Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 7, 8

Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 7, 8

A. Mục Tiêu :

+ Thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

+ Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.

+ Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.

B. Chuẩn Bị - Giáo viên : SGK, thước thẳng, êke, giấy kiểm tra 15 phút

C. Tiến Trình

1. On định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ :

Tiến hành trong lúc luyện tập.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần:4- Tiết:7
LUYỆN TẬP
A. Mục Tiêu : 
+ Thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
+ Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.
+ Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.
B. Chuẩn Bị	- Giáo viên : SGK, thước thẳng, êke, giấy kiểm tra 15 phút 
C. Tiến Trình 
1. Oån định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Tiến hành trong lúc luyện tập.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Luyện Tập
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 26 (91 SGK):
Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc đề bài 26, HS trên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt của đầu bài.
+ HS1 lên bảng vẽ hình và trả lời câu hỏi SGK.
HS cả lớp nhận xét đánh giá.
GV : Muốn vẽ góc 120o ta có những cách nào?
GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình bài 26 bằng cách khác với HS1.
HS2 lên bảng vẽ lại hình bài 26.
Bài 27 trang 91 SGK. (Đưa đề lên bảng phụ)
GV cho cả lớp đọc đề bài 27 (Tr 91). Sau đó gọi HS nhắc lại.
1 HS đọc đề bài.
GV : Bài toán cho điều gì? Yêu cầu ta điều gì?
GV : - Muốn vẽ AD//BC ta làm thế nào?
 - Muốn có AD = BC ta làm thế nào?
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình như đã hướng dẫn.
GV Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD//BC và AD=BC.
* Em có thể vẽ bằng cách nào? Gọi HS lên bảng xác định điểm D’ trên hình vẽ.
GV cho HS đọc đề bài 28 (trang 91 SGK).
Sau đó cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu nêu cách vẽ.
GV: Hướng dẫn :
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ.
HS đưa Bảng nhóm :
GV cho HS làm bài 29 trang 92 SGK. Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
GV: Bài toán cho biết điều gì? Yêu cầu ta điều gì?
HS: Bài toán cho góc nhọn xOy và điểm O’.
Yêu cầu vẽ góc nhọn x’Oy’ có O’x’//Ox; O’y’//Oy. So sánh xOy với x’Oy’
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ xOy và điểm O’.
HS1 :
HS : Điểm O’ còn nằm ngoài góc xOy
HS lên bảng vẽ hình.
GV : Gọi HS2 lên bảng vẽ tiếp vào hình HS1 đã vẽ O’x’//Ox; O’y’//Oy
GV: Theo em còn vị trí nào của điểm O’ đối với góc xOy.
GV: Em hãy vẽ trường hợp đó.
GV: Hãy dùng thước đo kiểm tra xem xOy và x’Oy’ có bằng nhau không?
BT 26
Ax // By vì AB cắt Ax, By tạo thành cặp góc sole trong bằng nhau (=120o)(theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).
Có thể dùng thước đo góc hoặc dùng êke có góc 60o. Vẽ góc 60o, góc kề bù với góc 60o là góc 120o.
BT 27 
Vẽ đường thẳng qua a và song song với BC. (Vẽ hai góc sole trong bằng nhau).
Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD=BC.
Có thể vẽ được hai đoạn AD và AD’ cùng song song với BC và bằng BC.
+ Trên đường thẳng qua A và song song với Bc, lấy D’ nằm khác phía D đối với A, sao cho AD’=AD.
BT 28:
- Vẽ đường thẳng xx’
- Trên xx’ lấy điểm A bất kỳ.
- Dùng êke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 60o.
- Trên c lấy B bất kỳ (B ¹ A).
- Dùng êke vẽ y’BA = 60o ở vị trí sole trong với xAB.
- Vẽ tia đối By của tia By’ ta được yy’ // xx’.
Cách 2 : HS có thể vẽ hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau.
BT 29
xOy = x’Oy’
Hoạt động 2 : Hướng Dẫn Về Nhà
Về nhà : Bài tập 30 SGK (Tr 92), Bài 24, 25, 26 trang 78 SBT.
Bài 29: Bằng suy luận khẳng định xOy và x’Oy’ cùng nhọn có O’x’//Ox; O’y’//Oy thì xOy = x’Oy’.
Ngày soạn:
Tuần:4- Tiết:8
§5. TIÊN ĐỀ ƠCLÍT VỀ
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A. Mục Tiêu : 
* Hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M Ỵ a) sao cho b//a.
* Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc sole trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau”.
 * Kỹ năng : Cho biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại.
B. Chuẩn Bị : 
	- Giáo viên : SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. 
	- Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo góc.
C. Tiến Trình Dạy Học :
1. Oån định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Tiến hành trong quá trình dạy bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm Hiểu Tiên Đề Ơclít
GV : Đưa đề bài lên bảng phụ.
Yêu cầu HS cả lớp làm nháp bài toán sau :
Bài toán : Cho điểm M không thuộc đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b//a.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- Mời HS2 lên bảng thực hiện lại và cho nhận xét.
GV : Yêu cầu HS3 vẽ đường thẳng M, b//a bằng cách khàc vả nêu nhận xét.
GV: Để vẽ đường thẳng b đi qua điểm M và b//a ta có nhiều cách vẽ. Nhưng liệu có bao nhiêu đường thẳng qua M và song song với đường thẳng a.
GV: Bằng kinh nghiệm thực tế người ta nhận thấy: Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a mà thôi. Điều thừa nhận ấy mang tên “Tiên đề Ơclít”.
Giáo viên thông bào nội dung tiên đề Ơclít trong SGK (Tr92).
Yêu cầu HS nhắc lại và vẽ hình vào vở.
GV cho HS đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 93 SGK giới thiệu về nhà toán học lỗi lạc Ơclít.
GV: Với hai đường thẳng song song a và b, có những tính chất gì?
GV chuyển sang mục sau
* HS cả lớp và HS1 lên bảng vẽ hình theo trình tự đã học ở bài trước.
HS2: Đường thẳng b em vẽ trùng với đường thẳng bạn vẽ.
HS3 lên bảng vẽ cách khác. Có thể :
Nhận xét: Đường thẳng này trùng với đường thẳng b ban đầu.
* HS có thể suy nghĩ nhưng chưa trả lời được hoặc có thể nêu: qua M chỉ vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng a.
HS nhắc lại : Tiên đề Ơclít (Tr 92 SGK)
M Ỵ a; b qua M và b//a là duy nhất.
Tiên đề Ơclit:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Hoạt động 2 : Tính Chất Của Hai Đường Thẳng Song Song
GV cho HS làm SGK (93) gọi lần lượt học sinh làm từng câu a, b, c, d của bài 
GV : Qua bài toán trên em có nhận xét gì?
GV : Em hãy kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ thế nào với nhau?
Ba nhận xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song.
GV đưa “Tính chất hai đường thẳng song song” lên bảng phụ.
GV : Tính chất này cho điều gì và suy ra được điều gi?
HS1 làm câu a.
HS2 làm câu b và câu c.
Nhận xét : Hai góc sole trong bằng nhau.
HS3 làm câu d nhận xét : hai góc đồng vị bằng nhau.
HS: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc sole trong bằng nhau.
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
HS: Hai góc trong cùng phía có tổng bằng 180o (hay bù nhau)
HS: Phát biểu tính chất SGK (Tr93).
HS khác nhắc lại.
HS: Tính chất này cho : Một đường thẳng cắt hai đường thẳng //.
Suy ra: hai góc sole trong bằng nhau.
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
+ Hai góc trong cùng phía bù nhau. 
Tính Chất Của Hai Đường Thẳng Song Song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
+ Hai góc sole trong bằng nhau.
+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
+Hai góc trong cùng phía bù nhau
Hoạt động 3 : Luyện Tập Củng Cố 
GV cho HS cả lớp làm bài 34 trang 94 SGK. Có thể cho hoạt động nhóm.
Bài làm có hình vẽ, có tóm tắt bài toán dưới dạng ký hiệu hình học.
Khi tính toán phải nêu rõ lý do.
Bài 32 trang 94 SGK 
(Đưa đề bài lên bảng phụ)
Bài 33 trang 94 SGK 
(Đưa đề bài lên bảng phụ)
Bảng nhóm
Tóm tắt :
Cho
a//b; AB Ç a = {A}
AB Ç b = {B}; A4 = 37o
Tìm
a) B1 = ?
b) So sánh A1 và B4
c) B2 = ? 
Giải : Có a//b
a) Theo tính chất của hai đường thẳng song song ta có B1 = A4 = 37o (cặp góc sole trong)
b) Có A4 và A1 là hai góc kề bù suy ra :A1 = 180o - A4 (hai góc kề bù) 
Vậy A1 = 180o - 37o = 143o
 Có A1 = B4 = 143o (Hai góc đồng vị)
c) B2 = A1 = 143o (góc sole trong) Hoặc B2 = B4 = 143o (đối đỉnh)
HS đứng tại chỗ trả lời :
a) Đúng. b) Đúng. c) Sai. d) Sai.
HS lên bảng điền vào chỗ trống. 
a) bằng nhau b) bằng nhau c) bù nhau
Hoạt động 4 : Hướng Dẫn Về Nhà 
Bài tập về nhà số 31, 35 trang 94 SGK
Bài 27, 28, 29 trang 78, 79 SBT
Làm lại bài 34 SGK vào vở bài tập.
Hướng dẫn bài 31 SGK : Để kiểm tra hai đường thẳng có song song hay không, ta vẽ một cát tuyến cắt hai đường thẳng đó rồi kiểm tra hai góc sole trong hoặc đồng vị có bằng nhau hay không rồi kết luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docT4_2008hh.doc