I. MỤC TIÊU
- HS hiểu và chứng minh được hai định lí đăc trưng của đường trung trực một đoạn thẳmg.
- HS biết cách vẽ một đường trung trực của một đoạn thẳng , xát định được trung điểm của một đoạn
thẳng bằng thước thẳng và compa .
- Bước đầu dùng các định ấcnỳ để làm một số bài tập đơn giản.
II .CHUẨN BỊ
- GV : SGK , một tờ giấy có một mép là đọan thẳng ,thước thẳng ,êke ,compa, phán màu.
- HS : SGK , mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy có một mép là đọan thẳng ,thước thẳng ,êke ,compa .
Ngày soạn : 23/4/2006 Ngày giảng: 24/4/2006 Tiết : 59 TUẦN 32 §7 TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU - HS hiểu và chứng minh được hai định lí đăc trưng của đường trung trực một đoạn thẳmg. - HS biết cách vẽ một đường trung trực của một đoạn thẳng , xát định được trung điểm của một đoạn thẳng bằng thước thẳng và compa . - Bước đầu dùng các định ấcnỳ để làm một số bài tập đơn giản. II .CHUẨN BỊ - GV : SGK , một tờ giấy có một mép là đọan thẳng ,thước thẳng ,êke ,compa, phán màu. - HS : SGK , mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy có một mép là đọan thẳng ,thước thẳng ,êke ,compa . III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 KIỂM TRA - Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ? - Cho đoạn thẳng AB , hãy dùng thước chia khoảng và êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB . - Lấy điểm M bất kì trên đường trung trực AB . Nối MA .MB.Em có nhận xét gì vể độ dài của MA và MB -Nếu M I thì sao ? Chúng ta vừa ôn lại cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước thẳng và êke , vậy có thể dùng compa để dụng trung trực của đoạn thẳng được không ? đó là nội dung của bài học hôm nay . - Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó . - Có MA = MB . - Chứng minh miệng : MA = MA vì có hai hình chiếu bằng nhau (IA = IB ) hoặc MIA = MIB . - Nếu M I thì MA = IA , MB = IB Mà IA = IB MA = MB . Hoạt động 2 1. ĐỊNH LÍ VỀ TÍNH CHẤT CÁC ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG TRUNG TRỰC a) Thực hành . A B A B A B -Tại sao nếp gấp 1 chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB . - Khoảng cách từ điểm M đến hai mút A,B như thế nào ? -Vậy điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì như thế nào so với hai mút của đoạn thẳng đó ? - Đó chính là nội dung của định lí thuận . a) HS thực hành như hướng dẫn của GV . - Nếp gấp 1 chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB vì nếp gấp đó vuông góc với AB tại trung điểm của nó . -Khi gấp hình hai khoảng cách này trùng nhau nên MA = MB . - Điểm nằm trên đường trung trực củammột đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó . Định lí (định lí thuận): Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó . Hoạt động 3 2. ĐỊNH LÍ ĐẢO Điểm nằm trên đường trung trực củammột đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó . Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì có nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó không ? a) b) - Điểm M có thể nằm ở những vị trí nào ? -Qua định lí thuận và định lia đảo em có nhận xét gì ? Định lí đảo Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó . -M AB hoặêc M AB Chứng minh . * M AB : Khi đó M I MA = MB (vì I là trung điểm của AB ) . Do đó M đường trung trực của đoạn thẳng AB . * M AB : Kẻ đoạn thẳng MI ta có : MAI = MBI (c.c.c) Mặt khác (kề bù) nên . Vậy MI là đường trung trực của đoạn thẳng AB . - Nhận xét : Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó Hoạt động 4 3. ỨNG DỤNG -Dựa trên tính chất các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng , ta có thể vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa . Bài tập 45 /76 SGK . Chứng minh PQ vừa vẽ đúng là đường trung trực của đoạn thẳng MN . - HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV . Bài tập 45 /76 SGK. Theo cách vẽ có PM = PN = R P trung trực của MN đường thẳng PQ là trung trực của đoạn thẳng MN. Hoạt động 5 CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP Bài 46/76 :Ba điểm A,D,E tạo thành đường thẳng gì ? Ba điểm A,D,E thẳng hàng vì cùng thuộc đường trung trực BC . Hoạt động 6 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc các định lí về tính chất đường trung trực của đoạn thẳng ,vẽ thành thạo đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước và compa .Bài tập 47,48,51 /76,77 SGK .Bài 56 ,59 /30 BBT .
Tài liệu đính kèm: