Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp có chỉnh sửa theo phân phối chương trình

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp có chỉnh sửa theo phân phối chương trình

 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : Truyền thống nhà trường

Tiết 1 :

THẢO LUẬN NỘI QUI VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI

I- YÊU CẦU GIÁO DỤC

Qua hoạt động GV giúp cho HS hiểu:

- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học

- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học

II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

 

doc 30 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1412Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp có chỉnh sửa theo phân phối chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường
Ngày soạn: 7 / 9 / 2008
 Ngày giảng:
Tiết 1 : 
Thảo luận nội qui và nhiệm vụ năm học mới
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động GV giúp cho HS hiểu:
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học 
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) nội dung 
- xác định vị trí quan trong của năm học 
- những nhiệm vụ trong năm học này 
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học
2) Hình thức hoạt động 
- Trao đổi thảo luận
III- Chuẩn bị hoạt động 
Nội dung hoạt động
Người
thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
Thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động 
GV và cán bộ lớp 
Người điều khiển chương trình 
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình 
Thư kí
Hường
Giấy bút ghi biên bản
Phân công trang trí
Tổ 2
Phấn, bút màu, giấy khổ to 
Câu hỏi thảo luận vị trí vai trò và trách nhiệm của người HS.
đội ngũ cán bộ lớp 
Câu hỏi 
III- tiến hành hoạt động
1) Khởi động
Quản ca cho cả lớp hát bài “Lớp chúng mình”
2) Thảo luận về vị trí vai trò và nhiệm vụ của năm học
Người điều khiển nêu câu hỏi
1) bạn có suy nghĩ gì khi mình là HS trường T.H.C.S.Sơn Cương? (vị trí, vai trò, trách nhiệm của người HS ? )
2) Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
- HS trao đổi, thảo luận theo 4 tổ. Thư kí từng nhóm ghi kết quả thảo luận trên giấy khổ to.
- Đại diện từng tổ lên trình bày kết quả thảo luận của tổ mình (mỗi tổ 1 bạn lên trình bày)
- Lớp góp ý kiến bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về Vị trí vai trò nhiệm vụ của năm học
- Cuối cùng người điều khiển tổng kết thảo luận
3) làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học
Phiếu học tập ghi:
Các biện pháp thựchiện nhiêm vụ năm học
- Người điều khiển phát phiếu cho từng HS
- HS cả lớp suy nghĩ và ghi vào phiếu học tập của mình 
- Mời một số HS trình bày trước lớp về những biện pháp của mình 
Thư kí lớp ghi tóm tắt nhanh các ý chính lên bảng
- cả lớp góp ý bổ sung, cùng nhau phân tích, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học
Người điều khiển tổng kết lại lại các biện pháp cơ bản để mỗi HS tổ, lớp vận dụng
4) Chương trình văn nghệ
- Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được phân công chuẩn bị và mời các bạn lên biểu diễn.
4 HS tổ 1 trình bày bài: Mái trường mến yêu.
Cả lớp hát bài : Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
V- Kết thúc hoạt động
- GV chủ nhiệm nêu khái quát vị trí nhiệm vụ năm học
- Động viên HS phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
************************************************************************
Ngày soạn: 7 / 9 / 08
 Ngày giảng:
Tiết 2 :
Tìm hiểu truyền thống nhà trường
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động GV giúp cho HS hiểu:
- Truyền thống của lớp và của trường về học tập và rèn luyện
- Biết trân trọng những truyền thống đó.
- Xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tót đẹp của lớp, của trường.
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) nội dung 
- những truyền thống của lớp, của trường
- Trách nhiệm của mỗi HS đối với việc phát huy các truyền thống của lớp của trường.
- Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.
- Văn nghệ: Ca ngợi trường lớp
2) Hình thức hoạt động 
- Trao đổi thảo luận
III- Chuẩn bị hoạt động 
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
Thống nhất chương trình và phân công công việc 
GV và cán bộ lớp 
Giấy bút 
Người điều khiển chương trình 
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình 
