Giáo án Hóa học 9 tiết 1 đến 17

Giáo án Hóa học 9 tiết 1 đến 17

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I- MỤC TIÊU:

 - HS ôn tập các kiến thức về CTHH của đơn chất (kim loại và phi kim) và hợp chất (oxit, axit, bazơ, muối).

 - Hs nhớ lại các bước lập PTHH, cân bằng phản ứng.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1- Chuẩn bị của giáo viên:

Bảng các nguyên tố hóa học, bảng các nhóm nguyên tử.

2- Chuẩn bị của học sinh:

- Bảng các nguyên tố hóa học, bảng các nhóm nguyên tử.

 - On tập cách lập CTHH, PTHH ở chương trình hóa học lớp 8.

 

doc 43 trang Người đăng vultt Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 9 tiết 1 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2009	Tiết: 01
Ngày dạy: 18/8/2009	Tuần: 01
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I- MỤC TIÊU: 
	- HS ôn tập các kiến thức về CTHH của đơn chất (kim loại và phi kim) và hợp chất (oxit, axit, bazơ, muối).
	- Hs nhớ lại các bước lập PTHH, cân bằng phản ứng.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Chuẩn bị của giáo viên: 
Bảng các nguyên tố hóa học, bảng các nhóm nguyên tử.
Chuẩn bị của học sinh: 
- Bảng các nguyên tố hóa học, bảng các nhóm nguyên tử.
	- Oân tập cách lập CTHH, PTHH ở chương trình hóa học lớp 8.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giới thiệu: 1’
Để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về hóa học ở chương trình hóa học 9, chúng ta cần ôn tập lại một số kiến thức cơ bản ở Hóa học 8. 
Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Oân tập các kiến thức về CTHH của đơn chất kim loại và phi kim.
+ Yêu cầu: HS viết được CTHH của đơn chất kim loại và phi kim.
+ Cách thực hiện: 
TL
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS 
10’
I- Công thức hóa học của đơn chất:
1- Đơn chất kim loại:
Công thức hoá học của đơn chất kim loại được viết đúng bằng kí hiệu hoá học của kim loại.
VD: Natri : Na ; Magie: Mg ; Sắt : Fe ; Nhôm: Al
2- Đơn chất phi kim:
Công thức hoá học của đơn chất phi kim được viết đúng bằng kí hiệu hoá học của phi kim.
VD: 
lưu huỳnh: S ; cacbon: C ; photpho: P; Silic: Si
 Lưu ý: trừ trường hợp các phi kim: H, O, N, F, I, Br, Cl có chỉ số nguyên tử là 2 vì phân tử do 2 nguyên tử hợp thành.
 VD:	CTHH của phi kim Clo là Cl2 
- Hãy viết CTHH của kim loại natri, magie, sắt, nhôm.
- Ta có nhận xét gì về cách viết CTHH của kim loại và KHHH của kim loại? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV nhận xét, nêu bài tập: 
Bài tập: Hãy viết CTHH của các kim loại sau: 
Liti: . Li . . Canxi: . . . . . Bari: . . . . . Đồng: . . . . . Kẽm: . . . . . Vàng: . . . . . Niken: . . . . .
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung.
- Hãy viết CTHH của phi kim lưu huỳnh, cacbon, photpho, Silic.
- Ta có nhận xét gì về cách viết CTHH của phi kim và KHHH của phi kim ? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung:
 Lưu ý: trừ trường hợp các phi kim: H, O, N, F, I, Br, Cl có chỉ số nguyên tử là 2 vì phân tử do 2 nguyên tử hợp thành.
 VD: 
CTHH của phi kim Clo là Cl2 
 Bài tập: Hãy viết CTHH của các phi kim sau: 
 Cacbon: . C . . Silic: . . . . . Bo: . . . . . Hiđro: . . . . . Oxi: . . . . . Nitơ: . . . . . Photpho: . . . . .Brôm . . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí.
- HS: 
Na , Mg, Fe, Al
- HS: CTHH viết giống như KHHH của kim loại.
- HS: Công thức hoá học của đơn chất kim loại được viết đúng bằng kí hiệu hoá học của kim loại.
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: 
S, C, P, Si
- HS: CTHH viết giống như KHHH của phi kim .
- HS: Công thức hoá học của đơn chất phi kim được viết đúng bằng kí hiệu hoá học của phi kim
