Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 5+6 - Nguyễn Vũ Hoàng

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 5+6 - Nguyễn Vũ Hoàng

I. MỤC TIÊU :

 HS hiểu được tính chất sau :

 Cho hai đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì :

+ Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau

+ Hai góc đồng vị bằng nhau

+ Hai góc trong cùng phía bù nhau

 HS có kỹ năng nhận biết :

+ Cặp góc so le trong + cặp góc đồng vị + cặp góc trong cùng phía

 Bước đầu tập suy luận

II. CHUẨN BỊ :

1. Của giáo viên : Bài soạn SGK SBT Thước thẳng Thước đo góc Ê ke

2. Của học sinh : Học thuộc bài và làm bài đầy đủ Đầy đủ dụng cụ

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở của một số HS yếu kém

3. Bài mới :

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 5+6 - Nguyễn Vũ Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3
Tiết : 5
Ngày so¹n: 15 / 09 / 2008
Ngµy d¹y : 18 / 09 / 2008
 Bài 3: CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG
CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG 
I. MỤC TIÊU : 
- HS hiểu được tính chất sau : 
- Cho hai đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì :
+ Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau
- HS có kỹ năng nhận biết : 
+ Cặp góc so le trong + cặp góc đồng vị + cặp góc trong cùng phía
- Bước đầu tập suy luận
II. CHUẨN BỊ :
1. Của giáo viên : Bài soạn - SGK - SBT - Thước thẳng - Thước đo góc - Ê ke 
2. Của học sinh : Học thuộc bài và làm bài đầy đủ - Đầy đủ dụng cụ 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1. Ổn định lớp :	
2. Kiểm tra bài cũ :	Kiểm tra vở của một số HS yếu kém
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức
HĐ 1: Nhận biết cặp góc so le trong và cặp góc đồng vị 
- HS: Lên bảng vẽ:
	+ Vẽ hai đường thẳng phân biệt a và b
	+ Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B
- Hỏi: Cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A; có bao nhiêu góc đỉnh B ?
- GV giới thiệu: 
	+ Hai cặp góc so le trong . 
	+ Bốn cặp góc đồng vị .
1. Góc so le trong. Góc đồng vị :
a) Hai góc Â1 và (hoặc Â4 và ) gọi là hai góc so le trong.
b) Hai góc Â1 và ; Â2 và ; Â3 và ; Â4 và ; gọi là các cặp góc đồng vị .
- GV: Cho cả lớp làm ? 1 Sgk tr. 88
- 1HS: Lên bảng vẽ hình .
- HS: Đứng tại chỗ đọc các cặp góc so le trong; các cặp góc đồng vị ? 
- 1HS: Lên bảng ghi kết quả.
Bài 21 Sgk tr.89
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. 
- Yêu cầu HS lần lượt điền vào chỗ trống trong các câu.
? 1 
a) Hai cặp góc so le trong là:
	zAy và xBu ; tAy và uBx
b) Bốn cặp góc đồng vị là:
 zAx và uBx ; xAt và xBv
 zAy và uBy ; tAy và vBy
Bài 21 Sgk tr.89
(Sgk)
HĐ 2: Tính chất 
- HS: Đọc ? 2 
- Hỏi: Đề bài cho biết gì ? Tính gì ? 
- Gọi 1 HS đọc hình 13
- Hỏi: Tính góc Â1 ta làm như thế nào ? Â1 và Â4 có quan hệ gì ?
- Hỏi: Tương tự hãy nêu cách tính BÂ3 ? 
- HS: Lên bảng làm câu a)
- HS: Suy nghĩ cách tính Â2 ; BÂ4 .
- Hỏi: Nêu cách tính Â2 ; BÂ4 ?
- Hỏi: Như vậy tính Â2 ; BÂ4 ta đã sử dụng tính chất nào đã học ?
- HS: Thảo luận nhóm trả lời câu c) 
- HS: Đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Thông qua ? 2 dẫn dắt HS đi đến tính chất.
2. Tính chất : (Sgk) 
? 2 Cho hình vẽ, biết: Â4 = BÂ2 = 450
a) Tính Â1 ; BÂ3 ?
 	Vì Â1 và Â4 là hai góc kề bù
	Nên:	Â1 + Â4 	= 1800 
	Â1 + 450 	= 1800
	Suy ra Â1	= 1350
	Mk: BÂ2 và BÂ3 là hai góc kề bù
	Nên:	BÂ2 + BÂ3 	= 1800 
