFE, góc EFH.
- Các góc đỉnh D gồm: góc ADC, góc ADG, góc CDG.
* Ví dụ 2: Hình hộp chữ nhật NKGF.EHCI có:
- Cạnh FI = NE = KH = GC
- Cạnh CH = GK = EI = NF
* Ví dụ 3: Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ có:
DD’ = AA’ = 8,4 m
AD = A’D’ = 6 m
AB = D’C’ = 3 m.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
a) Mục tiêu: HS được luyện tập kiến thức về hình hộp chữ nhật.
b) Nội dung: HS được yêu cầu làm bài tập sau:
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (hình dưới)
a/ Nêu các cạnh và đường chéo.
b/ Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c/ Kể tên những cạnh bằng nhau.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
a/ Các cạnh: AB, BC, CD, DA, EF, FG, GH,HE,AE, DH,BH,CG 
Các đường chéo: AG, BH, CE và DF.
b/ - Các góc ở đỉnh B: góc ABC, góc FBC, góc FBA.
Các góc đỉnh C: BCG, BCD, DCG.
c/ Những cạnh bằng nhau: AB = DC = EF = HG; BC = AD = FG = EH, AE = BF = CG = DH.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao yêu cầu cho HS như mục nội dung.
- HS làm bài tập vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận.
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để chỉ ra các yếu tố trong hình hộp chữ nhật.
b)Nội dung: HS thực hiện làm bài tập sau: 
Cho hình hộp chữ nhật ABCD,A’B’C’D’.
 Biết A’D’ = 8cm, BB’ = 3cm; C’D’ = 6cm.
- Hãy đọc tên các góc đỉnh D’.
- Viết tên các đường chéo.
- Tìm độ dài các cạnh AB, BC, DD’.
c) Sản phẩm: Kết qủa bài làm của HS được ghi vào vở:
Giải:
- Các góc đỉnh D’ là: A’D’C’, góc DD’C’, góc A’D’D.
- Các đường chéo gồm: AC’, BD’, CA’, DB’.
- AB = C’D’ = 6cm; BC = A’D’ = 8cm; DD’ = BB’ = 3cm.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi vào vở. GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: học bài và làm bài tập sau: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (như hình dưới) . Em hãy:
+ Viết tên các cạnh, các đỉnh, đường chéo của hình hộp chữ nhật đó.
+ Tìm độ dài cạnh AB, AD, DQ.
HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
Tiết 2: BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG ( TIẾT 2) 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau tiết học này, các em cần:
- Nhận biết được hình hộp chữ nhật, hình lập phương, các vật thể trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Mô tả được các yếu tổ về đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình lập phương.
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong trong không gian.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: nhận biết được các yếu tố của hình lập phương. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng thước thẳng vẽ được một hình lập phương dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng l ... au
Số cạnh
12
12
Số đỉnh
8
8
Số đường chéo
4
4
Công thức tính diện tích xung quanh
Sxq = Cđáy . h
Sxq = 4.a2
Công thức tính thể tích
V = Sđáy . h
V = a3
 d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét, đánh giá và ghi điểm câu trả lời của học sinh.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những cá nhân HS làm nhanh và đúng.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP – LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố ôn tập kiến thức hình hộp chữ nhật và hình lập phương; công thức tính diện tích và thể tích của các hình
b) Nội dung: Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giao nhiệm vụ cho HS các làm bài tập sau: 
Bài 1/SGK T66: Một hình khối gồm 14 hình lập phương hắn kết với nhau như hình dưới. Mỗi hình lập phương có cạnh 1 cm. Hãy tính thể tích của hình khối này
	Bài 2/SGK T66: Một bể cá hình hộp chữ nhật với kích thước mặt đáy là 5dm và 12 dm, có mực nước là 7 dm. Người ta đổ vào đó một lượng cát (có độ thấm nước không đáng kể) thì thấy mực nước dâng lên 1,5 dm và ngập cát đổ vào. Tính thể tích của lượng cát.
? Làm sao tính được thể tích của lượng cát có tron bể?
→Ta tính thể tích của nước và cát có trong bể trừ đi thể tích của nước
Bài 3/SGK T66: Một khuôn đúc bê tông có kích thước như hình. Bề dày các mặt bên của khuôn là 1,2 cm. Bề mặt mặt đáy của khuôn là 1,9 cm. Tính thể tích của khối bê tông được khuôn này đúc ra là bao nhiêu cm3
? Muốn tính được thể tích của khối bê tông được đúc ra từ cái khuôn này em cần biết những đại lượng nào?
