Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh - góc - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh - góc - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

I - Mục tiêu:

 - Kiến thức: Biết cách vẽ 1 tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa 2 cạnh đó

 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ tam giác khi biết số đo 2 cạnh và góc xen giữa, kỹ năng sử dụng dụng thước và com pa

 - Tư duy: Bước đầu tập suy luận.

 - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.

II - Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: thước đo góc, thước chia khoảng.

 2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.

III - Phương pháp

 - Nêu vấn đề. Vấn đáp gợi mở.

IV - Tiến trình bài dạy:

1- Kiểm tra bài cũ (5’)

 Nêu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

2– Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác "cạnh - góc - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :11/11/2012
Ngày giảng:14/11/2012
TIẾT 25: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC
CẠNH – GÓC - CẠNH ( C . G . C )
I - Mục tiêu: 
 - Kiến thức: Biết cách vẽ 1 tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa 2 cạnh đó
 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ tam giác khi biết số đo 2 cạnh và góc xen giữa, kỹ năng sử dụng dụng thước và com pa 
 - Tư duy: Bước đầu tập suy luận.
 - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.
II - Chuẩn bị: 	
 1. Giáo viên: thước đo góc, thước chia khoảng.
 2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.
III - Phương pháp
 - Nêu vấn đề. Vấn đáp gợi mở. 
IV - Tiến trình bài dạy:
1- Kiểm tra bài cũ (5’) 
 Nêu trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác 
2– Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa( 17’)
GV: Bảng phụ bài toán 1
? Nêu cách vẽ tam giác ABC trong bài toán 1
? 1 em lên bảng vẽ 
GV: ta nói B là góc xen giữa hai cạnh BA và BC
GV: Cho HS làm bài toán 2
? Bài toán cho ta biết gì
Yêu cầu ta điều gì
? Để vẽ tam giác trên ta làm như thế nào 
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ
HS còn lại vẽ ra nháp
GV: Cho HS nhận xét – GV uỗn nắn sửa sai và chốt lại cách vẽ
? Để vẽ 1 tam giác khi biết độ dài hai cạnh và góc xen giữa ta thực hiện qua mấy bước đó là những bước nào?
GV: Nhận xét – chốt lại cách vẽ
HS nêu cách vẽ và thực hiện vẽ
HS thực hiện
HS đọc tìm hiểu nội dung bài toán
Cho biết số đo hai cạnh và góc xen giữa
Yêu cầu vẽ tam giác đó
Hs nêu cách vẽ 
- 1 HS lên bảng vẽ
HS nhận xét
Thực hiện qua 4 bước ......
1.- Vẽ tam giác biết 2 cạnh và 1 góc xen giữa.
*Bài toán 1: 
Vẽ ABC biết: 
AB = 2 cm; BC = 3cm, = 700
Giải:
*Cách vẽ : (SGK/117)
* Lưu ý: (SGK/117)
*Bài toán 2: Vẽ tam giác A’B’C’
Có: A’B’= 2cm; B’C’=3cm
’ = 700
Vẽ góc = 700 
- Trên B’x lấy điểm C’: B’C’= 3cm
- Trên By lấy điểm A’ / B’A’ = 2cm
- Vẽ đoạn A’C’ được tam giác A’B’C’
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau C.G.C ( 10’)
GV: Yêu cầu HS đo cạnh AC và A’C’ của 2 tam giác ở phần kiểm tra => Rút ra kết luận
?Có kết luận gì về hai tam giác có 2 cặp cạnh bằng nhau và 1 cặp góc xen giữa bằng nhau 
GV: Nêu nội dung tính chất 
? ABC = A’B’C’ theo trường hợp c.g.c khi nào?
? Hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c thì cần những yếu tố bằng nhau như thế nào
? hai tam giác sau có bằng nhau theo trường hợp c.g.c hay không ?
GV : treo bảng phụ nội dung ? 2
Cho HS hoạt động nhóm trả lời.
AC = A’C’
2 tam giác trên có 3 cặp cạnh tương ứng bằng nhau nên hai tam giác đó bằng nhau.
HS đọc tính chất
1 cặp góc xen giữa hai cặp cạnh bằng nhau
- Hai yếu tố về cạnh
1 yếu tố về góc
( góc xen giữa 2 cạnh)
- Không bằng nhau vì góc bằng nhau không xen giữa hai cạnh bằng nhau
- HS thảo luận nhóm thực hiện làm ? 2
- Đại diện nhóm trình bày.
2- Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh
*Tính chất: SGK/ 117
-Nếu ABC và A’B’C’ có: 
 AB = A’B’; 
 ; 
 BC = B’C’
Thì ABC =A’B’C’ (c.g.c)
?2 ABC =ADC
 (C-G-C) vì:
BC = DC
 AC chung
Hoạt động 3: Luyện tập( 10’)
GV: Cho HS làm bài 24/T118
? Bài toán cho biết gì ? yêu cầu ta điều gì?
? Để vẽ tam giác ABC ta làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm vẽ tam giác ABC
? Để vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa ta làm như thế nào 
GV: Giới thiệu tam giác vuông cân
HS đọc tìm hiểu nội dung bài toán
- Cho : Góc = 900
AB = AC = 3cm
- Yêu cầu: Vẽ tam giác ABC; đo các và 
HS nêu cách vẽ
HS hoạt động nhóm 
HS khác nhận xét
3) Luyện tập
Bài 24 SGK – T118
Cách vẽ :
 Vẽ góc = 900 
 Trên Ay lấy B sao cho AB = 3cm 
 Trên Ax lấy C sao cho AC = 3cm 
Vẽ đoạn thẳng BC ta được tam giác ABC 
3) Củng cố. ( 2’)
- Hai tam giác thỏa mãn điều kiện gì thì bằng nhau?
- Để chứng minh hai tam giác bằng nhau trường hợp C.G.C ta cần lưu ý điều gì?
4) Hướng dẫn về nhà: ( 1’) 
- Ôn lại cách vẽ tam giác khi biết số đo 2 cạnh và góc xen giữa
- Làm bài tập: 36.39 SBT
- Đo cạnh AC và A’C’ rút ra kết luận gì về hai tam giác trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_25_truong_hop_bang_nhau_thu_hai.doc