Giáo án Hình học Lớp 7 - Chương trình học kì 2

Giáo án Hình học Lớp 7 - Chương trình học kì 2

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Học sinh tiếp tục được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung ; Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu rõ hơn ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” ; nhận biết được khái niệm tần số của một giá trị.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, tính kiên trì, lòng say mê học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng.

- HS: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Kiểm tra bài cũ:

 GV nêu yêu cầu kiểm tra :

 Câu 1. Chữa bài tập 1 (sbt/3).

 Câu 2. Thế nào là dấu hiệu ? Thế nào là giá trị của dấu hiệu ?

 Tần số của mỗi giá trị là gì ?

Hai hs lên bảng kiểm tra :

 HS1 chữa bài 1/sbt : a) Để có được bảng trên người điều tra phải đến gặp lớp trưởng (hoặc cán bộ) của từng lớp để lấy số liệu.

b) Dấu hiệu : Số nữ hs trong một lớp.

Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 14 ; 15 ; 16 ; 17 ; 18 ; 19 ; 20 ; 24 ; 25 ; 28 với tần số tương ứng là : 2 ; 1 ; 3 ; 3 ; 3 ; 1 ; 4 ; 1 ; 1 ; 1.

 HS2 trả lời các câu hỏi (như sgk).

 GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 144 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Tiết 73
CHƯƠNG III: THỐNG KÊ.
§1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Bảng phụ, phấn màu, thước thẳng.
HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV giới thiệu chương 3: Mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kỹ năng đã biết ở tiểu học và lớp 6 như thu thập các số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, qui tắc tính toán đơn giản để qua đó cho hs làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
GV treo bảng phụ ghi bảng thống kê của ví dụ (sgk/4): 
- Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phỏt động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập bảng dưới đây :
STT
Lớp
Số cây trồng được
1
6A
35
2
6B
30
3
6C
28
4
6D
30
5
6

30
6
7A
35
7
7B
28
8
7C
30
9
7D
30
10
7E
35
STT
Lớp
Số cây trồng được
11
8A
35
12
8B
50
13
8