→Ta cần biết chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cái lõi khuôn.
? Làm sao để tính?	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện các bài tập trên. 
- GV quan sát, điều hành lớp 
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày sản phẩm vào vở, cho HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhậ định và kết luận kiến thức
Bài 1/SGK T66: 
Giải:
Thể tích của một hình lập phương là:
1 . 1 . 1 = 1 (cm3)
Thể tích của hình khối cần tìm là:
1 . 14 = 14 (cm3)
Bài 2/SGK T66
Giải
Thể tích của nước có trong bể là:
5 . 12 . 7 = 420 (dm3)
Thể tích của nước và cát có trong bể là:
5 . 12 . (7 + 1,5) = 510 (dm3)
Thể tích của cát là:
510 – 420 = 90 (dm3)
Bài 3/SGK T66: 
Giải
Chiều dài của lõi khuôn là:
23 – 1,2 – 1,2 = 20,6 cm
Chiều rộng của lõi khuôn là:
13 – 1,2 – 1,2 = 10,6 (cm)
Chiều cao của lõi khuôn là:
11 – 1,9 = 9,1 (cm)
Thể tích của khối bê tông được đúc ra từ cái khuôn này là:
V = 20,6 . 10,6 . 9,1 = 1987,076 (cm3)
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về hình hộp chữ nhật để xử lí bài toán trong thứ tế.
b) Nội dung: HS làm bài tập 4 SGK/T66:
Bài 4: Phần bên trong của một cái khay làm bánh hình hộp chữ nhật với đáy là hình vuông cạnh 20 cm, chiều cao 5 cm. Người ta dự định sơn phần bên trong bằng loại sơn không dính. Hỏi với một lượng sơn đủ bao phủ được 100 m2 thì sơn được bao nhiêu cái khuôn làm bánh?
c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bày vào vở:
Giải:
Diện tích xung quanh phần bên trong của cái khuôn làm bánh là: 20 . 4 . 5 = 400 (cm2)
 Diện tích mặt đáy bên trong cái khuôn là: 202 = 400 (cm2)
 Diện tích cần quét sơn ở mặt trong là: 400 + 400 = 800 (cm2) = 0,08 (m2)
Mà 100 : 0,08 = 1250 
Vậy với lượng sơn đủ bao phủ được 100 m2 thì sẽ sơn được 1250 cái khuôn làm bánh
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- GV nhấn mạnh cho HS công thức thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và chú ý phải đưa về cùng một đơn vị độ dài.
- HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV nhận xét, bổ sung và sửa sai sản phẩm học tập của HS.
TIẾT 12: ÔN TẬP CHƯƠNG 3 (Tiết 2) 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: 
- Học sinh được ôn tập, hệ thống kiến thức về hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ đứng.
- Củng cố kiến thức về tính diện tích xuang quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ đứng.
- Vận dụng kiến thức giải bài toán thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, chính xác.
2. Về năng lực: 	
 - Học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học thông qua việc giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học thông qua việc hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên. 
3. Về phẩm chất: 	
- Rèn luyện tính trung thực, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, bài giảng powerpoint, giáo án word, một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật như hộp quà, hộp diêm
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx.
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình hộp chữ nhật - đinh dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: HS hệ thống lí thuyết về hình lăng trụ đứng.
b) Nội dung: GV cho HS làm bài tập sau: 
Câu 1: Điền số thích hợp vào dấu  trong bảng sau
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Số mặt	
Số cạnh
Số đỉnh
Số mặt đáy
Số mặt bên
Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Các mặt đáy song song với nhau	
Các mặt đáy là tam giác
Các mặt đáy là tứ giác
Các mặt bên là hình chữ nhật
Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên
Thể tích bằng diện tích đáy nhân độ dài cạnh bên
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của học sinh được trình bày vào phiếu học tập:
Câu 1: Điền số thích hợp vào dấu  trong bảng sau
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Số mặt	
5
6
Số cạnh
9
12
Số đỉnh
6
8
Số mặt đáy
2
2
Số mặt bên
3
4
Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Hình lăng trụ đứng tam giác
Hình lăng trụ đứng tứ giác
Các mặt đáy song song với nhau	
Đ
Đ
Các mặt đáy là tam giác
Đ
S
Các mặt đáy là tứ giác
S
Đ
Các mặt bên là hình chữ nhật
Đ
Đ
Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân với độ dài cạnh bên
Đ
Đ
Thể tích bằng diện tích đáy nhân độ dài cạnh bên
Đ
Đ
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét, đánh giá và ghi điểm câu trả lời của học sinh.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những cá nhân HS làm nhanh và đúng.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP – LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố ôn tập kiến thức hình lăng trụ đứng, công thức tính diện tích và thể tích của các hình
b) Nội dung: Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giao nhiệm vụ cho HS các làm bài tập sau: 
Bài 5/SGK T66: Một ngôi nhà có kích thước như hình
a) Tính thể tích ngôi nhà.