	BÂ2 + 450 	= 1800
	Suy ra BÂ2	= 1350
b) Tính Â2 ; BÂ4 ?
	Ta có: 	Â2 	= Â4 	(đối đỉnh)
	 Nên Â2 	= 450 
	Ta có: 	BÂ4 	= BÂ2 	(đối đỉnh)
	 Nên BÂ4 	= 450 
c) Ta có các cặp góc đồng vị:
	Â2 = BÂ2 = 450;
	Â1 = BÂ1 = 1350;
	Â3 = BÂ3 = 450;
	Â4 = BÂ4 = 1350;
* Tính chất : (Sgk)
HĐ 3 : Củng cố :
Bài 22 Sgk tr.89
- HS: Đọc đề bài.
- HS: Vẽ lại hình vào vỡ.
- HS: Lên bảng điền tiếp số đo ứng với các góc còn lại.
- GV: Giới thiệu cặp góc trong cùng phía Â1 và 
- GV: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì : Cặp góc so le trong còn lại như thế nào ? Các cặp góc đồng vị như thế nào ? tổng hai góc trong cùng phía bằng bao nhiêu ?
Bài 22 Sgk tr.89
a) Vẽ lại hình:
b) Â2 = 400 ; Â1 = Â3 = 1400
	 = 400 ; = 1400
c) Â1 + = 1400 + 400 = 1800
 Â4 + = 1400 + 400 = 1800
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Bài tập về nhà : bài 23 Sgk tr.89 và Bài 16; 17; 18; 19; 20 Sbt tr.75
- Đọc trước bài hai đường thẳng song song.
- Ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song và các vị trí của hai đường thẳng (lớp 6)
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần : 3
Tiết : 6
Ngày so¹n: 16 / 09 / 2008
Ngµy d¹y : 18 / 09 / 2008
 Bài 4: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU : 
- Củng cố lại thế nào là hai đường thẳng song song (đã học lớp 6) .
- Công nhận dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho nó có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a song song b.
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
- Biết sử dụng ê ke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng song song .
II. CHUẨN BỊ :
1. Của giáo viên : Bài soạn - SGK - SBT - Thước thẳng - Thước đo góc - Ê ke
2. Của học sinh : Học thuộc bài và làm bài đầy đủ - Đầy đủ dụng cụ 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định lớp :	
2. Kiểm tra bài cũ :	
Hỏi1 : Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Hỏi2 : 	Cho hình vẽ, Biết Â4 = BÂ2 = 1150
	Điền tiếp vào hình vẽ số đo các góc còn lại ?
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức
HĐ 1: Nhắc lại kiến thức lớp 6
- Hỏi: Thế nào là hai đường thẳng song song ? 
- Hỏi: Thế nào là hai đường thẳng phân biệt ? 
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6
(Sgk tr.90)
HĐ2: Nhận biết hai đường thẳng song song
- HS: Suy nghĩ làm bài ? 1 
- Hỏi: Đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau ?
- GV: Giới thiệu tính chất. Kí hiệu
- GV: Vẽ hình, giải thích để học sinh rõ hơn. 
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
? 1 Dự đoán:	a , b song song. 
	c, d không song song.
	m, n song song. 
* Tính chất : (Sgk)
* Ký hiệu : a // b
	+ Nếu Â1 = BÂ3 thì a // b 
	+ Nếu Â1 = BÂ1 thì a // b 
HĐ 3: Vẽ hai đường thẳng song song 
- GV: Cho HS làm bài ? 2 
- HS: Quan sát; nghiên cứu Sgk và trao đổi nhóm để nêu được cách vẽ. 
- GV: Hướng dẫn HS vẽ. 
- GV: giới thiệu hai đoạn thẳng song song ; hai tia song song
 Cho xy // x’y’
	Với A; B Ỵ xy ; C ; C Ỵ x’y’
	Suy ra: AB // CD ; Ax // Cx’
3. Vẽ hai đường thẳng song song 
? 2 Sgk
HĐ 4: Củng cố
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Bài 24 Sgk tr.91
- HS: Đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh.
Bài 24 Sgk tr.91
	a) a // b
	b)	 a // b
4. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
	- Làm các bài tập: 25; 26 Sgk tr.91 và Bài 21; 22; 23 Sbt tr 77+78
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_56_nguyen_vu_hoang.doc