35

4
8D
50
15
8E
30
16
9A
35
17
9B
35
18
9C
30
19
9D
30
20
9E
50

HS đọc các số liệu trong bảng 1.
GV: Vấn đề mà người lập bảng quan tâm là gì ?
HS: Vấn đề mà người điều tra quan tâm là số cây trồng được của mỗi lớp.
GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. 
GV: Dựa vào bảng số liệu thống kê ban đầu trên, em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột ? Nội dung từng cột là gì ?
HS: Bảng 1 gồm ba cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.
GV yêu cầu hs hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kì I.
GV cho hs hoạt động nhóm lập bảng trên. Sau đó yêu cầu hs nêu cách tiến hành điều tra cũng như cấu tạo của bảng.
HS: Bảng 2 có 6 cột, nội dung khác bảng 1
GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
VD: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương (GV treo bảng phụ viết sẵn bảng 2/sgk).
GV yêu cầu hs về nhà lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về số HSG và HS tiên tiến của mỗi tổ ?
*Nhận xét. 
Việc lập bảng số liệu này giúp người đọc rễ hiểu, ngắn ngọn và chính xác nhất.
Do đó :
Các số liệu được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê.
Hoạt động 2: Dấu hiệu.
GV trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ: dấu hiệu và đơn vị điều tra thông qua bài tập :
GV: Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
HS: 
GV: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu (kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y, ...).
- Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV giới thiệu thuật ngữ giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu thông qua bài tập :
GV: Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ? 
HS: Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
GV: Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây: chẳng hạn lớp 7A trồng được 35 cây, lớp 7D trồng được 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu N).
GV trở lại bảng 1 và giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ ba (từ trái sang).
GV cho hs làm bài tập :
- Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ? Hãy đọc dãy giá trị của dấu hiệu.
HS đọc dãy giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1.
Dấu hiệu
 Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra
 :
- Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị.
GV yêu cầu hs quan sát bảng 1 và làm bài và :
: Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được ? Nêu cụ thể các số khác nhau đó.
: Có bao nhiêu lớp(đơn vị) trồng được 30 cây (hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu X)?
Trả lời câu hỏi tương tự như vậy với các giá trị 28 ; 50.
GV: Mỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. 
HS đọc định nghĩa tần số.
Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x và tần số của giá trị được kí hiệu là n.
GV cho hs làm bài . 
GV: Nêu các bước tìm tần số của các giá trị của dấu hiệu ?
HS: + Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
+ Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm và ghi lại.
GV nhắc lại cách tìm tần số và lưu ý hs có thể kiểm tra xem dãy tần số tìm được có đúng không bằng cách so sánh tổng tần số với tổng các đơn vị điều tra, nếu không bằng thì kết quả tìm được là sai.
GV lưu ý hs : không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số.
: Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được.
Đó là các số : 28 ; 30 ; 35 ; 50.
: Có 8 lớp trồng được 30 cây.
 Có 2 lớp trồng được 28 cây. 
 Có 7 lớp trồng được 35 cây.
 Có 3 lớp trồng được 50 cây.
:
- Trong dãy giá trị dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau. 
- Các giá trị khác nhau đó là 28 ; 30 ; 35 ; 50.
- Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là 2 ; 8 ; 7 ; 3.
- Các bước tìm tần số của các giá trị của dấu hiệu :
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- HS hoạt động nhóm làm bài 2 (sgk/7) :
 a) Dấu hiệu : Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
 b) Có 5 giá trị khác nhau là : 17 ; 18 ; 19 ; 20 ; 21.
 c) Lập bảng tần số :
Giá trị
17
18
19
20
21
Số lần
1
3
3
2
1
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Về nhà học thuộc các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. 
- Lập bảng số liệu thống kê ban đầu về điểm kiểm tra học kỳ I của các thành viên trong tổ mình.
- Làm các bài tập 1, 3, 4 (sgk/7 + 8) và các bài 1, 2, 3 (sbt/3 + 4).
- Tiết sau luyện tập.
Tuần 19
Tiết 74
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh tiếp tục được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung ; Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu rõ hơn ý nghĩa của các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” ; nhận biết được khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, tính kiên trì, lòng say mê học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Giáo án, bảng phụ, thước thẳng. 
- HS: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, bút dạ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
* Kiểm tra bài cũ: 
 GV nêu yêu cầu kiểm tra :
 Câu 1. Chữa bài tập 1 (sbt/3).
 Câu 2. Thế nào là dấu hiệu ? Thế nào là giá trị của dấu hiệu ? 
 Tần số của mỗi giá trị là gì ? 
Hai hs lên bảng kiểm tra :
 HS1 chữa bài 1/sbt : a) Để có được bảng trên người điều tra phải đến gặp lớp trưởng (hoặc cán bộ) của từng lớp để lấy số liệu.
b) Dấu hiệu : Số nữ hs trong một lớp.
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 14 ; 15 ; 16 ; 17 ; 18 ; 19 ; 20 ; 24 ; 25 ; 28 với tần số tương ứng là : 2 ; 1 ; 3 ; 3 ; 3 ; 1 ; 4 ; 1 ; 1 ; 1.
 HS2 trả lời các câu hỏi (như sgk).
 GV nhận xét, cho điểm.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Thời gian chạy 50m của các hs trong một lớp 7 được thầy giáo dạy thể dục ghi lại trong bảng 5 và bảng 6 (sgk/8).
Bài 3 (sgk/8).
STT của hs nam
Thời gian
(giây)
STT của hs nam
Thời gian
(giây)
1
8,3
11
8,5
2
8,5
12
8,4
3
8,5

3
8,5
4
8,7
14
8,8
5
8,5
15
8,8
6
8,7
16
8,5
7
8,3
17
8,7
8
8,7
18
8,7
9
8,5
19
8,5
10
8,