b) Biết 1 lít sơn bao phủ được 4 m2 tường. Hỏi cần bao nhiêu lít sơn để sơn phủ được tường mặt ngoài của ngôi nhà. Biết tổng diện tích các cửa là 9 m2
- Gv hướng dẫn:
+ Nên chia ngôi nhà thành 2 khối hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ đứng tam giác.
a/ Tính thể tích của ngôi nhà bằng tổng thể tích của hai hình
b/ Tính diện tích xung quanh của ngôi nhà từ đó tính được số lít sơn.
Chú ý: Tính diện tích phần quét sơn nhớ phải trừ diện tích các cánh cửa.
	Bài 7/SGK T67: Tạo lập hình lăng trụ đứng có chiều cao 2,5cm, đáy là hình thoi có cạnh là 3cm và một góc bằng 60 độ.
- GV hướng dẫn:
+ Vẽ bốn hình chữ nhật và hai hình thoi với kích thước như hình vẽ sau:
+ Gấp các cạnh BH, CI và DK sao cho cạnh AG trùng với A’G’,
+ Gấp cạnh BC sao cho cạnh AB trùng với BE, cạnh CD trùng với CF, cạnh EF trùng với DA’.
+ Gấp cạnh HI sao cho cạnh GH trùng với HM, cạnh IN trùng với IK, cạnh MN trùng với KG’.
Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.GHIK có chiều cao 2,5 cm, đáy là hình thoi có cạnh 3 cm và một góc 60o
Bài 8/SGK T67: hãy nêu các bước tạo lập hình lăng trụ đứng như hình dưới đây
- HS thảo luận nhóm nêu các bước tạo lập hình.	
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện các bài tập trên. 
- GV quan sát, điều hành lớp 
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày sản phẩm vào vở, cho HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhậ định và kết luận kiến thức
Bài 5/SGK T66: 
Giải:
a) Thể tích của ngôi nhà phần hình hộp chữ nhật là:
15 . 20 . 8 = 2400 (m3)
Thể tích của ngôi nhà phần hình lăng trụ đứng tam giác là:
 (m3)
Thể tích của ngôi nhà là: 
1200 + 1050 = 3 450 (m3)
b) Diện tích xung quanh của ngôi nhà phần hình hộp chữ nhật là:
2.(15 + 20) . 8 = 560 (m2)
Diện tích hai mặt đáy phần hình lăng trụ đứng là:
(m2)
Tổng diện tích mặt ngoài của ngôi nhà cần quét sơn là:
560 + 105 – 9 = 656 (m2)
Số lít sơn cần để sơn mặt ngoài của ngôi nhà là:
656 : 4 = 164 (lít)
Bài 7/SGK T67
Bài 8/SGK T67: 
- Vẽ ba hình chữ nhật và hai hình tam giác với kích thước như hình vẽ sau.
- Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A’M’.
- Gấp cạnh BC sao cho cạnh AB trùng với BD, cạnh CD trùng với CA’.
- Gấp cạnh NP sao cho cạnh MN trùng với NQ, cạnh PQ trùng với PM’.
Khi đó, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về hình lăng trụ đứng để giải bài toán thực tế.
b) Nội dung: HS làm bài tập sau: 
Một tấm lịch để bàn cho với kích thước như hình bên. Tính diện tích bìa dùng để làm giá đỡ cho tấm lịch.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bày vào vở:
Giải:
Diện tích bìa dùng để làm giá đỡ cho tấm lịch là
Sxq = (20 + 20 + 7). 25 =1 175 (cm2)
 d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- GV nhấn mạnh cho HS công thức thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và chú ý phải đưa về cùng một đơn vị độ dài.
- HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV nhận xét, bổ sung và sửa sai sản phẩm học tập của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_3_cac_hinh.docx