I.Mục tiêu :
1.Kiến thức : Biết được khái niệm hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
2.Kĩ năng :Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình, vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước.
3.Thái độ :Tích cực hoạt động , bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày một bài tập .
II.Chuẩn bị : Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng, đo góc, bảng phụ ghi bài tập chuẩn kiến thức.
HS: Làm bài tập 4 sgk, tìm hiểu bài tập 5,6 ,7 sgk phần luyện tập.
III.Lên lớp :
1’ 1.Ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ.
Tuần :3 CHƯƠNG I ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG NS :15 / 8 /2012 Tiết :5 Bài 1 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH ND : / / 2012 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : Biết được khái niệm hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 2.Kĩ năng :Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình. 3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phối hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài , bước đầu tập suy luận. II.Chuẩn bị : Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng,đo góc sgk. HS:Các dụng cụ học hình học. III.Lên lớp : 1’ 1.Ổn định tổ chức 5’ 2.Kiểm tra bài cũ.Giới thiệu chung về chương 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 5’ 5’ 10’ 1. Thế nào là hia góc đối đỉnh Hai góc hai góc Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh ?1 sgk Định nghĩa: Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia Xem, hình vẽ em hãy cho biết hai góc nào là hai góc đối đỉnh ? vì sao? ?2 sgk Bài tập 1 (sgk) Bài tập 2 (sgk) 2. Tính chất của hai góc đối đỉnh ?3 sgk Vì Ô1 và Ô2 kề bù nên Ô1 + Ô2 = 1800 (1) Vì Ô3 và Ô2 kề bù nên Ô3 + Ô2 = 1800 (2) So sánh (1) và (2) ta có Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2 Þ Ô1 = Ô3 Ta có tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Hđ1:Tìm hiểu hai góc đối đỉnh Gv:Vẽ hình và yêu cầu học sinh quan sát Gv:Em hãy nêu nhận xét mối quan hệ về đỉnh của hai góc Ô1 và Ô3 ? Gv:Em có nhận xét gì về cạnh của hai góc trên ? Gv:Vậy ta thấy hai góc Ô1 và Ô3 có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia ta nói Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh. Gv:Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Gv:Chốt lại dịnh nghĩa về hai góc đối đỉnh Gv:Treo bảng phụ có vẽ các hình yêu cầu hs nhận xét và cho biết hai góc đối đỉnh Gv:Quan sát lớp và chốt lại Gv:Cho hs thực hiện ?2 sgk. Gv:Vậy hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh ? Gv:Cho góc xOy em hãy vẽ góc đối đỉnh với góc xoy ? Gv:Kiểm tra lại Gv:Yêu cầu hs cầm sgk đọc và điền vào chổ trống Gv:Gọi vài hs thực hiện lại cho thành thạo câu phát biểu Gv:Kiểm tra lại Hđ2: Tính chất của hai góc đối đỉnh Gv:Hai góc đối đỉnh có tính chất như thế nào? Ta đi tìm hiểu phần 2 thông qua ? 3 Gv:Em hãy đo và so sánh hai góc Ô1 và Ô3 ? Em hãy đo và so sánh hai góc Ô2 và Ô4 ? Gv:Vậy em có dự đoán gì về số đo của hai góc đối đỉnh ? Gv:Ta hãy đi suy luận để chứng minh điều đó Gv:Ở lớp 6 ta đã học về hai góc kề bù vậy thế nào là hai góc kể bù ? Gv:Trên hình vẽ của ta có góc nào kề bù với góc nào? Gv:Vậy ta trình bày chứng minh như thế nào? Gv:Hướng dẫn hs cách thực hiện Hs:Quan sát hình vẽ Hs: Hai góc Ô1 và Ô3 có chung đỉnh O Hs:Cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox Cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Ox’ Hs:Chú ý Hs:Phát biểu. Hs:Ghi bài. Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv -M1 và M2 không phải là hai góc đối đỉnh Vì Mb và Mc không l;à hai tia đối nhau Hs:Hai góc O2 và O4 là hai góc đối đỉnh vì - Cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox Cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Ox’ Hs:Hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành hai cặp góc đối đỉnh. Hs:Vẽ hình theo yêu cầu của gv Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv Hs:Nhận xét Hs:Thực hiện. Hs:Đo và thực hiện Hs:Hai góc Ô1 = Ô3 Ô2 = Ô4 Hs:Hai góc đối dỉnh thì bằng nhau Hs:Chú ý quan sát Hs:Có góc Ô1 và Ô2 kề bù nên tổng số đo của chúng bằng 1800 Hs:Chú ý quan sát 4.Củng cố. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Hai góc bằng nhau có đối đỉnh không? Bài tập 3 (sgk) Hđ3: củng cố Gv:Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời Gv:Kiểm tra lại Gv:Yêu cầu hs thực hiện bài tập 3 sgk Gv:Kiểm tra lại Hs:Trả lời Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv Hs:Nhận xét 1’ 5.Dặn dò : Về nhà xem lại bài vừa học về định nghĩa và tính chất hai góc đối đỉnh. Làm bài tập 4 sgk, tìm hiểu bài tập 5,6 ,7 sgk phần luyện tập. Tuần :3 NS : 16 / 8 / 2012 Tiết :6 LUYỆN TẬP ND : / / 2012 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : Biết được khái niệm hai góc đối đỉnh, nắm được tính chất hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 2.Kĩ năng :Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình, vẽ được góc đối đỉnh với góc cho trước. 3.Thái độ :Tích cực hoạt động , bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày một bài tập . II.Chuẩn bị : Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng, đo góc, bảng phụ ghi bài tập chuẩn kiến thức. HS: Làm bài tập 4 sgk, tìm hiểu bài tập 5,6 ,7 sgk phần luyện tập. III.Lên lớp : 1’ 1.Ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Vẽ hình, đặt tên và chỉ ra các cặp góc đối đỉnh Gv:Nêu câu hỏi và gọi hs trả lời , vẽ hình theo yêu cầu. Gv:Quan sát đồng thời kiểm tra tập bài tập của vài hs Gv:Gọi hs khác nhận xét Gv:Kiểm tra lại kết quả Hs:Trả lời định nghĩa hai góc đối đỉnh Vẽ hình, ghi kí hiệu và trả lời. Hs:Cả lớp theo dõi và nhận xét. 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 10’ 13’ Bài tập 6 (sgk) Vẽ hai đường thẳng cắt nhau sao cho trong các góc tạo thành có một góc 470 . Tính số đo các góc còn lại. Bài tập 7 (sgk) Ba đường thẳng xx’, yy’ zz’ cùng đi qua điểm O. Hãy viết tên các cặp góc bằng nhau. Bài tập : (Chuẩn kiến thức) Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành 4 góc ( không kể góc bẹt). Biết AOC +BOD = 1300 Tính số đo của 4 góc tạo thành Gv:Cho hs đọc đề bài tập 6 sgk Gv: Vẽ hai đường thẳng cắt nhau tạo thành một góc 470 ta vẽ như thế nào? Gv:Hướng dẫn. Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình theo hướng dẫn. Gv:Đi xung quanh quan sát lớp . Gv:Gọi hs nhận xét kiểm tra. Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài nêu ý kiến về bước thực hiện Gv:Gợi ý, cho hgs thực hiện tại chổ vài phút Gv:Đi xung quanh quan sát kiểm tra. Gv:Gọi hs lên bảng trình bày Gv:Gọi hs nhận xét. Gv:Ghi đề bài lên bảng phụ yêu cầu học sinh đọc và tìm cách trả lời. Gv:Em hãy cho biết góc AOC và góc BOD là hai góc như thế nào? Nó có tính chất gì? Gv:Vậy ta đã tìm dược số đo của mấy góc ? Gv:Hai góc còn lại như thế nào? Làm sao tìm ? Gv:Em hãy quan sát hình vẽ, góc cần tìm và góc đã có số đo có quan hệ như thế nào? Gv:Vậy ta trình bày ra sao ? Gv:Hướng dẫn hs trình bày Gv:Đi quan sát lớp, gọi hs lên trình bày Gv:Gọi hs nhận xét Gv:Chốt lại. Hs:Đọc và suy nghĩ đề bài. Hs:Nêu ý kiến. Hs:Vẽ góc xÔy = 470 Vẽ tia đối Ox’ của tia Ox Vẽ tia đối Oy’ của tia Oy ta được đường thẳng xx’cắt yy’ tại O. có một góc bằng 470 Hs:Đọc đề bài và thực hiện Hs:Lên bảng trình bày theo yêu cầu của gv xÔy =x’Ôy’ xÔz = x’Ôz’ zÔy = z’Ôy’ Hs:Nhận xét. Hs:Đọc đề bài và suy nghĩ Hs:Góc AOC và góc BOD là hai góc đối đỉnh AOC = BOD = 650 Hs:Trả lời. Hs:Nêu ý kiến Hs:Nó là hai góc kề bù, có tổng số đo bằng 1800 Hs:Nêu cách trình bày. Hs:Chú ý Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv Hs:Nhận xét. 4.Củng cố. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Hỏi: Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ? Gv:Nêu câu hỏi yêu cầu hs nhắc lại Gv:Kiểm tra lại Hs:Trả lời câu hỏi. Hs:Nhận xét. 1’ 5.Dặn dò : Về nhà xem lại bài vừa học. Xem lại cách vẽ hình và trình bày bài toán, Lời giải trong bài toàn hình học phải nêu lí do cụ thể. Xem trước bài hai đường thẳng vuông góc, mang theo êke , giấy gấp. Tuần : 4 NS : 17 / 8 / 2012 Tiết : 7 Bài 2 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC ND : / / 2012 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : Biết khái niệm hai đường thẳng vuông góc, biết thế nào là dường trung trực của một đoạn thẳng ? 2.Kĩ năng : Biết dùng eke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. 3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phối hợp các bạn trong nhóm xây dựng bài . II.Chuẩn bị : Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng,eke , đo góc, giấy gấp. HS:Tìm hiểu về hai đường thẳng vuông góc, các thước sử dụng học hình học, giấy gấp. III.Lên lớp : 1’ 1.Ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ? Vẽ góc xAy có số đo bằng 900 . vẽ góc x’Ay’đối đỉnh với góc xAy. Gv:Nêu câu hỏi yêu cầu hs nhắc lại Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Kiểm tra lại Hs:Trả lời câu hỏi, và vẽ hình theo yêu cầu của gv. Hs:Nhận xét. 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 10’ 5’ 8’ 8’ 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?1 sgk ?2 sgk Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là xx’ ^ yy’ Bài tập 12 sgk. Trong hai câu sau , câu nào đúng ? câu nào sai ? hãy bác bỏ câu sai bằng một hình vẽ. a)Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau. b)Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc. 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc ?3 sgk ?4 sgk Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. 3. Đường trung trực của đoạn thẳng Định nghĩa Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Hđ1: Tìm hiểu hai đường thẳng vuông góc Gv:Yêu cầu hs thực hiện ?1 sgk Gv:Em có nhận thấy gì về góc tạo thành ? Gv:Hướng dẫn hs suy luận theo ?2 Gv:Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O và góc xOy vuông. Vậy các góc còn lại như thế nào? Vì sao? Gv:Ta đã học ở bài trước góc đối đỉnh với góc xOy là góc ? nó sẽ có số đo như thế nào? Gv:Làm sao chứng tỏ hai góc còn lại vuông ? Gv:Vậy nếu trình bày bài toán này ta trình bày như thế nào? Gv:Hướng dẫn, chỉnh sữa cách suuy luận của hs. Gv:Giới thiệu Hai đường thẳng trên gọi là hai đường thẳng vuông góc . Vậy theo em thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Gv:Giới thiệu kí hiệu hai đường thẳng vuông góc. Gv:Nêu các cách diễn dạt khác về hai đường thẳng vuông góc như sgk Gv:Yêu cầu hs thực hiện bài tập 12 sgk Gv:Hướng dẫn và kiểm tra Hđ2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc Gv:Yêu cầu hs thực hiện ?3 Gv:Muốn vẽ hai đường thẳng vuông góc ta vẽ như thế nào? Gv:Yêu cầu hs thực hiện ?4 Gv:Khi có một điểm O và đường thẳng a thì có mấy trường hợp xãy ra đối với điểm O Gv:Hướng dẩn hai trường hợp và cho thực hiện thao tác vẽ bằng eke Gv:Đi xung quanh quan sát cách vẽ , chỉnh sữa chổ sai nếu có. Gv:Vẽ lại mẫu cho cả lớp quan sát Gv:Vậy khi không có eke ta vẽ góc vuông như thế nào? Gv:Hướng dẫn thêm cách vẽ dùng thước thẳng. Gv:Theo em có mấy đường thẳng đi qua O và vuông góc với a ? Gv:Chốt lại Gv:Yêu cầu hs đọc phần khung sgk Hđ 3: Đường trung trực của đoạn thẳng. Gv:Cho đoạn thẳng AB vẽ trung điểm I của đoạn thẳng AB.Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB Gv:Gọi 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện. Gv:Giới thiệu: Đường thẳng d gọi là đường trung trực của đoạn thẳng AB Gv:Vậy đường thẳng d đi qua ? của đoạn thẳng và như thế nào? Với đoạn thẳng ? Gv:Vậy đường trung trực của đoạn thẳng là gì ? Gv:Giới thiệu định nghĩa Gv:Khi nói đến đường trung trực của đoạn thẳng thì nó phải có những điều kiện nào? Gv:Nhấn mạnh hai điều kiện : Vuông góc , đi qua trung điểm. Hs:Lấy giấy đã chuẩn bị sẳn thực hiện như hình 3 sgk. Hs:Nêu ý kiến. Hs:Chú ý và thực hiện. Hs:Các góc còn lại đếu là góc vuông. Hs:Góc đối đỉnh với góc xOy là góc x’Oy’ Hai góc xOy và X’Oy’ bằng nhau và bằng 900 Hs:Dung hai góc kề bù. Hs:Nêu cách thực hiện. Hs:Chú ý Hs:Phát biểu Hs:Chú ý Hs:Câu a đúng; câu b sai Hs:Nhận xét. Hs:Thực hiện. Hs:Nêu ý kiến Hs:Đọc và tìm hiểu. Hs:Điểm O nằm trên đường thẳng a, điểm O nằm ngoài đường thẳng a Hs:Dùng thước eke vẽ. Hs:Chú ý quan sát. Hs:Suy nghĩ. Hs: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. Hs:Ghi bài. Hs:Nghe yêu cầu và vẽ hình Hs:2 hs lần lượt lên bảng vẽ hình. Hs:Chú ý các yếu tố của hình vẽ. Hs:Đường thẳng d đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng. Hs: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Hs:Nêu ý kiến. Hs: Khi nói đến đường trung trực của đoạn thẳng thì nó phải có điều kiện: Vuông góc , đi qua trung điểm. 4.Củng cố. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ Bài tập 14 (sgk) Cho đoạn thẳng CD = 3cm . Hãy vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng ấy Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài Gv:Vẽ đường trung trực d của CD ta vẽ như thế nào? Gv:Hướng dẫn hs nêu cách vẽ Gv:Quan sát hs vẽ hình và kiểm tra lại Hs:Quan sát đề bài Hs:Nêu cách vẻ và vẽ hình Vẽ đoạn thẳng CD = 3 cm Xác định I Î CD sao cho CI = 1,5 cm Qua I vẽ d ^ CD, d là đường trung trực của đoạn thẳng CD. Hs:Nhận xét 1’ 5.Dặn dò : Về nhà xem lại bài vừa học. Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng. Dùng eke tập vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của đoạn thẳng . Làm bài tập 13, 15, 16 sgk. Tiết sau luyện tập. Tuần : 4 NS : 19 / 8 / 2012 Tiết : 8 LUYỆN TẬP ND : / / 2012 I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : Nắm khái niệm hai đường thẳng vuông góc , nhận ra hai đường thẳng vuông góc, hai tia vuông góc 2.Kĩ năng : Biết dùng eke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước, vận dụng vào các bài tập đơn giản . 3.Thái độ :Tích cực hoạt động và phối hợp các bạn xây dựng bài . II.Chuẩn bị : Gv:Giáo án , Tham khảo chuẩn kiến thức ,thước thẳng, eke, đo góc, sgk HS:Làm các bài tập đã dặn.. III.Lên lớp : 1’ 1.Ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ. TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Cho đường thẳng xx’ và điểm O thuộc xx’. Hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc xx’. Gv:Nêu câu hỏi yêu cầu hs nhắc lại Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình Gv:Kiểm tra lại Hs:Trả lời câu hỏi, và vẽ hình theo yêu cầu của gv. 3.Bài mới TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ 15’ 15’ Bài tập 17: (sgk) Bài tập 19 : (sgk) Bài tập1 (Chuẩn KT) Hai Tia OA , OB trên hình vẽ có vuông góc với nhau không? Bài tập2 (Chuẩn KT) Trong hình vẽ bên đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng nào ? Gv:Yêu cầu hs đọc tìm hiểu bài tập 17 sgk Gv:Làm sao kiểm tra được điều đó? Cách dặt thước eke như thế nào? Gv:Hướng dẩn hs thực hiện trên sgk.. Gv:Yêu cầu hs đọc tìm hiểu bài tập 19 sgk Gv:Em hãy tự vẽ lại hình trên và nêu cách vẽ ? Gv:Hướng dẩn hs thực hiện Gv:Đi xung quanh quan sát hướng dẫn hs vẽ hình Gv:Yêu cầu hs nhắc lại trình tự vẽ hình Gv:Kiểm tra lại. Gv: Vẽ hình nêu yêu cầu: Hai Tia OA , OB trên hình vẽ có vuông góc với nhau không? Gv:Làm sao ta kiểm tra tính vuông góc của hai tia trên? Gv:Yêu cầu hs vẽ lại hình đúng số đo và dùng eke kiểm tra . Gv:Quan sát. Gv:Nếu không dùng thước đo em làm sao chứng tỏ được hai tia OA và OB vuông góc với nhau? Gv:Em có thể tính được số đo của hai góc AON và BON ? Gv:Ta suy luận như thế nào? Gv:Hướng dẫn hs trình bày. Gv:Ghi đề bài tập lên bảng . Gv:Trong hình vẽ bên đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng nào ? Gv:Vì sao ? Gv:Gọi hs nhận xét nêu ý kiến. Gv:Chốt lại. Hs:Đọc đề bài. Hs:Nêu cách thực hiện Hs:nhận xét Hs:Tìm hiểu đề bài Hs:Nêu trình tự. - Vẽ d1 tùy ý. - Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 600 - Lấy A tùy ý trong góc d1Od2 - Vẽ AB^d1 tại BÎ d1 - Vẽ B ^d2 C Î d2 Hs:Nêu trình tự khác Hs:Chú ý đề bài. Hs:Nêu ý kiến Hs:Vẽ hình. Hs:Suy nghĩ đề bài. Hs:Ta dùng hai góc kề bù, tìm số đo của hai góc AON và BON. Hs:Trình bày bài toán. Hs:Chú ý đề bài. Hs: Đường thẳng d là trung trực của đoạn thằng CD vì d vuông góc với CD tại trung điểm M Hs: Vì CM = MD và AC = DB Nên AC+CM =MD+DB Hay AM = MB Vậyđường thẳng d là trung trực của đoạn thằng AB vì d vuông góc với AB tại trung điểm M. Hs:Nhận xét . 4.Củng cố. 1’ 5.Dặn dò : Về nhà xem lại bài vừa học. Tìm hiểu về góc so le trong , đồng vị ở bài 3.
Tài liệu đính kèm: