Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song

Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song
docx 4 trang Người đăng Tự Long Ngày đăng 27/04/2025 Lượt xem 14Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 6, Bài 4: Hai đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết PPCT: 6 Ngày soạn: 
Tuần dạy: Lớp dạy: 
 BÀI 4. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
 Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song. 
- Biết dấu hiệu mới nhận biết hai đường thẳng song song.
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và 
song song với đường thẳng ấy.
- Biết chứng minh hai đường thẳng song song, 
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và năng lực tự học, năng lực hợp tác làm việc theo nhóm thông qua 
hoạt động nhóm, năng lực giao tiếp, hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù:
- Học sinh vẽ được chính xác đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng 
cho trước và song song với đường thẳng ấy là cơ hội hình thành và phát triển năng lực 
sử dụng các công cụ học toán.
- Học sinh sử dụng được êke và thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng 
song song.
- Thông qua hình vẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và tính 
thẩm mĩ cho học sinh.
- Thông qua các bài tập để hình thành năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm làm, ham học hỏi, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các công 
việc của tập thể. 
- Trách nhiệm: Biết chịu trách nhiệm với thành quả của cá nhân, tập thể; Không đổ lỗi 
cho người khác.
- Trung thực: Học sinh biết tôn trọng kết quả của bản thân, tôn trọng lẽ phải 
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên : Thước thẳng, ê ke, bảng phụ.
2. Học sinh : Thước kẻ, sách giáo khoa, sách bài tập, 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 3p)
a) Mục tiêu: - Nhớ lại vị trí tương đối của hai đường thẳng đã học
b) Nội dung: - Nhớ lại vị trí tương đối của hai đường thẳng đã học.
c) Sản phẩm: - Nhớ lại vị trí tương đối của hai đường thẳng
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập: - Có 3 trường hợp xảy ra: trùng nhau, 
 + Cho hai đường thẳng a và b thì ta có song song, cắt nhau.
 thể vẽ được những trường hợp nào ? + Hãy vẽ hình các trường hợp đó.
 - Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS trả 
 lời.
 - Báo cáo, thảo luận: Các HS còn lại 
 nhận xét câu trả lời.
 - Kết luận, nhận định: 
 + Gv Kết luận: Có 3 trường hợp xảy ra: 
 trùng nhau, song song, cắt nhau.
 + Gv đặt vấn đề vào bài: Với trường hợp 
 hai đường thẳng song song thì làm cách 
 nào để vẽ và nhận biết được. Bài học hôm 
 nay ta sẽ tìm hiểu.
2. Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức lớp 6. (5p)
a) Mục tiêu: - Nhớ lại khái niệm hai đường thẳng song song đã học.
b) Nội dung: - Nhớ lại khái niệm hai đường thẳng song song đã học.
c) Sản phẩm: - Biết được thế nào là hai đường thẳng song song.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập: 1. Nhắc lại kiến thức lớp 6
 +Thế nào là hai đường thẳng song song ? - Hai đường thẳng song song là hai 
 +Hai đường thẳng phân biệt có thể xảy ra đường thẳng không có điểm chung.
 - Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc 
 những trường hợp nào ?
 cắt nhau hoặc song song.
 - Thực hiện nhiệm vụ:
 HS suy nghĩ trả lời, hoạt động cá nhân.
 - Báo cáo, thảo luận:
 1 HS lên bảng trả lời.
 - Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, đánh giá, kết luận kiến 
 thức.
3. Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và vẽ hai đường 
thẳng song song.( 30p)
a) Mục tiêu: - Nhớ hai dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
b) Nội dung: - Nhớ hai dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
c) Sản phẩm: - Nhớ hai dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
 - Chứng minh được hai đường thẳng song song.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập 1. 2. Dấu hiệu nhận biết hai đường 
 + GV cho HS làm ?1. thẳng song song.
