Giáo án môn học Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

Giáo án môn học Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị

A/ Mục tiêu: Qua bài này, HS cần:

- Nắm được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận và hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận

- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không. Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trịcủa một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.

- Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.

C/ Tiến trình:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu sơ lược nội dung chương II.

3/ Giảng bài mới:

 Đặt vấn đề: Hôm nay ta nghiên cứu bài đầu tiên của chương II.

 

doc 36 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Chương II: Hàm số và đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ
Tiết: 23 	 	§1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN 
Ngày soạn: 01/11/2009
A/ Mục tiêu: Qua bài này, HS cần: 
- Nắm được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận và hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận 
- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không. Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trịcủa một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/ Chuẩn bị: 	
	- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
C/ Tiến trình:
1/ Ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu sơ lược nội dung chương II.
3/ Giảng bài mới: 
	 Đặt vấn đề: Hôm nay ta nghiên cứu bài đầu tiên của chương II.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Định nghĩa
GV: Cho HS làm SGK
GV: Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên?
GV: Giới thiệu định nghĩa và yêu cầu 2 em đọc lại định nghĩa
GV: Lưu ý: Khái niệm hai đại lượng tỉ lệ thuận học ở tiểu học (k > 0) là một trường hợp riêng của k 0.
GV: Cho HS làm SGK trên bảng con
GV: Giới thiệu phần chú ý.
GV: Cho HS làm trên bảng con
HĐ 2: Tính chất 
GV: Cho HS làm SGK
GV: Từ GV nói thêm như SGK và dẫn đến 2 tính chất về đại lượng tỉ lệ thuận
Củng cố: 
GV: Cho HS làm bài tập 1 SGK theo nhóm
GV: Cho HS làm bài tập 2, 3 SGK trên bảng phụ?
GV: Cho HS làm bài tập 4 SGK
GV: Hướng dẫn
HS: Làm 
S = 15. t
 m = D.V
(m = 7800V; 
 Dsắt = 7800kg/m3)
HS: Nhận xét SGK.
HS: Đọc lại định nghĩa
HS: Thực hiện 
HS: Đọc lại phần chú ý.
HS: Thực hiện được
HS: Hoạt động nhóm 
a) k = 2
b) 8, 10, 12.
c)Tỉ số giữa hai giá tri tương ứng bằng hệ số tỉ lệ k = 2
HS: Đọc lại tính chất.
HS: Hoạt động nhóm
HS: Cử đại diện trình bày 
HS: Lần lượt lên bảng điền vào ô trống.
HS: Thực hiện
Bài 1: 
a) k = 2/3
b) y = 2/3 x
c) Khi x = 9 thì y = 6
 Khi x = 15 thì y = 10
Bài 4: 
Vì z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k nên z = ky(1)
Vì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ h nên y = hx(2)
Từ (1) và (2) suy ra: z = k.(hx) = (kh).x
Vậy z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.h
1. Định nghĩa: 
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
Ø Chú ý: (SGK)
2. Tính chất: 
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì: 
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
	4/ Củng cố: Nhắc lại các kiến thức đã học trong tiết học.
	5/ Dặn dò: 
- Học thuộc định nghĩa và 2 tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- BTVN: Từ bài 1 đến bài 7 trang 42,43 SBT
- Nghiên cứu trước bài: “ Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận ”
D/ Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
----------------- a&b -----------------
 Tiết: 24 §2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
Ngày soạn: 01/11/2009
A/ Mục tiêu: Qua bài này, HS cần: 
- Nắm vững cách giải một số bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng giải một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Giáo dục cho HS thấy được mối quan hệ giữa các môn học: Vật lí, hình học, đại số. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/ Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ
- Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm
C/ Tiến trình:
	1/ Ổn định tổ chức:
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
* HS1: Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Chứng tỏ x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ. (x = 0,8y; y = 5z; x = 0,8.5z = 4z. Vậy x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là 4)
* HS2: Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Cho bảng sau: 
V
V1 = 12
V2 = 17
V3 = 5
V4 = 1
m
m1 = 135,6
m2 = 192,1
m3 = 56,5
m4 = 11,3
	Điền Đ hoặc S vào c . Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a) V và m là hai đại lượng tỉ lệ thuận 	c (Đ)
b) m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là 11,3 	c (Đ)
c) V tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là –11,3 	c (S) 	Sửa lại là 
d) m2 – m1 = m3 V3 = V2 – V1	c (Đ)
3/ Giảng bài mới: Đặt vấn đề: Nếu x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận thì ta có y = kx (k 0). Suy ra = = =  = k và = ; Vận dụng tính chất tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có thể giải một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Tiết hôm nay ta sẽ giải một số bài toán như thế.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
· GV: đưa bài toán lên bảng phụ (Ghi đầy đủ). Sau đó hướng dẫn HS ghi tóm tắt đề toán: Nếu gọi thể tích hai thanh chì lần lượt là V1 và V2, khối lượng hai thanh chì lần lượt là m1 và m2, thì: 
V1 = 12cm3; V2 = 17cm3; m2 – m1 = 56,5g. Tìm m1, m2.
· GV: Hướng dẫn HS từng bước giải: 
- Đặt tên các giá trị cần tìm
- Lập luận để có tỉ lệ thức hoặc dãy tỉ số bằng nhau.
- Tìm các giá trị chưa biết bằng cách vận dụng tính chất tỉ lệ thức hoặc dãy tỉ số bằng nhau.
- Trả lời.
Cho HS hoạt động nhóm để giải.
· GV: Kiểm tra và hoàn chỉnh bài giải.
Có thể tìm kết quả bài toán trên bằng bảng: 
V
12
17
17 - 12
1
m
56,5
Cho HS giải
	bằng bảng trên bảng con
· GV: Cho HS đọc chú ý
vừa rồi là bài toán có nội dung vật lý. Ta làm quen bài toán có nội dung hình học.
Cho HS đọc đề bài toán 2
Kiến thức cần nhớ trongbài?
Cho HS hoạt động nhóm giải bài toán 2
HS: Ghi tóm tắt đề vào trong vở, một HS lên bảng ghi trên bảng.
V1 = 12cm3; V2 = 17cm3; m2 – m1 = 56,5g. Tìm m1, m2.
HS: Sau khi nghe GV hướng dẫn, các nhóm tiến hành giải theo nhóm.
Gọi khối lượng hai thanh chì tương ứng là m1, m2 (gam).
Vì khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên: 
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có: 
 == = 11,3
 m1 = 12.11,3 = 135,6
m2 = 17.11,3 = 192,1
Vậy hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g.
HS: Dựa vào hướng dẫn của GV giải trên bảng con bằng cách điền vào bảng (Sau đó giải hoàn chỉnh vào vở bài tập)
HS: Đọc chú ý
HS: Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
1/ Bài toán 1: 
V1 = 12cm3; V2 = 17cm3; m2 – m1 = 56,5g. Tìm m1, m2.
Giải
Gọi khối lượng hai thanh chì tương ứng là m1, m2 (gam).
Vì khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên: 
Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có: 
 = = = 11,3
 m1 = 12.11,3 = 135,6
m2 = 17.11,3 = 192,1
Vậy hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g.
ØChú ý. (SGK) 
2/ Bài toán 2 : rABC có 
Tính ?
Giải
 (BT về nhà)
4/ Củng cố: 
Cho HS làm bài tập 5, 6. 
Bài 6: Hướng dẫn HS sử dụng cách giải bài toán tỉ lệ thuận để giải
	5/ Dặn dò: Bài tập về nhà 7, 9, 10 trang 56 SGK.
D/ Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
----------------- a&b -----------------
Tiết: 25 	LUYỆN TẬP 
Ngày soạn: 01/11/2009
A/ Mục tiêu: Qua tiết luyện tập này, HS cần: 
- Làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
- Thông qua giờ luyện tập HS biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
B/ Chuẩn bị: 
	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, SGK, SBT toán.
C/ Tiến trình
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau hay không nếu: 
