Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 23: Luyện tập (2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 23: Luyện tập (2 cột)

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + Củng cố định nghĩa hai tam giác bằng nhau.

 + Viết ký hiệu hai tam giác bằng nhau.

 + Vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh của nó.

 + Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.

- Kỹ năng: + Viết đúng ký hiệu hai tam giác bằng nhau.

 + Chứng minh hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh - cạnh - cạnh.

. + Vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.

- Thái độ: + Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.

II- TRỌNG TM: Chứng minh hai tam giác bằng nhau trường hợp c-c-c

III- CHUẨN BỊ:

- GV: Thước đo độ, êke, compa, bảng phụ bài tập 18.

- HS: Thước đo độ, êke, compa.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:

 7A5:

2 Kiểm tra bài cũ:

3 Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 23: Luyện tập (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:13
Tiết: 23
ND: 
 LUYỆN TẬP (1) 
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + Củng cố định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
	+ Viết ký hiệu hai tam giác bằng nhau.
	+ Vẽ tam giác biết độ dài 3 cạnh của nó.
	+ Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
- Kỹ năng: 	+ Viết đúng ký hiệu hai tam giác bằng nhau.
	+ Chứng minh hai tam giác bằng nhau trường hợp cạnh - cạnh - cạnh.
.	+ Vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa.
- Thái độ:	+ Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình.. 
TRỌNG TÂM: Chứng minh hai tam giác bằng nhau trường hợp c-c-c
CHUẨN BỊ:
GV: Thước đo độ, êke, compa, bảng phụ bài tập 18..
HS: Thước đo độ, êke, compa.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:	
 7A5:	
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:	
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- Hoạt động 1: . Sửa Bài tập cũ:
GV: em hãy vẽ tam giác ABC biết số đo các cạnh như sau:	
	AB = 2,5 cm
	BC = 4 cm
	AC = 3 cm	 (5 đ)
- GV: em hãy nêu trình tự các bước vẽ (5 đ)
- Giáo viên gọi một học sinh lên bàng vẽ hình và nêu các bước vẽ.
- GV: bạn vẽ theo trình tự như vậy đúng hay sai?
- Giáo viên nhận xét các bước học sinh vẽ hình và chấm điểm
1. Sửa Bài tập cũ:
- Vẽ cạnh BC có độ dài 4 cm.
- Vẽ cung tròn tâm B bán kính 2,5 cm.
- Vẽ cung tròn tâm C bán kính 3 cm.
- Hai cung tròn cắt nhau tại điểm A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được DABC.
Hoạt động 2: Bài tập mới
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ hình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng compa để vẽ.
- GV: em hãy cho biết giải thiết và kết luận của bài toán này?
- HS: 
- GV: muốn chứng minh thì ta cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
- HS: DAMN và DBMN.
- GV: hai tam giác này có những yếu tố nào bằng nhau?
- HS: 	AM = BM (gt)
	AN = BN (gt)
	MN: cạnh chung.
- GV: vậy hai tam giác bằng nhau trường hợp gì?
Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài.
Đề: cho hình vẽ, hãy chứng minh DADE = DBD và .
- GV: em hãy nêu giả thiết và kết luận của bài toán này?
- HS: 
- GV: Xét DADE và DBDE ta có những yếu tố nào bằng nhau? 
- HS: 	AD = BD (gt)
	AE = BE (gt)
	DE: cạnh chung.
Do đó DADE = DBDE (c.c.c)
Suy ra (2 góc tương ứng)
2.Bài tập mới: 
Bài tập 18:
Chứng minh:
Xét DAMN và DBMN ta có:
	AM = BM (gt)
	AN = BN (gt)
	MN: cạnh chung.
Do đó DAMN = DBMN (c.c.c)
Suy ra (2 góc tương ứng)
Bài tập 19:
Chứng minh:
Xét DADE và DBDE ta có:
	AD = BD (gt)
	AE = BE (gt)
	DE: cạnh chung.
Do đó DADE = DBDE (c.c.c)
Suy ra (2 góc tương ứng)
- Học sinh đọc đề bài.
- GV: giới thiệu lại trình tự các bước vẽ hình ở bài tập 20.
- GV: muốn chứng minh OC là tia phân giác thì ta chứng minh điều gì?
- HS: chứng minh 
- GV: vậy ta cần xét hai tam giác nào?
- HS: Xét DOAC và DOBC
- GV: Ta có những yếu tố nào bằng nhau? Vì sao?
- HS: 	OA = OB (cách vẽ)
	AC = BC (cách vẽ)
	OC: cạnh chung.
Bài tập 20:
Chứng minh:
Xét DOAC và DOBC ta có:
	OA = OB (cách vẽ)
	AC = BC (cách vẽ)
	OC: cạnh chung.
Do đó DOAC = DOBC (c.c.c)
Suy ra (2 góc tương ứng)
Tức là OC là tia phân giác của góc AOB.
4,. Củng cố và luyện tập:
- GV: Chỉ vào BT 20 cho HS đưa ra BHKN
3.Bài Học Kinh Nghiệm:
BT 20 SGK/115: Cách vẽ tia phân giác của góc bằng thước và compa 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a) Đối với tiết học này
Ôn lại cách vẽ tam giác khi biết độ dài 3 cạnh của nó.
Ôn trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác.
Xem lại bài tập 18, 19, 20 đã làm hôm nay.
Làm bài tập 21 SGK / 115.
b) Đối với tiết học sau
Chuẩn bị bài tập 22, 23.
Chuẩn bị thước đo độ, compa, thước đo độ dài đoạn thẳng.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_23_luyen_tap_2_cot.doc