Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13+14 - Nguyễn Vũ Hoàng

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13+14 - Nguyễn Vũ Hoàng

I. MỤC TIÊU :

· HS nhận biết nhanh phần giả thiết và kết luận của một định lí.

· Có kĩ năng vẽ hình và viết giả thiết, kết luận của một định lí.

· Biết chứng minh định lí.

II. CHUẨN BỊ :

1. Của giáo viên: Bài soạn SGK SBT Thước thẳng – Eke.

2. Của học sinh : Thực hiện hướng dẫn tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

 Hỏi: - Vẽ hình và ghi GT; KL định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”.

3. Bài mới :

 

doc 8 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13+14 - Nguyễn Vũ Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 13 
Ngày soạn: 12 / 10 / 2008
Ngày dạy: 14 / 10 / 2008
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
HS nhận biết nhanh phần giả thiết và kết luận của một định lí.
Có kĩ năng vẽ hình và viết giả thiết, kết luận của một định lí.
Biết chứng minh định lí.
II. CHUẨN BỊ :
1. Của giáo viên: - Bài soạn - SGK - SBT - Thước thẳng – Eke.
2. Của học sinh : - Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp :	
2. Kiểm tra bài cũ :	
	Hỏi: 	 - Vẽ hình và ghi GT; KL định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. 	
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức
HĐ 1: Luyện tập 
Bài 51 Sgk tr.101 c
 a A a
 b
 b B c
 c
 a M a
 b b 
 c b
 a
- HS: Đọc đề bài. 
- Hỏi: Hãy phát biểu định nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song ?
- GV: Yêu cầu nhắc lại câu hỏi b)
- HS: Lên bảng vẽ hình minh họa 
- HS: Lên bảng ghi GT và KL.
- HS: Cả lớp nhận xét.
Bài 52 Sgk tr.101
- HS: Đọc bài.
- Hỏi: Đề bài đang đề cập đến định lý nào ?
- GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình hai góc đối đỉnh và ghi GT và KL
- GV: Treo bảng phụ các bước chứng minh hai góc đối đỉnh và bằng nhau.
- HS: Suy nghĩ vài phút, và được thảo luận với các bạn ngồi cùng bàn.
- HS: Lên bảng điền vào bảng phụ
- Hỏi: Ngoài hai góc đối đỉnh và ; còn cặp góc đối đỉnh nào khác ?
- Hỏi: Như vậy hai góc đối đỉnh và có bằng nhau không ? Hãy chứng minh điều đó ?
- GV Gợi ý: Chứng minh tương tự = 
Bài 53 Sgk tr.102:
- GV: Cách làm việc như bài 52; hãy đọc đề và ghi GT; KL của định lý.
- HS: Lên bảng vẽ hình ghi GT và KL.
- GV: Chứng minh định lý trên theo bảy bước ở Sgk.
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và điền vào chỗ khuyết () để hoàn chỉnh một bài chứng minh.
- HS 1: Làm ba ý : 	 1) ; 2) ; 3)
- HS 2: Làm hai ý :	 4) ; 5) 
- HS 3: Làm hai ý :	 6) ; 7)
- GV: Nhận xét tổng quát.
- GV: Hướng dẫn HS chứng một cách ngắn ngọn hơn.
Bài 51 Sgk tr.101
Định lí : Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
b)
GT
a // b
m a
KL
m b
Bài 52 Sgk tr.101 
GT
 và đối đỉnh
KL
 = 
Chứng minh = 
Khẳng định 
Căn cứ 
1
 + = 1800
Vì kề bù
2
 + = 1800
Vì kề bù
3
 + = + 
Căn cứ vào (1) và (2)
4
 = 
Căn cứ vào (3)
Chứng minh = 
Ta có : 	 ( kề bù )
 	 ( kề bù )
Do đó : 	
 Vậy : 	 = 
Bài 53 Sgk tr.102 
a) Vẽ hình 
b) Ghi GT và KL
GT
xx' cắt yy’ tại O
 = 900
KL
 = 900
 = 900
 = 900
c) Điền vào chỗ trống (. . .) 
 1) (Vì kề bù)
 2) (Theo GT và (1))
 3) 	 (căn cứ vào (2))
 4) = (vì đối đỉnh)
 5) = 900 (căn cứ vào GT và (4))
 6) = (vì đối đỉnh)
 7) = 900 (căn cứ vào (3) và (6))
d) Chứng minh một cách ngắn ngọn:
Ta có: ( kề bù )
 Suy ra: 
 ( đối đỉnh )
 ( đối đỉnh )
HĐ 2: Củng cố
- GV: Nhắc lại các được học kiến thức qua tiết luyện tập.
- GV: Nhấn mạnh các bước chứng minh một định lý.
4. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Soạn 10 câu hỏi ôn tập chương Sgk tr.102+103
	- Làm các bài tập 39; 40; 42; 44 Sbt tr.80+81
Hướng dẫn bài 44 Sbt tr.81: Chia thành hai trường hợp
Trường hợp 1:
Cùng bằng góc E
Trường hợp hai:
Cùng bù với góc A
IV RÚT KINH NGHIỆM: 
 Ngày soạn:12 /10 / 2008
 Ngày dạy: 15 /10 / 2008
Tuần : 7
Tiết : 14
ÔN TẬP CHƯƠNG 1 
(Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU : 
 - Hệ thống hóa kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song.
 - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
 - Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song hay không?
 - Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc; song song.
II. CHUẨN BỊ :
1. Của giáo viên: Bài soạn - SGK - SBT - Thước thẳng - Thước đo góc - Ê ke.
2. Của học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp :	 
2. Kiểm tra bài cũ :	 Kiểm tra vở bài và dụng cụ của HS.
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò 
Kiến thức
HĐ 1: Ôn tập lí thuyết.
Bài tập 1:
- GV: Giới thiệu đề bài.
- GV: Vẽ nhanh các hình lên bảng.
- HS: Lần lượt đứng tại chỗ trả lời những kiến thức thể hiện ở những hình vẽ. 
- GV: Nhận xét và nhắc lại những kiến thức đã học.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ():
 a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có 
 b) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng 
 c) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng 
 d) Hai đường thẳng a, b song song với nhau được kí hiệu là: 
 e) Nếu đường thẳng c hai đường thẳng a và b; trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì 
 f) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì :
	+ 
	+ 
	+ 
 g) Nếu ac và b c thì 
 h) Nếu a // c và b // c thì 
- GV: Phát phiếu học tập cho HS. 
- GV: Cho HS thời gian để suy nghỉ.
- GV: Gọi vài HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh.
Bài tập 3: Trong các câu sau, câu nào đúng ? Câu nào sai ? (Nếu sai hãy vẽ hình để minh họa)
1) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 
2) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
3) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
4) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
5) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy.
6) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
7) Nếu một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b thì hai góc so le trong bằng nhau.
- GV: Phát phiếu học tập cho HS. 
- GV: Cho HS thời gian để suy nghỉ.
- GV: Gọi vài HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh.
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT:
Bài tập 1: Mỗi hình trong bảng sau cho biết kiến thức gì ? 
Bài tập 2: 
a) mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
b) cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông.
c) đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng đó.
d) a // b
e) a // b
f) 
 + Hai góc so le trong bằng nhau.
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
g) a // b
h) a // b
Bài tập 3:
Đúng
Sai. 
Đúng
 4) Sai. 
 5) Sai.
 6) Sai. 
 7) Sai. 
HĐ 2: Bài tập
Bài 56 Sgk tr.104:
- GV: Gọi HS đọc đề
- Hỏi: Đường trung trực của đoạn thẳng AB phải thoã mãn những điều kiện gì ?
- GV: Vẽ đoạn AB = 28mm lên bảng.
- Hỏi: Hãy nêu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB.
- HS: Lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ.
Bài 45 Sbt tr.82:
- HS: Đọc đề bài ; Suy nghĩ
- HS: Lên bảng vẽ hình.
- Hỏi: Hai đường thẳng d2 và AC có quan hệ gì ? Hai đường thẳng d1 và AC có quan hệ gì ?
- Hỏi: Qua đó có kết luận gì về hai đường thẳng d1 và d2 ?
II. BÀI TẬP:
Bài 56 Sgk tr.104:
Cách vẽ:
- Trên tia AB lấy điểm M sao cho:
AM = 14 mm.
- Qua M vẽ đường thẳng d AB.
 Bài 45 Sbt tr.82:
Vì: d2 // AC 
 d1 AC 
Nên d1 d2
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Cần nhớ và hiểu các tính chất: 
	+ Thế nào là hai góc đối đỉnh ? hai góc đối đỉnh thì như thế nào ?
	+ Hai đường thẳng như thế nào thì vuông góc ? Đường trung trực của đoạn thẳng.
	+ Tiên đề Ơ-clit.
	+ Các cách giải thích (hay chứng minh) hai đường thẳng song song ? (Có 5 cách)
	+ Các cách giải thích (hay chứng minh) hai đường thẳng vuông góc ? (Có 2 cách)
	+ Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì suy ra được những gì ?
	- Xem lại các bài tập đã làm.
	- Bài tập về nhà :	54; 55; 59; 60 Sgk tr.104 và bài 48 Sbt tr.82
Hướng dẫn bài 48 Sbt tr.82:
- Kẻ đường thẳng d qua B và d // Ax
- Cần chứng minh Cx // d
	+ Tức là chứng minh: 
	+ Cần tìm 
	+ Biết 
	+ Tính 
	+ Biết (do Ax // d)
IV RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_1314_nguyen_vu_hoang.doc