a) 	b)
x
-2
-1
1
2
3
x
1
2
3
4
5
y
-8
-4
4
8
12
y
22
44
66
88
100
GV: Để khẳng định x và y không tỉ lệ thuận với nhau em chỉ cần chỉ ra hai tỉ số khác nhau ví dụ: 
3/ Luyện tập: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Bài 7 SGK
GV: Đưa đề bài trên bảng phụ
GV: Tóm tắt đề bài
 Khi làm mứt thì khối lượng dâu và khối lượng đường là 2 đại lượng quan hệ như thế nào?
Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x.
Vậy bạn nào đúng?
Bài 9 SGK
GV: Đưa bài trên bảng phụ
Bài toán này có thể phát biểu đơn giản như thế nào?
Em hãy áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và các điều kiện đã biết ở đề bài để giải bài tập này?
Bài tập 10 SGK
· GV: Gọi một HS đọc đề bài 10 SGK và cho HS hoạt động nhóm.
GV: Kiểm tra bài của một vài nhóm và cho HS nhận xét.
· GV: Sửa chữa sai sót nếu có.
Bài 11 SGK: 
· GV: Cho HS giải miệng bài 11 SGK
· GV: Kim giờ quay 1 vòng thì kim phút quay bao nhiêu vòng?
Kim phút quay 1 vòng thì kim giây quay bao nhiêu vòng?
Vậy khi kim giờ quay 1 vòng thì kim phút, kim giây quay được bao nhiêu vòng? 
HS: 2kg dâu cần 3kg đường
2,5 kg dâu cần x kg đường
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Ta có: 
.
Trả lời: Bạn Hạnh nói đúng.
HS: Đọc và phân tích đề bài.
HS: Bài toán này nói gọn là chia 150 thành 3 phần tỉ lệ với 3,4 và 13.
HS: Đọc đề bài.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Nhận xét
Bài 7 SGK
2kg dâu cần3kg đường
2,5 kg dâu cần x kg đường
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Ta có: 
.
Trả lời: Bạn Hạnh nói đúng.
Bài 9 SGK
Gọi khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có: 
= 
Vậy: x = 22,5
 y = 30
 z = 97,5
Bài 10 SGK
Tương tự bài 9
Đáp số: 
10cm, 15cm, 20cm.
Bài 11 SGK
Kim giờ quay được 1 vòng thì kim phút quay được 12 vòng, kim giây quay được 60.12 = 720 (vòng)
4/ Củng cố: Để giải một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận cần chỉ ra hai đại lượng tỉ lệ thuận. Khi giải toán tỉ lệ thuận ta thường sử dụng những tính chất nào? Chú ý các bước giải một bài toán về tỉ lệ thuận.
5/ Dặn dò: Xem lại các bài tập đã giải và giải các bài tập còn lại.
D/ Rút kinh nghiệm – Bổ  ...  như trên sẽ xây xong căn nhà trong thời gian: 
A. c 30 ngày B. c 40 ngày C. c 50 ngày D. c Một kết quả khác.
 B. Phần tự luận: 
 1/ Bốn đội máy cày làm việc trên bốn cánh đồng có diện tích bằng nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 8 ngày, đội thứ hai trong 6 ngày, đội thứ ba trong 4 ngày và đội thứ tư trong 12 ngày. Số máy cày của đội thứ ba nhiều hơn số máy cày của đội thứ nhất là 9 máy (các máy có cùng năng suất). Hỏi mỗi đội có mấy máy?
 2/ Cho hàm số y = f(x) = –2x2 + 8x – 6
Tính f(1), f(–1), f(3), f().
Tìm x biết f(x) = –6.
 Cách đánh giá: Phần trắc nghiệm 4 điểm
 Điền đúng định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận 1 điểm
 Điền đúng các tọa độ của các điểm 1,5 điểm
 Vẽ đường thẳng OE và viết được hàm số y = –2x 0,5 điểm
 Đánh dấu Í đúng mỗi câu 0,5 điểm 1 điểm
 Phần tự luận: Mỗi bài 3 điểm
	Kết quả 
Lớp/sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém
Đạt
7A9/
7A10/
 Dặn dò: Tiết sau mang MTBT CASIO để học cách sử dụng.
a&b 
Ngày soạn: 25/12/2005 Hướng dẫn sử dụng 
 Tiết: 38 máy tính bỏ túi CASIO 
	A/ Mục tiêu: 
Qua bài này, HS cần: 
	- Nắm được cách sử dụng máy tính bỏ túi CASIO
Biết được cách sử dụng máy tính bỏ túi CASIO để thực hiện một số phép tính đơn giản phục vụ cho chương trình Toán lớp 7
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
B/ Chuẩn bị: 
	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, máy tính bỏ túi CASIO
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, máy tính bỏ túi CASIO 
	C/ Tiến trình
 1’	1/ Ổn định tổ chức:Vắng Lớp Vắng 
 6’	2/ Kiểm tra bài cũ: Tính P = : + 
	 Q = 
 30’	3/ Giảng bài mới: 
	 Đặt vấn đề: Việc tính toán của chúng ta sẽ mất nhiều thời gian đối với các biểu thức phức tạp, tuy nhiên nếu biết sử dụng tốt máy tính bỏ túi CASIO chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10’
10’
· GV: Giới thiệu cấu tạo và chức năng của máy tính bỏ túi CASIO: chức năng của các phím số, phím các phép tính và một số phím có chức năng đặc biệt khác.
· GV: Hướng dẫn HS cách ghi số dương và âm, các phép tính về số nguyên, số hữu tỉ, lũy thừa của một số hữu tỉ.
· GV: Giới thiệu các cách ghi số của máy: Kí hiệu dạng thường (NORM). đưa máy về dạng thường ta bấm MODE 9. Dạng thường có hai dạng: NORM 1 VÀ NORM 2. Kí hiệu dạng chuẩn a Í 10n.
· GV: Cách đổi vị trí hai số: Phím SHIFT X M
· GV: Cho HS thực hành 
a) .
b) 23.
	c) .
c) 5 – 2.(-)2.
Chia hai nhóm một nhóm tính hợp lí, một nhóm tính nhanh.
· GV: Rút ra tính ưu việt của máy tính bỏ túi CASIO nói riêng và những công cụ phục vụ cho mọi nhu cầu của con người từ những thành tựu tuyệt vời của khoa học hiện đại
HS: Theo dõi.
HS: Tính a) .
b) 23.
c) .
d) 5 – 2.(-)2.
HS chia làm hai nhóm, một nhóm tính hợp lí, một nhóm tính nhanh.
Tính: 
a) .
b) 23.
	c) .
c) 5 – 2.(-)2.
 6’	4/ Củng cố: Nhắc lại tính ưu việt của máy tính bỏ túi CASIO nói riêng và những công cụ phục vụ cho mọi nhu cầu của con người từ những thành tựu tuyệt vời của khoa học hiện đại, từ đó giúp các em say mê tìm hiểu, ham học hỏi, xác định động cơ học tập đúng đắn hơn.
 2’	5/ Dặn dò: Tiết sau ôn tập chuẩn bị thi HK I
	Ë Rút kinh nghiệm
	a&b 
Ngày soạn: 25/12/2005 Ôn tập học kì I (tiết 1)
	Tiết: 39	a&b 
	A/ Mục tiêu: 
– Ôn tập các phép tính về số hữu tỉ, số thực.
– Thực hiện phép tính, tính giá trị của biểu thức, Tìm số chưa biết dựa vào tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
 – Giáo dục tính hệ thống, khoa học, chính xác cho HS.
 B/ Chuẩn bị: 
 GV: Bảng tổng kết các phép tính ,tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau.
 HS: Ôn tập các phép tính (quy tắc và tính chất) , tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số 
 bằng nhau. Bảng nhóm.
 C/ Tiến trình
 1’	1/ Ổn định tổ chức:Vắng Lớp Vắng 
 6’	2/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập
 30’	3/ Giảng bài mới: 
	 Đặt vấn đề: 
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10’
10’
HĐ 1: Số hữu tỉ, số thực. Tính giá trị biểu thức số .
GV: Số hữu tỉ là gì? Số hữu tỉ có biểu diễn thập phân như thế nào?
GV: Số vô tỉ là gì? số thực là gì?Trong tập R các số thực, các em đã biết những phép toán nào?
GV: Quy tắc các phép toán và các tính chất trong Q được áp dụng tương tự trong R(GV đưa Bảng ôn tập các phép toán treo trước lớp)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại một số quy tắc phép toán trong bảng.
GV: Thực hiện các phép tính sau: 
Bài 1: 
-0,75. 
Bài 2: 
Bài 3: (-2)2+
HĐ 2: Tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau. Tìm x
GV: Tỉ lệ thức là gì?Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức?
GV: Viết dạng tổng quát của tính chất dãy tỉ số bằng nhau?
GV: Cho HS thực hiện các bài tập sau: 
Bài 1: Tìm x trong tỉ lệ thức: 
x: 8,5 = 0,69: (-1,15)
GV: Nêu cách tìm một số hạng trong tỉ lệ thức?
Bài 2: Tìm hai số x và y biết 7x = 3y và x – y = 16.
GV: Từ đẳng thức 7x = 3y, hãy lập tỉ lệ thức? áp dụng tính chất cuảt dãy tỉ số bằng nhau để tìm x và y?
Bài 3: Tìm các số a,b,c biết: 
 và a + 2b –3c = -20.
GV: Hướng dẫn để có 2b, 3c
Bài 4: Tìm x biết: 
a) 
b) + 1 = 4.
HS: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b với a,b Z, b0.
HS: Nêu được.
HS: Nhìn bảng ôn tập nhắc lại được một số quy tắc.
HS: Hoạt động nhóm 
 Nhóm 1 + 2 + 3: bài 1
Nhóm 3 + 4 + 5: bài 2
HS: Tỉ lệ thức là đẳng thức giữa hai tỉ số a/b = c/d.Tính chất cơ bản của tỉ lệ thức: 
a/b = c/d ad = bc.
HS: Lên bảng viết tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
HS: Nêu được.
HS: Đưa về tỉ lệ thức, từ đó suy ra x và y.
HS: Suy nghĩ.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Hoạt động nhóm bài 4ab.
HS: Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét.
1/ Số hữu tỉ, số thực – Tính giá trị biểu thức số .
2/ Tỉ lệ thức, dãy tỉ số bằng nhau- Tìm x.
 6’	4/ Củng cố: · GV: Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức?
 Tìm x trong dấu giá trị tuyệt đối của một đẳng thức?
 2’	5/ Dặn dò: Ôn lại kiến thức và các dạng bài tập đã ôn trong tiết này.
 Tiết sau ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, hàm số và đồ thị của hàm số .
 Làm các bài tập: 57/ trang 54; 61/ trang 55; 68,70 / trang 58 SBT.
Ë Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 27/12/2005 Ôn tập học kì I (tiết 2) 
	Tiết: 40
	A/ Mục tiêu: 
Kiến thức: Ôn tập về đại lương tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = a x (a khác 0)
Kĩ năng: Giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, vẽ đồ thị hàm số y = a x, xét điểm thuộc, không thuộc đồ thị hàm số .
Thái đo ä: HS thấy được ứng dụng của toán học vào trong đời sống.
 B/ Chuẩn bị: 
	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1’	1/ Ổn định tổ chức:Vắng Lớp Vắng 
 6’	2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập ở nhà của HS và nêu nhận xét 
 việc học ở nhà của các em
 30’	3/ Giảng bài mới: 
	 Đặt vấn đề: Để các em nắm được những vấn đề cơ bản của đại lượng tỉ lệ
 thuận, tỉ lệ nghịch, đồ thị của hàm số, hôm nay ta tiến hành ôn tập HKI tiếp theo.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
10’
10’
10ph
Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
GV: Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau? Cho ví dụ?
GV: Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau? cho ví dụ?
GV: Treo bảng ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch lên trước lớp và nhấn mạnh với HS về tính chất khác nhau của hai tương quan này.
* Bài tập: 
 Bài 1: Chia 310 thành 3 phần 
a) Tỉ lệ thuận với 2;3;5
b) Tỉ lệ nghịch với 2;3;5.
(GV đưa đề bài lên bảng phụ)
GV: (gợi ý) Gọi 3 số cần tìm là a,b,c. Theo đề toán
ta có những điều gì?
Bài 2: Biết cứ 100 kg thóc cho 60 kg gạo. Hỏi 20 bao thóc, mỗi bao nặng 60 kg cho bao nhiêu kg gạo?
GV: Tính khối lượng của 20 bao gạo?
GV: Hãy tóm tắt đề bài? Gọi 1 HS lên bảng thực hiện?
GV: Quan hệ giữa số thóc và số gạo?
Bài 3: Để đào một con mương cần 30 người làm trong 8 giờ. Nếu tăng thêm
10 người thì thời gian giảm được mấy giờ?(Giả sử năng suất làm việc của mồi người như nhauvà không đổi)
GV: Cùng một công việc là đào con mương, số người và thời gian là hai đại lượng quan hệ như thế nào?
Ôn tập về đồ thị hàm số 
GV: Hàm số y = a x cho ta biết y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Đồ thị của hàm số y = a x có dạng như thế nào?
* Bài tập: 
GV: Treo đề bài lên bảng: 
Cho hàm số y = -2x
a) Vẽ đồ thị hàm số.
b) Biết điểm A(3;yo) thuộc đồ thị hàm số y = -2x. Tính yo?
c) Điểm B(1,5;3) có thuộc đồ thị hàm số y = -2x hay không? Tại sao?
HS: Trả lời câu hỏi.
Trong chuyển động đều, quãng đường và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Cùng một công việc, số người và thời gian làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
HS: Cả lớp làm bài, 2 em lên bảng thực hiện.
HS: Nêu được.
HS: 1200 kg gạo.
HS: Tóm tắt
HS: Số thóc và số gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày bài giảicủa nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và nêu nhận xét.
HS: Hoạt động nhóm.
1/ Đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
2/ Ôn tập về đồ thị hàm số y = a x (a khác 0)
 6’	4/ Củng cố: · GV: nhắc lại các dạng bài tập: Giải một bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. Vẽ đồ thị hàm số y = ax. Xét xem một điểm có thuộc đồ thị hàm số hay không.
 2’	5/ Dặn dò: Ôn tập các câu hỏi của chương I và II SGK và theo đề cương. Làm lại các dạng bài tập. Kiểm tra Học kì môn Toán trong 2 tiết gồm cả Đại số và Hình học, khi kiểm tra học kì cần mang đủ dụng cụ. Các em cố gắng thi tốt.
	Ë Rút kinh nghiệm
	a&b 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong II.doc