Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 14: Luyện tập (2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 14: Luyện tập (2 cột)

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + HS được củng cố, khắc sâu các định lý đã học.

 + Biết được giả thiết và kết luận của các định lý.

- Kỹ năng: + Nhận biết giả thiết và kết luận của một định lý.

 + Biết vẽ hình thể hiện định lý đó.

 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán theo hình vẽ.

- Thái độ: + Viết ký hiệu chính xác định lý.

. + Làm quen với chứng minh một định lý.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: thước đo độ, êke.

- HS: thước đo độ, êke.

III- PHƯƠNG PHÁP:

Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

 7A2:

 7A3:

2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 14: Luyện tập (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 14
ND: 30/09/2009
 LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS được củng cố, khắc sâu các định lý đã học.
 + Biết được giả thiết và kết luận của các định lý.
- Kỹ năng: + Nhận biết giả thiết và kết luận của một định lý.
	 + Biết vẽ hình thể hiện định lý đó.
	 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán theo hình vẽ. 
- Thái độ: + Viết ký hiệu chính xác định lý.
. + Làm quen với chứng minh một định lý.
CHUẨN BỊ:
GV: thước đo độ, êke.
HS: thước đo độ, êke.
PHƯƠNG PHÁP: 
Luyện tập thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:	
	 7A2:	
 7A3:	
Kiểm tra bài cũ: 	
-GV:Gọi hs lên bảng làm BT 51 (10đ) 
-Học sinh đọc đề bài.
Gọi học sinh phát biểu định lý.
- HS: “nếu 1 đường thẳng vuông góc với 1 trong 2 đường thẳng song song thì nó cũng vuôngj¦óc với đường thẳng kia”.
- GV: em hãy cho biết bạn phát biểu đúng hay sai và chỉ ra chổ sai (nếu có)?
- GV: em hãy cho biết bạn phát ghi GT, KL bằng ký hiệu đúng chưa?
- Học sinh nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, đánh giá, chấm điểm và củng cố định lý cho học sinh.
1. Sửa Bài tập cũ:
Bài tập 51:
3.Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận của định lý này.
- Các em học sinh còn lại vẽ hình và viết GT, KL của định lý vào vở.
- Học sinh nhận xét phần ghi GT, KL của bạn và góp ý bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, lưu ý học sinh ghi GT-KL phải viết hoa.
- Giáo viên: em nào phát biểu định lý về hai góc đối đỉnh?
- HS: “hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”
- GV: tính chất “hai góc đối đỉnh thỉ bằng nhau” được khẳng định đúng không phải bằng đo đạc mà bằng suy luận. Tính chất này là một định lý, ta chứng minh định lý.
- GV: vẽ hình phác hoạ lên bảng.
- GV: em hãy viết giả thiết và kết luận của định lý?
- HS: 
- GV: em hãy điền vào chổ trống để được bài chứng minh hoàn chỉnh.
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giáo viên đưa bảng phụ có ghi sẳn đề bài tập lên bảng và gọi một học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình, các em còn lại vẽ hình vào vở.
- Học sinh nhận xét hình vẽ.
- GV nhận xét hình vẽ và gọi một học sinh viết GT, KL của định lý.
- Học sinh nhận xét GT-KL
- GV nhận xét: có thể viết xx’Çyy’={O}
- GV: các em hãy điền vào chổ trống để được bài chứng minh định lý hoàn chỉnh?
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút. 
- Cho học sinh trình bày. HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét đánh giá bài làm các nhóm.
2. Bài tập mới:
Bài tập 52:
Chứng minh:
1. Ô1 + Ô2 = 1800 (hai góc kề bù)
2. Ô3 + Ô2 = 1800 (hai góc kề bù)
3. Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2 (căn cứ vào 1 và 2)
4. Ô1 = Ô3 (căn cứ vào 3).
Bài tập 53:
a)
b)
c) 
1. xÔy + x’Ôy =180o (vì hai góc kề bù)
2. 90o+ x’Ôy =180o (theo GT và căn cứ vào 1)
3. x’Ôy = 90o(căn cứ vào 2)
4. x’Ôy’= xÔy (vì đối đỉnh)
5. x’Ôy’= 90o(căn cứ vào 4 và giả thiết)
6. y’Ôx = x’Ôy (vì đối đỉnh)
7. y’Ôx = 90o(căn cứ vào 3 và 6)
4,. Củng cố và luyện tập:
- GV: muốn chứng minh hai đường thẳng song song theo em có thể chứng minh như thế nào? Dựa vào tính chất nào?
- HS: dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- HS: dựa vào định lý quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
- GV cho học sinh nêu cụ thể.
- Giáo viên giúp học sinh rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Bài học kinh nghiệm:
 Muốn chứng minh hai đường thẳng song song ta có thể chứng minh:
một cặp góc sole trong bằng nhau.
một cặp góc đồng vị bằng nhau.
hai góc trong cùng phía bù nhau.
cùng vuông góc với 1 đường thẳng thứ 3.
cùng song song với 1 đường thẳng thứ 3.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn tập tất cả nội dung phần lý thuyết từ đầu năm học đến nay, chú trọng học thuộc tất cả các tính chất (định lý) và tiên đề Eulicde về đường thẳng song song.
Xem kỹ cách vẽ hình minh học cho định lý và viết giả thiết- kết luận của định lý bằng ký hiệu.
Xem lại bài tập 51, 52, 53 đã làm hôm nay và học thuộc phần “bài học kinh nghiệm”.
Ôn 10 câu hỏi ôn tập chương I trang 102, 103 SGK.
Mang thước kẻ, thước đo góc, êke.
Chuẩn bị các bài tập 54, 55, 56, 57 trang 103, 104 SGK.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_14_luyen_tap_2_cot.doc