20
8,

STT của hs nữ
Thời gian
(g
ây)
STT của hs nữ
Thời gian
(giây)
1
9,2
11
9,2
2
8,7
12
9,0
3
9,2
13
9,3
4
8,7
14
9,2
5
9,0
15
9,3
6
9,0
16
9,3
7
9,0
17
9,3
8
8,7
18
9,0
9
9,2
19
9,2
10
9,2
20
9,3
Hãy cho biết :
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
(đối với từng bảng)
HS quan sát bảng 5 và bảng 6 trong sgk, sau đó trả lời :
Bài 4 (sgk/8).
GV gọi hs làm lần lượt từng câu hỏi.
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó.
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu. c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Một hs đọc to đề bài.
HS trả lời câu hỏi :
Bài 3 (sbt/4).
GV yêu cầu hs đọc kĩ đề bài.
- Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ
(tính theo kwh) trong một xóm gồm 20 hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau :
a) Dấu hiệu : Thời gian chạy 50m của mỗi hs.
b) 
- Đối với bảng 5 : Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 5.
- Đối với bảng 6 : Số các giá trị là 20. Số các giá trị khác nhau là 4.
c) 
- Đối với bảng 5 : Các giá trị khác nhau là 8,3 ; 8,4 ; 8,5 ; 8,7 ; 8,8. Tần số tương ứng của chúng lần lượt là 2 ; 3 ; 8 ; 5 ; 2.
- Đối với bảng 6 : Các giá trị khác nhau là 8,7 ; 9,0 ; 9,2 ; 9,3. Tần số tương ứng của chúng lần lượt là 3 ; 5 ; 7 ; 5.
Bài 4 (sgk/8).
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
- Số các giá trị là 30.
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. 
c) Các giá trị khác nhau là 98 ; 99 ; 100 ; 101 ; 102.
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là 3 ; 4 ; 16 ; 4 ; 3.
Bài 3 (sbt/4).
75
100
85