 + Có hai đường thẳng nào song song với ?1 Dự đoán các đường thẳng song 
 nhau không?
 song
 - Thực hiện nhiệm vụ:
 + Gv hướng dẫn, hỗ trợ : Ta có c cắt a a//b ; n//m 
 và b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một Tính chất: Nếu đường thẳng a , b và 
 cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường trong các góc tạo thành một cặp góc so 
 thẳng như thế nào với nhau? le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc 
 + HS hoạt động nhóm
 đồng vị bằng nhau) thì a và b song song 
 - Báo cáo, thảo luận: 
 1 HS đại diện nhóm trả lời, các nhóm với nhau.
 khác lắng nghe và nhận xét. Ký hiệu a//b
 - Kết luận, nhận định:
 GV chốt kiến thức 
 - Giao nhiệm vụ học tập 2.
 NV 1: Xem hình 17, các đường thẳng nào c
 song song với nhau? a
 NV2: Vẽ hai đường thẳng, yêu cầu HS A
 kiểm tra xem hai đường thẳng đó có song 
 song hay không? b
 - Thực hiện nhiệm vụ: B
 HS hoạt động cá nhân. c cắt a và b tạo thành:
 - Báo cáo, thảo luận: - Một cặp góc so le trong bằng nhau 
 + NV1: Khoảng 3 HS đứng tại chỗ trình hoặc
 bày. - Một cặp góc đồng vị bằng nhau.
 a//b
 + NV2: 1 HS lên bảng trình bày.
 HS khác nhận xét.
 - Kết luận, nhận định:
 GV chốt lại kiến thức
 - Giao nhiệm vụ học tập 3. ?2: 
 ?2: Cho đường thẳng a và điểm A nằm Trình tự vẽ: 
 ngoài đường thẳng a . Hãy vẽ đường thẳng - Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc 
 b đi qua A và song song với a . 45o) của êke, vẽ đường thẳng c tạo 
 - Thực hiện nhiệm vụ: với đường thẳng a góc 60o (hoặc 30o, 
 HS hoạt động nhóm và trình bày cách vẽ hoặc 45o).
 trong bảng phụ. - Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc 
 - Báo cáo, thảo luận: 45ovẽ đường thẳng b tạo với đường 
 Đại diện nhóm lên trình bày cách vẽ; HS thẳng c góc 60o (hoặc 30o hoặc 45o
 các nhóm khác nhận xét. ở vị trí sole trong (hoặc vị trí đồng vị) 
 - Kết luận, nhận định: với góc thứ nhất. Ta được a//b .
 C1: Vẽ hai góc sole trong bằng nhau.
 C2: Vẽ hai góc đồng vị bằng nhau.
 GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (6p)
a) Mục tiêu: - Củng cố dấu hiệu nhận và cách vẽ hai đường thẳng song song.
b) Nội dung: - Vẽ hai đường thẳng song song.
 - Chứng minh hai đường thẳng song song. c) Sản phẩm: - Vẽ hai đường thẳng song song.
 - Chứng minh hai đường thẳng song song.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập: Bài 24 /91sgk
 + Làm bài 24 sgk/91 a) a//b ; b) a song song với b.
 + Nêu cách vẽ bài 25, vẽ hình vào vở. Bài 25/91sgk
 - Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động cá nhân
 + GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS 
 thực hiện nhiệm vụ.
 - Báo cáo, thảo luận: 
 + 1 HS trả lời bài 24. 
 + 1 HS lên bảng vẽ hình bài 25. 
 - Kết luận, nhận định:
 + GV và HS lắng nghe HS trả lời, xem 
 HS vẽ hình trình bày trên bảng.
 + HS nhận xét bài làm của bạn.
 + GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.
 Hướng dẫn tự học ( 1p) - Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai 
 đường thẳng song song và cách vẽ 
 đường thẳng đi qua một điểm và song 
 song với một đường thẳng cho trước.
 - Bài tập 26 (SGK-91
 - Bài 21, 23, 24 (SBT-77; 78) 
 Chuẩn bị tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_7_cong_van_5512_chuong_1_tiet_6_bai_4_h.docx