Thư kí
Hường
Biên bản 
Bản kế hoạch phấn đấu của lớp 
Nga
Bản kế hoạch phấn đấu của lớp 
Các câu hỏi về truyền thống nhà trường 
HS
 Câu hỏi, đáp án
Trang trí 
Tổ 2
Phấn, giấy màu, lọ hoa , khăn bàn
IV- tiến hành hoạt động
1) Khởi động
Bạn lớp trưởng cho cả lớp chơi trò chơi “ Hãy làm theo lời tôi nói đừng làm theo hành động tôi làm”
2) Thảo luận về truyền thống của trường lớp 
Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi
Câu 1) Trường được thành lập ngày tháng năm nào? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Tên trường trước đó là gì?
Câu 2) Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường? Do dâu có được các truyền thống đó?
Câu 3) nêu các thành tích của lớp của trường năm học 2007- 2008? Suy nghĩ của em trước những thành tích đó?
Câu 4) Nêu tên những HS tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của trường, lớp.Em sẽ làm gì để tiếp tục phát huy truyền thống đó của trường.
Người điều khiển phân công theo tổ:
Tổ 1,2 câu hỏi 1,2
Tổ 3, câu 3,4 
- Thư kí ghi tóm tắt phần thảo luận của tổ mình 
- Mời đại diện mỗi tổ báo cáo kết quả thảo luận
- Cả lớp góp ý kiến 
- Người điều khiển tổng kết 
3) Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường 
Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ: Xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy các truyền thống của lớp của trường
- HS thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo của tổ. Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình. Sau đó đại diện từng tổ lên báo cáo trước lớp, các tổ khác góp ý kiến bổ sung
- Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp
- Cả lớp thảo luận
- Lớp trưởng thu ý kiến của các thành viên và tổng kết lại.
V- Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển tổng kết chương trình 
- GV chủ nhiệm nhắc nhở các em thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và cần có gắng phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường
******************************************************************
Ngày soạn: 5 / 10 / 08
Ngày giảng:
Chủ điểm tháng 10 :
Chăm ngoan học giỏi
Tiết 3 :
Trao đổi nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước 
 nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
 Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động giúp HS:
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ tích cực
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập tốt, cùng giúp đỡ nhau học tốt.
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) nội dung 
- nội dung và ý nghĩa của việc học tập tốt
- các kinh nghiệm để học tốt các môn học
- các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học
2) Hình thức hoạt động: Trao đổi và thảo luận chủ đề “làm thế nào để học tốt”” Làm thế nào để thực hiện lời Bác dạy?”
III- Chuẩn bị hoạt động 
Nội dung hoạt động
Người
thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
Kinh nghiệm học tập, biện pháp học tập 
GV và cán bộ lớp 
Bản kinh nghiệm, phương pháp học tập
Dẫn chương trình 
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình 
Đọc thư Bác
Hường
Thư Bác
Câu hỏi thảo luận
Nga, Hường, Xuân, Khương 
Câu hỏi, đáp án.
Trang trí 
Tổ 3
Bảng, phấn màu 
IV- tiến hành hoạt động
1) Khởi động: Quản ca tiến hành khởi động
2) Trao đổi thảo luận
- Em Phạm Thị Nga đọc thư Bác
- Lớp trưởng nêu cách thức thảo luận theo chủ đề “làm thế nào để học tập tốt vâng theo lời Bác dạy”
Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn, dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên
- Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề lớp trao đổi, thảo luận
+ Làm thế nào để học tốt môn toán?
+ Làm thế nào để học tốt môn ngữ văn?
+ Lớp ta học yếu nhất môn nào? Tại sao, hướng khắc phục?...
- Sau mỗi vấn đề được nêu lên, lớp phó phụ trách học tập phối kết hợp cùng lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi. Có thể lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định hs được chọn làm hạt nhân phát biểu ý kiến.
- Lớp trưởng hoặc phụ trách học tập tổng kết tóm tắt từng vấn đề hoặc cụm vấn đề đã được trao đổi, thảo luận và nhất trí cao
- Với những vấn đề hoặc tình huống khó, lớp trưởng mời GV giải đáp 
3) văn nghệ
- Bạn Hường giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ
+ Hát đơn ca “Ngày đầu tiên đi học”
+ Hát tập thể “ Bác hồ kính yêu”