3
40
165
85
47
80
93
72
105
38
90
86
120
94
58
86
91
- Theo em thì bảng số liệu này ...  SMNQ : SRNQ
c. S2 SRPQ và SRNQ
SQMN = SQNP = SQPM
Nêu công thức tính diện tích tam giác?
Bằng đường cao nhân với cạnh đáy tương ứng với dường cao
Gợi ý câu a: Có nhận xét gì về tam giác MPQ và RPQ?
a. Tam giác MPQ và RPQ có chung đỉnh P, hai cạnh MQ và QR cùng nằm trên một đường thẳng nên có chung đường cao hạ từ P tới đường thẳng MR (đường cao PH) 
Vẽ đường cao PH
Cạnh đáy là gì? Có mối quan hệ như thế nào?
Cạnh đáy là MQ và QR Có MQ = 2QR (tính chất trọng tâm tam giác)
Tương tự tỉ số SMNQ so với SRNQ như thế nào? Vì sao?
b. Tương tự 
So sánh SRPQ và SRNQ ?
c. SRPQ = SRNQ vì hai tam giác trên có chung đường cao QI và cạnh NR = RP (gt)
Vậy tại sao SQMN = SQNP = SQPM ?
O
B
M
A
y
z
x
SQMN = SQNP = SQPM 
(= 2SRPQ = 2SRNQ)
Yêu cầu học sinh làm bài 68 (Sgk - 88)
Bài 88 (Sgk - 88)
Đưa đề bài lên màn hình
Gọi một em lên bảng vẽ hình: vẽ góc xOy, lấy A Ox; B Oy
Muốn cách đều hai cạnh của góc xOy thì điểm M phải nằm ở đâu?
a. Muốn cách đều hai cạnh của góc xOy thì điểm M phải nằm trên tia phân giác của góc xOy.
Muốn cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm ở đâu?
- Muốn cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Vậy để vừa cách đều hai cạnh của góc xOy, vừa cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm ở đâu?
- Điểm M phải là giao của tia phân giác của góc xOy với đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Yêu cầu học sinh vẽ tiếp vào hình ban đầu.
O
y
z
x
A
B
Nếu OA = OB thì có bao nhiêu điểm M thoả mãn các điều kiện trong câu a?
b. Nếu OA = OB thì phân giác Oz của góc xOy trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB, do đó mọi điểm trên tia Oz đều thoả mãn các điều kiện trong câu a.
Đưa hình vẽ lên bảng phụ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Qua bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung kiến thức nào?
Hs: Ta cần nắm được các đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao và vân dụng t/c vào giải bài tập
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Ôn tập lý thuyết của chương, học thuộc các khái niệm, định lí, tính chất của từng bài. Trình bày lại các câu hỏi, bài tập ôn tập chương III SGK.
Làm bài tập số 82, 84, 85 Tr.33, 34 SBT.
Tuần 35
Tiết 137
ÔN TẬP CUỐI KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về tam giác cân, định lí Pytago, các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy trong tam giác.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vận dụng các định lí, tính chất vào giải bài tập, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
3. Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Thước thẳng, thước đo góc, êke...
HS: Đề cương ôn tập, thước đo góc, com pa, phiếu học tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy phát biểu định nghĩa tam giác cân, nêu tính chất về góc của tam giác cân. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân ? 
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất của nó, các cách chứng minh tam giác là tam giác cân.
Hoạt động 2: Ôn tập lý thuyết
Câu 1:
GV: Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều. Nêu các cách chứng minh tam giác là tam giác đều ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Câu 2:
GV: Em hãy phát biểu định lý Pitago (thuận và đảo)
HS: Trả lời câu hỏi 1
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 600
Các cách chứng minh tam giác là tam giác đều:
C1: Chứng minh tam giác có ba cạnh bằng nhau.
C2: Chứng minh tam giác có ba góc bằng nhau.
C3: Chứng minh tam giác là tam giác cân và có mọt góc bằng 600. 
HS: Phát biểu định lý Pitago.
Hoạt động 3: Làm bài tập luyện tập
Bài tập 70 SGK
GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập 70 SGK
GV: Vẽ hình và hướng dẫn HS làm bài tập
GV: Nhận xét và chữa bài theo từng phần và cho điểm.
Bài tập 71 SGK
GV: Tam giác ABC trong hình vẽ 151 SGK là tam giác gì ?
HS: làm bài tập 70
a, cân 
à là tam giác cân.
b, (cạnh huyền – góc nhọn) à BH = CK
c, (cạnh huyền – cạnh góc vuông) à AH = AK
d, 
à là tam giác cân.
HS: Tam giác ABC là tam giác vuông cân vì:
AB2 = AC2 = 22 + 32 = 13 
BC2 = 11 + 52 = 26 = AB2 + AC2
GV: Điền dấu X vào ô trống một cách thích hợp. Sửa lại các câu sai.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Các tính chất của bài tập 68 đợc suy ra từ định lý nào ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm các nhóm.
GV: Gọi HS đọc đề bài
GV: Vẽ hình trên bảng và yêu cầu HS vẽ vào vở sau đó ghi GT và KL rồi làm bài tập
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình bằng thước thẳng và com pa
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình.
GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng làm bài tập
Câu 1: Đúng
Câu 2: Đúng
Câu 3: Sai. Ví dụ tam giác có ba góc là 700, 600, 500.