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 2: ôn tập các kiến thức về CTHH hợp chất oxit, axit, bazơ, muối.
+ Yêu cầu:HS viết được CTHH của các hợp chất vô cơ: oxit,axit, bazơ và muối.
+ Cách thực hiện: 
20’
II- Công thức hóa học của hợp chất:
 1- Oxit: Oxit là hợp chất gồm có 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố Oxi và một nguyên tố khác. 
 VD: Đồng (II) oxit: CuO ; Lưu huỳnh đioxit: SO2 
* Cách lập CTHH của Oxit: 
+ Kí hiệu của kim loại hoặc phi kim viết trước, kí hiệu của oxi viết sau.
+ Xác định hoá trị của nguyên tố kim loại hoặc phi kim trong oxit.( O luôn có hoá trị II)
+ Viết chéo hoá trị của nguyên tố này thành chỉ số của nguyên tố kia. 
+ Nếu hoá trị của cả 2 nguyên tố đều là một số chẳn thì tối giản. 
VD: 
NaIOII à Na2O 
FeIIOII à Fe2O2 à FeO 
2- Axit:
 Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. 
 VD: Axit Clohiđric: HCl ; Axit Sunfuric: H2SO4 ; Axit Photphoric: H3PO4 
* Cách lập CTHH Axit: 
+ Nguyên tử H viết trước, gốc axit viết sau. 
+ Số nguyên tử H chính bằng hoá trị của gốc axit.
+ Viết chéo hoá trị của gốc axit thành chỉ số của nguyên tử H. 
VD: H BrI à HBr 
 H CO3II à H2CO3 
 H PO4III à H3PO4
3- Bazơ:
 Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhóm - OH. 
 VD: Natri hiđroxit: NaOH ; Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 ; Nhôm hiđrôxit: Al(OH)3 
* Cách lập CTHH của bazơ: 
 + Kí hiệu nguyên tố kim loại viết trước, nhóm – OH viết sau. 
 + Số nhóm OH chính bằng số hoá trị của kim loại.
 + Viết chéo hoá trị của kim loại thành chỉ số nguyên tử của nhóm – OH.
VD: 
 FeII(OH)I à Fe(OH)2 CaII(OH)I à Ca(OH)2 CrIII(OH)I à Cr(OH)3 
4- Muối:
 Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. 
VD: Natri Sunfat: Na2SO4 ; Bari Clorua: BaCl2 ; Canxi đihidro Photphat: Ca(H2PO4)2 
* Cách lập CTHH của hợp chất Muối: 
+ Nguyên tố kim loại viết trước , gốc axit viết sau.
+ Xác định hoá trị của kim loại và gốc axit. 
+ Viết chéo hoá trị của kim loại thành chỉ số của gốc axit và ngược lại, hoá trị của gốc axit thành chỉ số của kim loại. 
+ Nếu hoá trị của cả kim loại và gốc axit đều là một số chẳn thì tối giản. 
 VD: NaI (SO4)II à Na2SO4 ; FeII ClI à FeCl2 ; CaII (SO4)II à Ca2(SO4)2 à CaSO4 
- Hãy cho vài VD về hợp chất oxit mà em biết? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS làm bài tập sau: 
Bài tập 1: Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào phía sau CTHH của hợp chất trong các CTHH sau, CTHH nào là của hợp chất Oxit? 
CaO: . . Đ . . Fe2O3: . . . . . HCl: . . . . . NaOH: . . . . . CO2: . . . . . KMnO4 : . . . . . P2O5: . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, hướng dẫn HS cách lập CTHH của oxit.
 VD: 
NaIOII à Na2O 
 FeIIOII à Fe2O2 à FeO 
- GV tổng kết các bước lập CT và nêu bài tập.
Bài tập : Hãy lập CTHH oxit của các kim loại và phi kim sau: 
a.Li (I) và O b. C (IV) và O c. P (V) và O d. Zn (II) và O e. Cr (III) và O f. Mn (VII) và O 
- GV nhận xét, chỉnh lí.
- Hãy cho vài VD về hợp chất axit mà em biết? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS làm bài tập sau: 
Bài tập 1: Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào phía sau CTHH của hợp chất trong các CTHH sau, CTHH nào là của hợp chất Axit? 
 H2S: . . . . . H2CO3: . . . . . NaCl: . . . . . SO2: . . . . . KOH: . . . . . HF: . . . . . HNO2: . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV nhận xét, chỉnh lí. Hướng dẫn HS các bước lập CTHH.
VD: H BrI à HBr ; H CO3II à H2CO3 ; H PO4III à H3PO4
Bài tập: Hãy lập CTHH của các Axit theo gợi ý sau: 
 H SII à . . . . . . . . H NO3I à . . . . . . . . H SO3II à . . . . . . . . H SiO3II à . . . . . . . .
- GV nhận xét, chỉnh lí. 
- Hãy cho vài VD về hợp chất bazơ mà em biết? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS làm bài tập sau: 
Bài tập : Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào phía sau CTHH của hợp chất trong các CTHH sau, CTHH nào là của hợp chất Bazơ? 
 Na2O: . . . . . KCl: . . . . . LiOH: . . . . . . FeSO4: . . . . . Cu(OH)2: . . . . . HNO3: . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV nhận xét, chỉnh lí. Hướng dẫn HS các bước lập CTHH.
VD: FeII(OH)I à Fe(OH)2 CaII(OH)I à Ca(OH)2 CrIII(OH)I à Cr(OH)3
Bài tập : Hãy lập CTHH Bazơ của các kim loại sau: 
Ba(OH): . . . . . . . . ; Zn(OH): . . . . . . . . ; Cu(OH): . . . . . . . . ; FeIII(OH): . . . . . . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí. 
- Hãy cho vài VD về hợp chất muối mà em biết? 
- GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS làm bài tập sau: 
 Bài tập 1: Hãy đánh chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào phía sau CTHH của hợp chất trong các CTHH sau, CTHH nào là của hợp chất Muối? 
NaCl: . . . . . Ca(OH)2:. . . . . . K2SO4: . . . . . . CuO: . . . . . . H2CO3: . . . . . . BaCl2: . . . . . .
 - GV nhận xét, chỉnh lí, bổ sung, yêu cầu HS rút ra kết luận 
- GV nhận xét, chỉnh lí. Hướng dẫn HS các bước lập CTHH.
VD: NaI (SO4)II à Na2SO4 
 FeII ClI à FeCl2 
 CaII (SO4)II à Ca2(SO4)2 à CaSO4
Bài tập : Hãy lập CTHH của các Muối sau: 
ZnCl: . . . . . . . . ; Cu(NO3): . . . . . . . . ; FeIII(SO4): . . . . . . . . . . ; Ba(HCO3): . . . . . . . . 
- GV nhận xét, chỉnh lí. 
-HS: VD Đồng (II) oxit: CuO ; Lưu huỳnh đioxit: SO2 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: CTHH đúng: CaO, Fe2O3 ,CO2 ,P2O5
- HS: Oxit là hợp chất gồm có 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố Oxi và một nguyên tố khác. 
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: 
Li2O ; CO2 ; P2O5 ; ZnO ; Cr2O3 ; Mn2O7
- HS: Axit Clohiđric: HCl ; Axit Sunfuric: H2SO4 ; Axit Photphoric: H3PO4 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: CTHH đúng: H2S,H2CO3 ,HF ,HNO2 
- HS: Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: VD: Natri hiđroxit: NaOH ; Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 ; Nhôm hiđrôxit: Al(OH)3 
- HS: CTHH đúng: LiOH, Cu(OH)2
- HS: Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm - OH.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS: VD: Natri Sunfat: Na2SO4 ; Bari Clorua: BaCl2 ; Canxi đihidro Photphat: Ca(H2PO4)2 
- HS: CTHH đúng: NaCl ,K2SO4 ,BaCl2
- HS: Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ 
- HS lên bảng làm bài tập, hs khác nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 3: Oân tập các bước lập PTHH, cân bằng phản ứng.
+ Yêu cầu: Oân tập lại các kiến thức về PTHH lớp 8, viết được các PTHH.
+ Cách thực hiện: 
 ... äi dung bài học. 
4. Dặn dò, ra bài tập về nhà: 2’
- Về nhà học bài, làm các bài tập 1-6 SGK. 
- Xem trước SGK Bài 10: Một số muối quan trọng.
* Rút kinh nghiệm bài dạy: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 05/10/2009	Tiết: 16
Ngày dạy: 11/10/2009	Tuần: 08
BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có thể: 
	- Nắm được các dạng tồn tại của NaCl trong nước biển, kết tinh trong các mỏ muối.
	- Biết được muối KNO3 hiếm có trong tự nhiên, được điều chế bằng pp nhân tạo.
	- nắm các ứng dụng của NaCl và KNO3 trong đời sống và sản xuất.
	- Củng cố các tính chất của muối.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Sưu tầm tài liệu về sản xuất muối ăn.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Xem trước SGK.
- Tìm hiểu pp sản xuất muối ăn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
Bài tập: Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hĩa học sau.
Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO 
Phân loại các phản ứng trên.
2. Dạy bài mới: 
A. Giới thiệu: 1’
	Muối có những tính chất hóa học nào? Hôm hay chúng ta tìm hiểu một số muối quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
B. Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về NaCl
+ Yêu cầu: Nắm được trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của NaCl.
+ Cách thực hiện: 
TL
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS 
15’
I. Natri clorua: NaCl
1- Trạng thái tự nhiên:
NaCl có nhiều trong tự nhiên dưới dạng hòa tan trong nước biển hoặc kết tinh trong các mỏ muối.
2- Cách khai thác:
- NaCl hòa tan trong nước biển được khai thác bằng cách làm bay hơi nước.
- Muối mỏ khai thác bằng cách đào hầm hoặc khoan giếng, nghiền nhỏ và tinh chế thành muôi sạch.
3- Ứng dụng:
Vẽ sơ đồ SGK
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu trạng thái tự nhiên của NaCl.
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trình bày cách khai thác NaCl.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Treo bảng phụ các ứng dụng của muối ăn, hướng dẫn HS quan sát.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ các ứng dụng của NaCl.
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ. 
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trình bày cách khai thác NaCl.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ. 
-HS qs, nhận xét các ứng dụng của NaCl.
- HS vẽ sơ đồ các ứng dụng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Natri nitrat
+ Yêu cầu: Nắm được các tính chất và ứng dụng của KNO3 
+ Cách thực hiện: 
10’
II. Muối Kali nitrat:
1- Tính chất:
Tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
PTHH:
2KNO3 à 2KNO2 + O2
2- Ứng dụng:
- Chế tạo thuốc nổ đen.
- Làm phân bón.
- Bảo quản thực phẩm.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu các tính chất vật lí của KNO3. 
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Ở nhiệt độ cao, KNO3 bị phân hủy.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, nêu các ứng dụng của KNO3.
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- HS nghe giảng, tìm hiểu, ghi nhớ. 
- HS nêu các ứng dụng theo thông tin SGK.
3. Củng cố bài: 2’
- Yêu cầu HS đọc phần tóm tất cuối bài. 
- GV tóm tắt sơ lược nội dung bài học. 
4. Kiểm tra, đánh giá: 10’
Giải BT 4, 5 trang 36 SGK.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà: 2’
- Về nhà học bài, làm các bài tập 1, 2, 3 SGK. 
- Xem trước SGK Bài 11: Phân bón hóa học.
* Rút kinh nghiệm bài dạy: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 10/10/2009	Tiết: 17
Ngày dạy:13/10/2009	Tuần: 09
BÀI 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC 
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có thể: 
- Nắm được phân bĩn hĩa học là gì? Vai trị của nguyên tố hĩa học đối với cây trồng như thế nào?
- Biết cơng thức hĩa học của một số loại phân bĩn hĩa học thường dùng và hiểu được một số tính chất của các loại phân bĩn hĩa học đĩ.
- Rèn một số kỹ năng phân biệt mẫu phân đạm, lân, kali dựa vào các tính chất hĩa học?
- Củng cố kỹ năng làm bài tập tinh theo cơng thức hĩa học.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Các mẫu phân bón hóa học
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Nghiên cứu vai trò của phân bón
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Trình bày trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của NaCl?
- Viết các PTHH phân hủy các muối: KClO3 , KNO3 , CaCO3 , KMnO4 .
2. Dạy bài mới: 
A. Giới thiệu: 1’
	Những nguyên tố hóa học nào là cần thiết cho sự phát triển của thực vật? Công dụng của các loại phân bón đối với cây trồng như thế nào?
B. Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu phân bón của TV.
+ Yêu cầu: Qua phân tích thành phần nguyên tố hóa học trong cơ thể TV, HS nắm đước các nguyên tố cần cho cây trồng.
+ Cách thực hiện: 
TL
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS 
10’
I. Những nhu cầu của cây trồng:
1. Thành phần của TV:
- Trong cơ thể TV có 90% nước, 10% chất khô
- Chất khô gồm: 99% các nguyên tố C, H, O, N, P, S, Mg, Ca và 1% Bo, Cu, Zn, Fe, Mn
2. Vai trò của các loại phân bón:
(Nội dung SGK)
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời:
+ Nêu thành phần các nguyên tố trong cơ thể thực vật?
+ Lượng các nguyên tố khác nhau như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, nêu vai trò của từng nguyên tố đối với cây trồng?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- HS nghiên cứu thông tin trả lời:
- Trong cơ thể TV có 90% nước, 10% chất khô
- Chất khô gồm: 99% các nguyên tố C, H, O, N, P, S, Mg, Ca và 1% Bo, Cu, Zn, Fe, Mn
- HS nghiên cứu thông tin SGK , nêu vai trò từng nguyên tố.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại phân bón hóa học thường dùng.
+ Yêu cầu: Nắm được các loại phân bón chính (đạm, lân, kali). Phân biệt được phân đa lượng, phân vi lượng, phân bón đơn, phân bón kép.
+ Cách thực hiện: 
20’
II. Những loại phân bón hóa học thường dùng:
1. Phân bón đơn:
Thành phần chỉ có 1 nguyên tố dinh dưỡng.
 a. Phân đạm:
- Ure: CO(NH2)2
- Amoni nitrat: NH4NO3
- Amoni sunfat: (NH4)2SO4 .
 b. Phân lân:
- Canxi photphat: Ca3(PO4)2 
- Supe photphat: Ca(H2PO4)2
 c. Phân Kali:
- Kali clorua: KCl
- Kali sunfat: K2SO4 
2. Phân bón kép:
Thành phần có từ 2 NT dinh dưỡng chính trở lên.
- Hỗn hợp NPK: NH4NO3 , (NH4)2HPO4 , KCl
- Tổng hợp trực tiếp:
KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân)
3. Phân bón vi lượng:
Phân vi lượng gồm: Cu, Zn, Fe, Mn, Bo  cây cần ít nhưng không thể thiếu.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK , trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phân bón đơn?
+ Phân bón đơn có những loại nào?
+ Phân đạm gồm những loại nào?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Hãy nêu vài loại phân lân?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Nêu 1 số phân kali thường dùng?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Thế nào là phân bón kép?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- Hãy nêu thành phần của phân bón hỗn hợp NPK?
- Gv giới thiệu mẫu các phân bón kép?
+ Phân bón kép hỗn hợp
+ Phân bón kép trực tiếp.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK , trả lời:
+ Phân vi lượng gồm những loại nào?
+ Vai trò của phân vi lượng?
- GV nhận xét, bổ sung, chỉnh lí. 
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời:
+ Thành phần chỉ có 1 nguyên tố dinh dưỡng.
+ Phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K)
- Phân đạm như: Ure, Amoni nitrat , Amoni sunfat.
- Phân lân như: Canxi photphat, Supe photphat
- Phân kali như: Kali clorua, Kali sunfat
- Thành phần có từ 2 NT dinh dưỡng chính trở lên.
- NH4NO3 , (NH4)2HPO4 , KCl
- HS quan sát, tìm hiểu, ghi nhớ.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời: 
+ Phân vi lượng gồm: Cu, Zn, Fe, Mn, Bo 
+ Cây cần ít nhưng không thể thiếu.
3. Củng cố bài: 2’
- Yêu cầu HS đọc phần tóm tắt cuối bài. 
- GV tóm tắt sơ lược nội dung bài học. 
4. Kiểm tra, đánh giá: 5’
Giải bài tập 1 và 2 SGK
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà: 2’
- Về nhà học bài, làm các bài tập 3 SGK. 
- Xem phần: "Em có biết?" 
- Xem trước SGK Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Soạn trước phần I và II SGK trang 40.
* Rút kinh nghiệm bài dạy: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9.doc