Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức : Biết định lí về tổng ba góc của một tam giác.

 2. Kỹ năng : Vận dụng định lí vào tam giác vuông, vào việc tính toán số đo các góc của tam giác.

 3. Thái độ : Tích cực hoạt động phối hợp với các bạn trong nhóm xây dựng bài.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke, bảng phụ, bìa cứng hình tam giác

 HS : Tìm hiểu về tổng ba góc của tam giác.

III.Lên lớp :

1’ 1.Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ.

3.Bài mới.

 

doc 6 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 11+12 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 	 CHƯƠNG II TAM GIÁC 	 NS: 5/ 9/2012
Tiết 22 	Bài 1 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC	 ND: / / 2012
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức : Biết định lí về tổng ba góc của một tam giác. 
	2. Kỹ năng : Vận dụng định lí vào tam giác vuông, vào việc tính toán số đo các góc của tam giác.
	3. Thái độ : Tích cực hoạt động phối hợp với các bạn trong nhóm xây dựng bài.
II. Chuẩn bị :
	GV : Tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke, bảng phụ, bìa cứng hình tam giác
	HS : Tìm hiểu về tổng ba góc của tam giác.
III.Lên lớp :
1’	1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới.
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
10’
15’
1.Định lí :
?1 (sgk)
?2 thực hành 
Ta có định lí
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 
GT ∆ ABC
KL 
Chứng minh:
Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC
 xy // BC Þ (Hai góc so le trong) (1)
 xy //BC Þ ( Hai góc so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra 
Gv:Các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tam giác trước hết là tổng ba góc của một tam giác.
Gv:Yêu cầu hs vẽ tam giác bất kì và dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác.
Gv:Cho hs đo tổng ba góc của tam giác rồi tính tổng số đo ba góc của tam giác rồi thống kê kết quả. 
Gv:Có nhận xét gì về các kết quả trên ?
Gv:Cho hs cắt ghép hình các góc của tam giác rồi nêu dự đoán về tổng số đo ba góc của tam giác 
Gv:Sau khi hs ghép xong, gv gọi hs nêu nhận xét về tổng ba góc của một tam giác.
Gv:Bằng thực hành đo, gấp hình chúng ta dự đoán : Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 .
Đó là định lí rất quan trọng của hình học.
Gv:Nêu nội dung định lí
Gv:Vậy tổng ba góc của tam giác bằng bao nhiêu độ ?
Gv:Bằng lập luận, em có thể chứng minh định lí này?
Gv:Gọi hs ghi GT, KL của định lí 
Gv:Hướng dẫn hs cách chứng minh.
Gv:Khi có xy // BC ta có hai góc nào bằng nhau và vì sao?
Gv:Từ những điều vừa nêu trên ta có thể rút ra được?
Gv:Gọi hs nêu lại cách chứng minh và gọi hs khác trình bày.
Gv:Kiểm tra
Gv:Chốt lại.
Hs:Chú ý 
Hs:Vẽ hình và đo tổng ba góc của tam giác rồi tính tổng số đo ba góc của tam giác 
Hs:Tổng ba góc của tam giác bằng 180o 
Hs:Thực hành cắt ghép hình các góc của tam giác rồi nêu dự đoán về tổng số đo ba góc của tam giác 
Hs:Nêu nhận xét.
Hs:Chú ý và ghi bài
Hs:Nhắc lại định lí
Tổng ba góc của tam giác bằng 180o 
Hs:Suy nghĩ.
Hs:Lên ghi GT, KL của định lí
Hs:Chú ý quan sát.
Hs:
Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC. 
xy//BCB=A1(so le trong)
xy//BCC=A2(so le trong)
Hs:Chú ý và trình bày
	4. Củng cố 
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
10’
Bài tập 1 (bảng phụ)
H47,48,49
Gv:Em hãy dựa vào định lí về tổng ba góc trong một tam giác thực hiện bài tập 1 với các hình vẽ trên (bảng phụ)
Gv:Dựa vào hình vẽ em hãy tính số đo của x và y?
Gv:Yêu cầu hs giải thích
Gv:Gọi hs thực hiện tiếp bài tập 5 sgk
Gv:Kiểm tra lại
Hs:Quan sát hình vẽ và thực hiện
Xét ABC : 90o+55o+x=180o
x=180o-90o-55o=35o 
Xét GHI : 30o+x+40o=180o
x=180o-30o-40o=110o 
Xét MNP : x+50o+x=180o
2x=180o-50o=130o 
x=130o:2=65o 
Hs:nhận xét
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv
1’	5. Dặn dò:
	Nắm chắc định lí tổng ba góc trong một tam giác.
	Tìm hiểu góc ngoài của tam giác và áp dụng vào tam giác vuông.
	Tiết sau ta học tiếp bài học hôm nay.
Tuần 12	 NS: 5/10/2012
Tiết 23 Bài 1 TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC (TT)	 ND: /10/ 2012
 I.Mục đích :
	1. Kiến thức: Nắm được tam giác vuông và tính chất hai góc nhọn, góc ngoài của tam giác và tính chất góc ngoài. Biết tính góc trong và góc ngoài của tam giác
	2. Kỹ năng: Rèn kỉ năng suy luận, tính toán cho học sinh.
	3. Thái độ: Vận dụng kiến thức giải được bài tập.
II. Chuẩn bị :
	GV : Tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke, bảng phụ.
	HS :Xem trước bài ở nhà.
III. Nội dung :
1’	1. Ổn định tổ chức.
	2. Kiềm tra bài củ.
TG
Nội dung
Hoạt động củaGiáo viên
Hoạt động của Học sinh
5’
Nêu tính chất tổng ba góc của một tam giác ?
Cho ABC có. 
Tính = ?
Gv:Nêu câu hỏi yêu cầu hs thực hiện.gọi hs lên làm bài tập 
Gv:Kiểm tra
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv
Tổng ba góc của tam giác bằng 180o 
ABC : A+B+C=180o 
60o+70oC=180o
C=180o-60o-70o=50o
Hs:Nhận xét
	3.Bài toán.	
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
15’
18’
2. Áp dụng vào tam giác vuông :
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông
Tam giác ABC vuông tại A : AB, AC gọi là các cạnh góc vuông, BC gọi là cạnh huyền
ABC, 
Þ 
Định lí: Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
3. Góc ngoài của tam giác :
Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy
+ ACx là góc ngoài tại đỉnh C
+ Các góc A, B, C gọi là các góc trong
Định lí: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó
Nhận xét:Mỗi góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó
Gv:Áp dụng tính chất vào tam giác vuông và góc ngoài của tam giác
Gv:Theo em thế nào là tam giác vuông ?
Gv:Giới thiệu Tam giác ABC vuông tại A : AB, AC gọi là các cạnh góc vuông, BC gọi là cạnh huyền
Gv:Vẽ hình tam giác vuông khác yêu cầu hs chỉ rõ cạnh góc vuông , cạnh huyền
Gv:Em hãy tính 	
Gv:Từ kết quả trên em có kết luân gỉ?
Gv:Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc như thế nào ?
Gv:Vậy trong tam giác vuông hai góc nhọn thì? 
Gv:Khẳng định lại định lí.
Gv:Vẽ hình lên bảng
Gv:Góc Acx có vị trí như thế nào với góc C của tam giác ABC ?
Gv:Giới thiệu đó là góc ngoài của tam giác.
Gv:Vậy góc ngoài của tam giác là gì ?
Gv:Chốt lại định nghĩa
Gv:Gọi hs vẽ tiếp góc ngoài khác của tam giác
Gv:Yêu cầu hs thực hiện tiếp ? 4 sgk
Gv:Áp dụng định lí đã học ta có ?
Gv:Vậy chổ ( ) ?
Gv:Từ đó ta có kết luận gì?
Gv:Vậy góc ngoài của tam giác được tính như thế nào?
Gv:Chốt lại định lí.
Gv:Giới thiệu nhận xét sgk
Hs:Chú ý.
Hs:Có một góc vuông
Hs:Chú ý.
Hs:Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
Hs:Vẽ hình theo yêu cầu của gv.
Hs:Hai góc phụ nhau.
Hs:Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau
Hs:Quan sát hình vẽ.
Hs:Nó ở ngoài tam giác.
Hs: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy
Hs:Ghi bài.
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv
Hs:Ta có 
vậy 
Hs:Trả lời
Hs:Ghi bài.
	4. Củng cố 
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5’
(Bảng phụ)Bài tập 1 (tt)
Gv:Vẽ hình trên bảng phụ và yêu cầu hs thực hiện
Gv:Quan sát lớp, kiểm tra kết quả.
Gv:Gọi hs nhận xét
Gv:Kiểm tra lại.
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv
Hs:Nhận xét.
1’	5. Dặn dò:
	Nắm kĩ các định lí đã học.
	Làm tiếp bài tập 2, 6, 7 sgk.
	Tiết sau luyện tập.
Tuần 12	NS:10/ 9/2012
Tiết 24	 	LUYỆN TẬP	ND: / /2012
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức : Nắm được định lí tổng ba góc trong tam giác, hai góc nhọn của tam giác vuông,, góc ngoài của tam giác và tính chất góc ngoài.
	Biết tính góc trong và góc ngoài của tam giác.
	2. Kỹ năng : Rèn kỉ năng suy luận, tính toán cho học sinh, vận dụng vào các bài tập đơn giản.
	3. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài.
II. Chuẩn bị :
	GV : Tham khảo chuẩn kiến thức, sgk, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke, bảng phụ.
	HS : Nắm lí thuyết đã học , làm các bài tập đã dặn.
III. Nội dung :
1’	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
 Nêu tính chất góc ngoài của một tam giác ?
Bài tập 1 hình 50 (sgk)
Gv:Yêu cầu hs phát biểu định lí về tính chất góc ngoài của tam giác ?
Gv:Yêu cầu hs xem hình vẽ và thực hiện.
GvKiểm tra lại.
Hs:Trả lời.
Hs:Thực hiện
	3. Bài mới.
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
10’
5’
15’
5’
Bài tập 2 (sgk)
ABC : A+B+C=180o 
A+80o+30o=180o
A=180o-80o-30o=70o
A1=A2=35o
ABD : A1+B+ADB=180o 
35o+80o+ADB=180o
ADB=180o-35o-80o=65o 
ADC=180o-ADB=180o-65o= 115o
Bài tập 5 (sgk)
Bài tập 6 (bảng phụ)
Bài tập 7 (sgk)
Gv:Yêu cầu hs đọc và tìm hiểu bài toán.
Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình.
Gv:Làm sao tính dước số đo các góc ADC và ADB ?
Gv:Em có nhận xét gì về số đo của góc A1 A2 ?
Gv:Vậy Góc ADB tính được hay không và tính như thế nào?
Gv:Vậy góc ADC thì sao?
Gv:Hướng dẫn các cách tính vận dụng hai góc kề bù hoặc áp dụng tính chất góc ngoài.
Gv:Gọi hs lên bảng trình bày.
Gv:Quan sát hướng dẫn các hs yếu.
Gv:Gọi hs nhận xét kiểm tra.
Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài toán.
Gv:Vậy trên hình vẽ tam giác nào là tam giác nhọn ? tam giác nào là tam giác tù ? tam giác vuông ?
Gv:Kiểm tra lại.
Gv:Treo bảng phụ yêu cầu hs quan sát hình vẽ 
Gv:Để tìm được x ta phải tính góc nào?
Gv:Dựa vào đâu để tính?
Gv:Cho hs nêu cách tính và gọi hs lên trình bày
Gv:Kiểm tra lại
Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài toán.
Gv:Thế nào là hai góc phụ nhau ?
Gv:Vậy trên hình vẽ có góc phụ nhau nào?
Gv:Góc nhọn nào bằng nhau?
Gv:Kiểm tra lại
Hs:Tìm hiểu đề bài.
Hs:Vẽ hình.
Hs:Nêu ý kiến.
Hs: Góc A1 = A2 vì AD là tia phân giác góc A.
Hs: A1+B+ADB=180o ta tính được.
Hs:Áp dụng hai góc kề bù.
 Hs:Lên bảng thực hiện.
Hs:Nhận xét.
Hs:Đọc và tìm hiểu bài toán.
Hs:Tam giác ABC là tam giác vuông
Tam giác DEF là tam giác tù
Tam giác HIK là tam giác nhọn
Hs:Nhận xét
Hs:Quan sát hình vẽ.
Hs:Nêu ý kiền
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv.
Hs:Nhận xét
Hs:Đọc và vẽ hình bài toán.
Hs:Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo là 900.
Hs:Nhìn hình vẽ trả lời.
Hs:Nhận xét
	4. Củng cố: Trong bài tập .
1’	5. Dặn dò:
	- Nắm chắc định lí tổng ba góc trong một tam giác.
	- Làm tiếp bài tập 8, 9 sgk.
	-Tìm hiểu về hai tam giác bằng nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tuan_1112_nam_hoc_2012_2013.doc