Câu 4: Sai. Sửa lại: Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Câu 5: Đúng
Câu 6: Sai. Ví dụ có tam giác cân mà góc ở đỉnh là 1000, hai góc ở đáy là 400
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng làm bài tập
Câu a, b được suy ra từ định lý “ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 ”
Câu c được suy ra từ định lý “ Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau ”.
Câu d được suy ra từ định lí “ Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân ”.
HS: Nhận xét chéo giữa các nhóm
HS: đọc nội dung bài tập
HS: Vẽ hình và làm bài tập
TH: D và A nằm khác phía đối với BC, các TH khác tương tự.
Gọi H là giao điểm của AD và a. 
Ta có:
Ta lại có: = 1800 nên 
Suy ra 
Vây AD a
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Chuẩn bị các kiến thức về đường thẳng song song, các tường hợp bằng nhau của tam giác, quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác.
Làm các bài tập từ 1 đến 5 SGK trang 91; 92.
Tuần 35
Tiết 138
ÔN TẬP CUỐI KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về các đường đồng quy trong tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông).
2. Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập ôn tập cuối năm phần hình học.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học	
4. Định hướng phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ, phấn màu. 
- HS: Thước kẻ, compa, êke, bảng nhóm, bút dạ, làm câu hỏi ôn tập .
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Ôn tập các đường đồng quy của tam giác
GV: Hãy kể tên các loại đường đồng quy của tam giác?
HS nêu được 4 đường đồng quy: Trung tuyến ; phân giác; trung trực, dường cao
Gv đưa bảng phụ – Gọi 2 HS lên bảng điền
HS lên bảng thực hiện.
Gv: gọi 2 HS lên bảng điền tiếp
HS lên thực hiên
GV: Hãy nêu khái niệm, tính chất của các đường đồng quy
HS nêu khái niệm, tính chất.
I- Ôn tập các đường đồng quy của tam giác
Bài tập: Hãy điền vào các ô trống trong bảng sau:
HĐ 2: Một số dạng tam giác đặc biệt
GV: Hãy nêu lại định nghĩa; tính chất cách CM : ∆ cân, ∆ đều, ∆ vuông?
HS phát biểu.
II- Một số dạng tam giác đặc biệt
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv yc HS đọc nội dung bài tập
HS đọc nội dung bài tập
GV yc HS vẽ hình – ghi GT- KL
HS vẽ hình ghi GT – KL
GV: Hãy nêu phương pháp tính góc: ; ?
HS nêu phương pháp
Gv yc hS lên bảng thực hiện – HS khác làm ra nháp
GV: hãy nhận xét bài bạn
GV: Muốn so sánh được các cạnh của tam giác CDE ta làm ntn? Dựa vào đâu để so sánh?
HS : Thực hiện
GV yêu cầu HS đọc nội dung đầu bài
GV: hãy vẽ hình ghi GT- KL
HS lên bảng thực hiện
GV: Muốn CM được 2 ∆ = ta làm ntn? 
HS nêu phương pháp
Gv yc các HS lên bảng thực hiện từng phần 
HS lên bảng thực hiện – HS khác làm ra nháp
GV: Ngoài cách CM trên có còn cách khác không?
HS: CM dựa vào đn đường trung trực.
Gv: Hãy nhận xét bài của bạn
HS nhận xét bài 
III- Luyện tập
Bài 6 ( 92- SGK) E
GT: ∆ADC: DA = DC 
 D
 ; CE // BD 
 Kl: a) ; =? 
 b) ∆ CDE cạnh nào lớn nhất? 
 A B C 
Vì là góc ngoài của ∆ DBC nên:
 ( SLT, do BD//CE)
 là góc ngoài của ∆ cân ADC nên: 
Xét:∆DCE có:
 (đlý tổng 3 trong tam giác) 
Trong ∆ CDE có: 
( 570 < 610 < 620)
=> DE< DC < EC ( Đlý qhệ giữa góc và cạnh đối diện)
Vậy: ∆ CDE có cạnh CE là lớn nhất
Bài tập 8 ( 92- SGK):
GT: ∆ABC : 
 B
 EH ^ BC = H 1 2
 HE Ç BA = K E
KL:a) ∆ ABE = ∆HBE 
BE là trung trực của AH
EK = EC A H C
AE < EC 
 K
CM
Xét ∆vuông ABE và ∆vuôngHBE có:
 ( gt) => ∆ABE =∆HBC (ch – gn)
BE chung 
 => AB= BH; AE = HE ( 2 cạnh t.ư)
b) Ta có: EA= EH ( CMT)
 BA= BH ( CMT)
=> BE là trung trực của AH (T/c đường trung trực của đoạn thẳng)
c) ∆AEK và ∆HEC có:
 (đ đ) 
 =>∆ AEK = ∆ HEC ( g.c.g) EA= EH ( CMT) 
 => EK = EC ( cạnh t.ư)
d) ∆AEK có: 
AE < EK ( cạnh huyền lớn hơn cạnh góc vuông)
Mà : KE = EC ( CMT)
 => AE < EC ( đpcm)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Qua bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung kiến thức nào?
Hs: Các đường đồng quy trong tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông).
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Yêu cầu học sinh ôn tập lí thuyết và làm lại các bài tập ôn tập chương và ôn tập cuối năm.
- Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra Toán học kì II.
Tuần 35
Tiết 139 – 140
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kì II( quy tắc, tính chất, định lí)
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt các định nghĩa, tính chất thông qua kí hiệu toán học.
- Vận dụng các tính chất để suy luận, tính toán và trình bày lời giải bài toán. 
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn, chính xác và nghiêm túc trong khi làm bài.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- GV: 
- HS : Ôn tập kiến thức theo cấu trúc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Ôn tập lại các kiến thức đã học trong năm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc