Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 52: Luyện tập - Văn Quý Trịnh

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 52: Luyện tập - Văn Quý Trịnh

I. MỤC TIÊU

 - Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác . Biết vận dụng quan hệ này để xét xem ba

 đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không .

 - Rèn kĩ năng vẽ hình theo đề bài , phân biệt GT ,KL và quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để

 chứng minh bài toán .

 - Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thức tế .

II .CHUẨN BỊ

 - GV : Thước thẳng có chia khoảng , êke ,compa ,phấn màu .

 - HS : On tập quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác .Thước thẳng có chia khoảng ,compa.

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 52: Luyện tập - Văn Quý Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/4/2006
Ngày giảng: 3/4/2006
Tiết : 52
 TUẦN 29
§ LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
	- Củng cố quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác . Biếùt vận dụng quan hệ này để xét xem ba
 đoạn thẳng cho trước có thể là ba cạnh của một tam giác hay không .
	- Rèn kĩ năng vẽ hình theo đề bài , phân biệt GT ,KL và quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác để 
 chứng minh bài toán .
	- Vận dụng quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác vào thức tế .
II .CHUẨN BỊ
 	- GV : Thước thẳng có chia khoảng , êke ,compa ,phấn màu .
	- HS : Oân tập quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác .Thước thẳng có chia khoảng ,compa.
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA
 Phát biểu nhận xét quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác . Minh hoạ bằng hình vẽ .
Bài tập 18/63 SGK .
 Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau :
 a) 2cm ;3cm ;4cm.
 b) 1cm ;2cm ;3,5cm .
 c) 2,2cm ;2cm ;4,2cm .
 Hãy vẽ các tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là trong các bộ ba ở trên (nếu vẽ được) . Trường hợp nào không vẽ được ,hãy giải thích .
 Nhận xét : Trong một tam giác ,độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài hai cạnh còn lại .
 AC – BC < AB < AC + BC
 Bài tập 18/63 SGK .
 a) 2cm ;3cm ;4cm.
 Có 4cm < 2cm + 3cm vẽ được tam giác .
 b) 1cm ;2cm ;3,5cm .
 Có 3,5cm > 1cm + 2cm không vẽ được 
 c) 2,2cm ;2cm ;4,2cm .
 Có 4,2 = 2,2 + 2 không vẽ được 
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP 
 Bài tập 19 /63 SGK .
 Tìm chu vi của một tam giác cân biết độ dài hai cạnh của nó là 3,9cmvà 7,9cm.
 Chu vi của tam giác là gì ?
 - Vậy trong hai cạnh dài 3,9 cm và 7,9 cm cạnh nào sẽ là cạnh thứ ba ? 
 - Hãy tính chu vi của tam giác cân .
Bài tập 21 /64 SGK .
 Đề bài SGK /64
 Giới thiệu trên hình vẽ .
 - Trạm biến áp A 
 - Khu dân cư B 
 - Cột điện C 
 Cột điện C ở vị trí nào để độ dài AB là ngắn nhất ?
Bài tập 22 /64 SGK ( bài tập thực tế )
 Ba thành phố là ba đỉnh của một biết rằng :
 AC = 30km ; AB = 90km .
 a) Nếu đặt ở C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động 60km thì thành phố B có nhận được tín hiệu không ? Vì sao ? 
 b) Cũng câu hỏi như trên với máy phát sóng có bán kính hoạt động 120 km ?
 Bài tập 26 tr 27 SBT .
Cho ABC điểm D nằm giữa B và C . Chứng minh rằng AD nhỏ hơn nữa chu vi tam giác .
 - Vẽ hình ghi GT ,KL của bài toán .
 Bài tập 19 /63 SGK .
 Chu vi của tam giác là là tổng ba cạnh của tam giác đó .
Gọi độ dài cạnh thứ ba của tam giác cân là x (cm) . Theo bất đẳng thức tam giác ta có .
 7,9 – 3,9 < x < 7,9 + 3,9 
 4 < x < 11,8.
 x = 7,9 (cm)
 Chu vi của tam giác cân là :
 7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm) 
Bài tập 21 /64 SGK .
 Một HS đọc đề bài to trước lớp .
 Nếu ba điểm A,B,C không thẳng hàng thì ta xét 
 ABC AC + CB > AB (bất đẳng thức tam giác )
 đường dây quá dài không thể thực hiện được .
 Vậy để đường dây điện ngắn nhất chỉ có thể là ba điểm A,B,C thẳng hàng nghĩa là 
 AC + CB = AB là nhỏ nhất .
Bài tập 22 /64 SGK
 ABC có : 90 -30 < BC < 90 + 30
 60 < BC < 120 
 Do đó :
 a) Nếu đặt ở C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động 60km thì thành phố B không nhận được tín hiệu .
 b) Nếu đặt ở C máy phát sóng truyền thanh có bán kính hoạt động 120km thì thành phố B nhận được tín hiệu .
 Bài tập 26 tr 27 SBT .
 GT ABC , D nằm giữa B và C 
 KL 
 ABD có : AD < AB + BD (bất đẳng thức tam giác ) . Tương tự , ACD có : AD < AC + CD .
 Do đó: AD + AD < AB + BD + AC + DC 
 2AD < AB + AC + BC 
Hoạt động 3 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Học thụôc các định ly ,nhận xét quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác .
 - Bài tập 25;27;29;30; tr 26;27 SBT .
 - Đọc trước bài “Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_52_luyen_tap_van_quy_trinh.doc