V- Kết thúc hoạt động
- GVCN nhận xét 
- Chuẩn bị cho kí giao ước thi đua giữa các tổ
 ****************************************************
 Ngày soạn:5 / 10 / 08
Ngày giảng:
 Tiết 4 : 
 Hội vui học tập
I- yêu cầu giáo dục 
Qua những gương sáng học tốt:
- giáo dục cho hs tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí năng lực tư duy sáng tạo theo các gương hoc tập tốt.
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) nội dung 
- Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vươn lên để học tốt... sư tầm được hay tìm hiểu được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật việc thật...
- Các hiện tượng tự nhiên, các câu dố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo...
2) Hình thức hoạt động
- Thi tìm hiểu, thi kể chuyện 
- văn nghệ xen kẽ. 
III- Chuẩn bị hoạt động 
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
Chuẩn bị các tư liệu gương người tốt, việc tốt
GV và HS 
ảnh, tư liệu 
Các đội dự thi 
4 đội
Hệ thống câu hỏi 
Ban giám khảo 
GVCN,lớp trưởng
Bảng biểu chấm điểm
Dẫn chương trình chung 
Hường
Bản dẫn chương trình 
Thư kí
Nga
Biên bản 
Trang trí 
Tổ 1
Phấn màu, lọ hoa, khăn bàn...
IV- tiến hành hoạt động
1) Khởi động
 Huy tiến hành khởi động
2) Thực thi 
- Giới thiệu các đội tham gia cuộc thi 
- các đội ra mắt
- Giới thiệu Ban giám khảo (3 bạn)
- Các đội lần lựơt lên bốc thăm câu hỏi:
Câu 1: Bạn hãy kể một câu chuyện về gương vượt khó vươn lên trong học tập? 
Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký
Câu 2: Trường ta hiện nay có bao nhiêu HS giỏi liên tục từ lớp 6 đến lớp 9. Bạn hãy kể một tấm gương cụ thể?
Câu 3: Vì sao một đàn chim lớn có thể đổi hướng bay trong khoảnh khắc? Bạn trình bày một bài hát hoặc một bài thơ bạn yêu thích?
Tinh thần đoàn kết.
- Đội nào có câu trả lời trước có tín hiệu cắm cờ để được quyền trả lời trước. Lần lượt từng đội trả lời do người dẫn chương trình điều khiển.
Ban giám khảo chấm điểm (sau mỗi lần trả lời xong, điểm được công bố ngay và thư kí sẽ ghi lên ô điểm của từng đội trên bảng)
- Trong tình huống một câu hỏi nào đó không có đội nào trả lời được người dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên, cổ động viên trả lời đúng sẽ có hần thưởng và được tính điểm. điểm đó được tính vào ô điểm của đội nhà.
- Ban giám khảo công bố điểm của từng đội và công bố đội đạt giải nhất, nhì, ba.
- Người dẫn chương trình mời GV chủ nhiệm lên trao giải cho các đội.
V- Kết thúc hoạt động
Người dẫn chương trình mời GVCN lên nhận xét chung về hoạt động 2.
* Đánh giá kết quả học tập theo chủ điểm
1) Học sinh tự đnáh giá, xếp loại
Lớp trưởng phát phiếu học tập:
Câu 1: Qua hoạt động của chủ đi ... g diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4/1975
2) Hình thức hoạt động:
- Phát biểu cảm tưởng nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30/4 
- Biểu diễn chương trình văn nghệ.
III- Chuẩn bị hoạt động 
Nội dung hoạt động
Người
thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Tìm hiểu ý nghĩa giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4.
Các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh.
Học sinh cả lớp
2
Chương trình văn nghệ
Mỗi tổ 1 tiết mục 
Hát, múa,kể chuyện ...
3
Dẫn chương trình. 
Hương
Bản dẫn chương trình
4
Thư kí
Hà
Biên bản 
5
Trang trí
Tổ 3
Giấy màu, phấn bút.
6
Mời đại biểu 
Lớp trưởng
Giấy mời.
IV- tiến hành hoạt động
* Sĩ số : 7A :
1)Khởi động:
- Hát tập thể.
- Phát biểu cảm tưởng nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30/4.
- Năm1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Từ đó nước ta là thuộc địa của thực dân Pháp .Gần 100 năm sau -năm 1954, trận Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu buộc thực dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhưng miền Nam lại chịu ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Từ đó đất nước ta chia cắt 2 miền Nam - Bắc. Ngày 30/4/1975 sau bao năm đấu tranh gian khổ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh đuổi đế quốc Mĩ, đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Ngày lịch sử vẻ vang ấy đã đi vào tiềm thức của người dân đất Việt và có lẽ muôn đời sau này cũng không quên được.
2) Biểu diễn văn nghệ:
- Theo thứ tự, người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn văn nghệ.
Kết thúc: cả lớp hát bài: “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
V- tiến hành hoạt động
- GVCN nhận xét về kết quả đạt được sau buổi sinh hoạt:
- Nhận thức, thái độ và ý thức tham gia của lớp.
...................................................................................................................
Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm
1) HS tự đánh giá xếp loại:
Câu 1: Qua các hoạt động “học sinh với di sản, di tích lịch sử”; “Bạn biết gì về tình đoàn kết hữu nghị” ; “30/4 ngày lịch sử đáng ghi nhớ” ; “Hội vui học tập” em thu hoạch được những gì? (Viết gắn gọn).
Câu 2: Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
 Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
2) Tổ đánh giá xếp loại:
 Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
3) GVCN đánh giá xếp loại:
 Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
.......................................................................................
Ngày soạn: 29 / 4 /09
Ngày giảng: / 5 / 09
 Chủ điểm tháng 5 : Bác Hồ kính yêu
Tiết 17 : tìm hiểu 5 điều bác hồ dạy thiếu nhi
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động GV giúp cho HS:
- Nhận thức rõ trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy 
- Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tích cực chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) Nội dung 
- Tác dụng của 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong quá tình học tập và rèn luyện của HS 
- Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện tốt 5 diều Bác Hồ dạy.
2) Hình thức hoạt động.
- Thảo luận nhóm theo các vấn đề cụ thể do người điều khiển nêu ra.
- Vui văn nghệ xen kẽ.
Iii/ chuẩn bị hoạt động
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Tìm hiểu tác dụng của 5 điều Bác Hồ dạy đối với thiếu niên nhi đồng
HS cả lớp 
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng 
2
Người điều khiển chương trình 
Tiến
Bản dẫn chương trình.
3
Trang trí 
Tổ 4
Tranh ảnh có nội dung 5 điều Bác dạy
Giấy khổ to, bút dạ, bảng dính
4
Thư kí 
Hường
Biên bản 
5
Mời đại biểu dự.
Hà
Giấy mời.
iv- tiến hành hoạt động
* sĩ số : 7A :
1) Khởi động
- Bác Hồ - Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời dành trọn tình thương yêu cho mọi người. Bác dù bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn luôn dành tình thương yêu cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Hôm nay chúng ta cùng thực hiện hoạt động “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”
2) Tổ chức thực hiện:
- Thành lập các nhóm và phát cho từng nhóm các dụng cụ cần thiết để hoạt động như: Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung mà người điều khiển đã nêu trong khoảng thời gian 15 phút.
- Kết thúc thảo luận nhóm, người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và bổ sung ý kiến.
- Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Người điều khiển đề nghị các nhóm bổ sung cho nhau để đi tới sự thống nhất các ý kiến của toàn lớp
- Khi không còn ý kiến nào bổ sung, người điều khiển tóm tắt nội dung hạơc mời GV CN tóm tắt và hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm
- Xây dựng hệ thống biện pháp để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 v/ kết thúc hoạt động
- Người điều khiển kết thúc chương trình hoạt động 
- Mời GVCN lên phát biểu đánh giá, nhận xét.
************************************************************************
Ngày soạn : 29 / 4 / 09
Ngày giảng : / 5 / 09
 Tiết 18 : BáC Hồ với THIếU NHI
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động GV giúp cho HS:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
- Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. 
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) Nội dung 
- HS tập trung tìm hiểu theo các nội dung sau:
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
- Trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác.
2) Hình thức hoạt động.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ, dưới hình thức bốc thăm
- Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch.
Iii/ chuẩn bị hoạt động
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Sưu tầm tài liệu, tư liệu nói về công lao của Bác đối với thiếu nhi 
HS cả lớp 
Cuốn sách, truyện bài hát nói về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.
2
Dẫn chương trình 
 Nga
Bản dẫn chương trình.
3
Thư kí 
Xuân
Biên bản 
4
Trang trí 
Tổ 3
Phấn mầu, giấy,bút.
5
Mời đại biểu dự.
Lớp phó 
Giấy mời.
iv- tiến hành hoạt động
* Sĩ số : 7A :
1) Khởi động
- Bác Hồ - Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, cả đời Người là dành cho nhân dân, cho đất nước. Bác dành tình yêu thương cao cả của mình cho nhân dân và cho đất nước Việt Nam, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên, nhi đông, tình yêu thương đó thật thiêng liêng và cao cả. Chúng ta cùng tìm hiểu trong hoạt động hôm nay.
2) Tổ chức cuộc thi:
- Báo cáo thu hoạch: Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tài liệu, tư liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó.
- Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp thực hiện bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cao thu hoạch đó.
- Thi trả lời hay nhất:
Đây là hoạt động mà mọi thành viên trong lớp đều có thể tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên, sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ, trả lời. Ai có câu hỏi hay nhất thì người đó có quyền mời một bạn khác lên bắt thăm.
- Việc bắt thăm thi trả lời hay nhất cứ thế tiếp diễn cho đến khi người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động. BGK công bố kết quả của 2 hoạt động: Tổ có báo cáo thu hoạch tốt nhất và người trả lời hay nhất.
- Trao phần thưởng cho tập thể, cá nhân.
v/ kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình đánh giá.-
- GVCN phát biểu ý kiến và tổng kết hoạt động.
...............................................................................................................
Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm
1) HS tự đánh giá, xếp loại:
Câu 1: Qua các hoạt động “ Bác Hồ với thiếu nhi”; “Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”; “Chúng em hát về Bác Hồ” em thu hoạch được những gì? (viết ngắn gọn)
Câu 2: Tham gia các hoạt động chủ điểm trong tháng, em tự xếp loại mình ở mức độ nào?
Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
2) Tổ đánh giá xếp loại:
Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
3) GVCN đánh giá xếp loại:
Tốt ‡ Khá ‡ Trung bình ‡ yếu ‡
********************************************************************
 Hết
Tuần 35:
Ngày soạn:.............
Ngày giảng:............
Hoạt động 3: 
chúng em hát về bác hồ
Kính yêu
I- yêu cầu giáo dục 
Qua hoạt động GV giúp cho HS:
- Nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi.
- Tự hào, kính trọng, biết ơn Bác Hồ, nguyện học tập và làm theo lời Bác dạy
- Tích cực tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
II- nội dung và hình thức hoạt động 
1) Nội dung 
- Ca ngợi công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi.
- Tình cảm của Bác Hồ với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại tình cảm của người dân đối với Bác.
2) Hình thức hoạt động.
- Biểu diễn văn nghệ theo các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, múa, đọc thơ...
Iii/ chuẩn bị hoạt động
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về Bác Hồ
HS cả lớp
Bài hát, múa, diễn thơ, kể chuyện
2
Người điều khiển chương trình 
Nhi
Bản dẫn chương trình.
403
Trang trí 
Tổ 4.
Phấn màu, giấy, bút, thước kẻ 
4
Thư kí 
Hà
Biên bản 
5
Mời đại biểu dự.
Hương
Giấy mời.
iv- tiến hành hoạt động
1)Khởi động: 
- HS hát tập thể.
- Giới thiệu: Bác Hồ - Vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5 Tại Làng Sen - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An đã sinh ra người con anh hùng của dân tộc và chính Người đã làm rạng rỡ quê hương ta. 
2) Biểu diễn:
- Người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị lên trình bày trước lớp
- Lưu ý phong cách biểu diễn sao cho tự nhiên, hấp dẫn người xem
Lần lượt:
Múa - Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (tổ 1)
Kể chuyện: Ông Ké (tổ 2)
Múa: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ (tổ 3)
Hát đồng ca - Lời Bác dặn trước lúc đi xa (tổ 4) 
v/ kết thúc hoạt động
- Người điều khiển kết thúc nhận xét, đánh giá chung 
- Mời GVCN lên phát biểu đánh giá, nhận xét.
- Rút kinh nghiêm hoạt động
......................................................................................................
Hoạt động 4: Lễ tổng kết năm học 
( Tổ chức toàn trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docga HDNGLLco chinh sua theo phan phoi chuong trinh.doc