Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thanh Xuân THCS Măng Cành

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thanh Xuân THCS Măng Cành

- Tham dự lễ khai giảng năm học mới.

- Hướng dẫn học sinh suy nghĩ về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 6, dự kiến kế hoạch phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm học.

- Tổ chức bầu cán bộ lớp.

- Tổ chức trao đổi về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 6.

- Hướng dẫn hát các bài hát về truyền thống nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường.

- Tổ chức hoạt động " Thi hát các bài hát về nhà trường và thiếu nhi"

- Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm tháng 9.

 

doc 46 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 898Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Thanh Xuân THCS Măng Cành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Nội dung hoạt động trong tháng:
- Tham dự lễ khai giảng năm học mới.
- Hướng dẫn học sinh suy nghĩ về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 6, dự kiến kế hoạch phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm học.
- Tổ chức bầu cán bộ lớp.
- Tổ chức trao đổi về vị trí, nhiệm vụ của người học sinh lớp 6.
- Hướng dẫn hát các bài hát về truyền thống nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường.	
- Tổ chức hoạt động " Thi hát các bài hát về nhà trường và thiếu nhi"
- Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm tháng 9.
TUẦN:1 Ngày soạn: 4/9/2007
 Ngày dạy: 6/9/2007
Hoạt động 1:
THẢO LUÂN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
1- Yêu cầu giáo dục:
 	 Giúp học sinh:
	- Nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. 
	- Có ý thức tôn trọng nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
	- Tích cực rèn luyên, thực hiện tốt nội quy của và nhiệm vụ năm học mới
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
 	 a- Nội dung hoạt động:
	- Nội quy của nhà trường.
	- Những nhiệm vụ chủ yếu mà HS cần biết.
 	 b- Hình thức hoạt động:
	- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới .
	- Trao đổi thảo luận, văn nghệ.
3- Chuẩn bị hoạt động:
 	 a) Về phương tiện hoạt động:
	- Bản nội quy của nhà trường.
- Bản nhiệm vụ năm học mới .
- Một số tiết mục văn nghệ.
 b) Về tổ chức:
	 - GV Y/c kế hoạch học tập, những nội quy của nhà trường.
	- Cung cấp cho HS bản nọi quy để HS tìm hiểu trước khi thảo luận.
4- Tiến hành hoạt động:
 a) Nghe giới thiệu về nội quy của và nhiệm vụ năm học mới.
 b) Thảo luận
	- GV chia thành 4 nhóm giao câu hỏi để HS thảo luận.
	- Cả lớp thảo luận góp ý kiến:
	- GV tổng kết, HS nhắc lại các nhiệm vụ của năm học mới.
 c) Vui văn nghệ
5- Kết thúc hoạt động.
	- GV tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận.
	- Nhắc nhở HS nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học mới để thực hiện tốt.
TUẦN: 2 Ngày soạn: 11/9/2007
 Ngày dạy: 13/9/2007
Hoạt động 2: BẦU CÁN BỘ LỚP
1- Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh:
	- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
	- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
	- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
 a- Nội dung hoạt động:
	- Thành lập các tổ, nhóm trong lớp.
	- Bầu đội ngũ cán bộ lớp: 
	 + Lớp trưởng:
	 + Các lớp phó:
	 + Các tổ trưởng:
	 + Tổ phó:
	 + Các cán sự bộ môn học:
	 + Cán sự chức năng:
 b- Hình thức hoạt động:
	- Úng cử hoặc HS giới thiệu.
	- Lấy biểu quyết.
3- Chuẩn bị hoạt động:
 a) Về phương tiện hoạt động:
	- Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
	- Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
 	- Một vài tiết mục văn nghệ.
 b) Về tổ chức:
	 - GVCN chuẩn bị + Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
	 + Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
	- GVCN dự kiến sẵn về nhân sự.
4- Tiến hành hoạt động:
 a) Khởi động:
Hát tập thể bài: Lóp chúng ta kết đoàn
 b) Bầu cán bộ lớp mới:
	- GVCN định hướng về:
+ Mục đích yêu cầu của việc bầu cán bộ lớp
+ Giới hiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức, và các quan hệ hoạt động.
 - HS tự ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
	 - Thư kí ghi tên các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
	 - Thư kí ghi tên các bạn ứng cử( nếu có) và các bạn được đề cử lên bảng.
	 + Bầu lớp trưởng và các lớp phó.
	 + Bầu các cán sự lớp
	 + Bầu tổ trưởng và tổ phó theo đơn vị tổ.
	 - Biểu quyết, sau đó công bố kết quả.
	 - Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến và nhận nhiệm vụ.
	 - GVCN phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em.
	- Văn nghệ
5- Kết thúc hoạt động.
	- GV nhận xét về tinh thần thái độ tham gia,
	- Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
TUẦN:3 Ngày soạn: 18/9/2007
 Ngày dạy: 20/9/2007
Hoạt động 3
NGHE GIỚI THIỆU VẾ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
1- Yêu cầu giáo dục:
	Giúp học sinh:
	 - Hiểu được truyền thống của trường ý nghĩa của truyền thống đó.
	 - Biết trân trọng những truyền thống đó.
	 - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của trường.
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
	a- Nội dung hoạt động:
 - Những truyền thống của trường.
	 - Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của trường.
	 - Văn nghệ: ca ngợi trường lớp
	b- Hình thức hoạt động:
	 - Trao đổi, thảo luận tự liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp.
	 - Văn nghệ.
3- Chuẩn bị hoạt động:
	a) Về phương tiện hoạt động:
	 - Một số câu hỏi thảo luận:
	Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường?
	Câu 2: Do đâu có được các truyền thống đó?
	Câu 3: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của trường.
 	- Một vài tiết mục văn nghệ.
	b) Về tổ chức:
	 - GVCN nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 	 
4- Tiến hành hoạt động:
	a) Khởi động:
	 - Hát tập thể : " Trường làng em "
	 - Tuyên bố lí do,giới thiệu đại biểu ,thư ký
	b) Thảo luận về truyền thống của trường ,của lớp 
	 - HS lần lượt nêu các câu hỏi 
	 - Học sinh trao đổi thảo luận theo tổ. Tổ trởng hoặc thư kí tổ ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to.
	 - Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp góp ý kiến 
	 - GVCN tổng kết thảo luận.
	c) Văn nghệ :
	 Các tổ thể hiện các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị
5- Kết thúc hoạt động.
	 - GVCN nhận xét tinh thần chuẩn bị và kết quả hoạt động
	 - Phổ biến kế hoạch tuần tới 
Tuần: 4 Ngày soạn: 25-09-2007
 Ngày dạy: 27-09-2007
Hoạt động 4 :
TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH
 1- Yêu cầu giáo dục:
	Giúp học sinh:
	 - Biết các bài hát truyền thống ca ngợi trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
	 - Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan,yêu mến, gắn bó với trường lớp, quí trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt.
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
	a- Nội dung hoạt động:
	 - Hát các bài hát truyền thống do nhà trường qui định.
	b- Hình thức hoạt động:
	 - Học hát
3- Chuẩn bị hoạt động:
	a) Về phương tiện hoạt động:
	 - Những bài hát truyền thống;
	 - Nhạc cụ, trang phục biểu diễn; 
 	 - Quà tặng.
	b) Về tổ chức:
	 - GV phổ biến cho lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động chuẩn bị ôn luyện các bài hát truyền thống.
4- Tiến hành hoạt động:
	a) Khởi động:
	Hát tập thể, tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
	b) Tập hát.
- GVCN giới thiệu những bài hát quy định.
- Một số cá nhân HS trình bày.
5- Kết thúc hoạt động.
	- Động viên HS tích cực học thuộc các bài hát quy định.
	- Nhận xét buổi tập hát.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
1 Học sinh tự đánh giá, xếp loại:
Câu 1: Các hoạt động Thảo luân nội quy và nhiệm vụ năm học mới”
" Bầu cán bộ lớp" và " Nghe giới thiệu về truyền thống của trường" " Tập hát các bài thát quy đinh", đã giúp em thu hoạch được những gì?
Câu 2: Tham gia các hoạt động của chủ điểm tháng, em tự xếp mình đạt loại nào?
	¨Tốt ¨ Khá ¨ Trung bình ¨ yếu
2- Tổ đánh giá, xếp loại:
	¨Tốt ¨ Khá ¨Trung bình ¨ yếu
3- GVCN đánh giá, xếp loại:
	¨Tốt ¨ Khá ¨ Trung bình ¨ yếu
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10
Chăm ngoan học giỏi
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG:
 - Tổ chức hoạt động " Làm thế nào để học tốt".
- Hướng dẫn học sinh trao đổi lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh tháng 9- 1945 và tháng 10- 1968 và chuẩn bị nội dung cho lễ giao ước thi đua.
- Tổ chức hoạt động " Lễ giao ước thi đua".
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu những gương học tốt để chuẩn bị cho hoạt động " Những tấm gương học tốt".
- Tổ chức hoạt động " hững tấm gương học tốt".
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho hoạt động " Hát về mái trường và quê hương".
- Tổ chức hoạt động " Hát về mái trường và quê hương"
- Đánh giá kết quả hoạt động chủ điểm tháng.
TUẦN: 5 Ngày soạn: 2/10/2007
 	 Ngày dạy: 4/10/2007
Hoạt động 1:
 NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC
1. Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa lời Bác dạy trong thư, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
- Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực.
- Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đở nhau học tập tốt.
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
a- Nội dung hoạt động:
- Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 ( trích)
- Thư Bác Hồ giử ngành Giáo dục ngày 16/10/1968 (trích).
b- Hình thức hoạt động:
- Nghe đọc thư Bác.
- Trao đổi thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác.
3- Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện hoạt động:
- Chuẩn bị hai bức thư của Bác.
Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận. 
b) Về tổ chức:
- GVCN hướng dân học sinh xây dựng chương trình hoạt động.
- Phân công cụ thể.
4- Tiến hành hoạt động:
-Hát tập thể bài, Tuyên bố lý do, nêu chương trình làm việc.
 	- Thực hịên chương trình:
	+ Đại diện HS đọc thư cho cả lớp nghe.
	+ Trao đổi về nội dung và ý nghĩa của bức thư.
	+ GVCN nhác nhở những nhiệm vụ của HS trong giai đoạn hiện nay.
	5- Kết thúc hoạt động.
	 GVCN nhận xét kết quả hoạt động rồi tuyên bố kết thúc.
TUẦN: 6 Ngày soạn: 9/10/2007
 	 Ngày dạy: 11/10/2007
Hoạt động 2:
 LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ CHĂM NGOAN HỌC GIỎI” GIỮA CÁC TỔ
1- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu lời Bác dạy, nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đở lẫn nhau trong học tập, rèn luyện tốt, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
2- Nội dung và hình thức hoạt động:
a- Nội dung hoạt động:
- Chương trình hành động “ Chăm ngoan, học giỏi” của lớp.
- Đăng kí và giao ước thi đua giữ các tổ.
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
b- Hình thức hoạt động:
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua.
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Vui văn nghệ.
3- Chuẩn bị hoạt động:
a) Về phương tiện hoạt động:
- Các bản đăng kí giao ước thi đua ( Cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
- Phương tiện trang trí
- Một vài tiết mục văn nghệ.
b) Về tổ chức:
- Nhiệm vụ của GVCN 
+ Nêu nội dung yêu cầu và kế hoạch tổ chức hoạt động " Lễ giao ước thi đua" cho cả lớp.
+ Phân công chuản bị:
- Người điều khiển: Nguyễn Hữu Hạnh.
- Thư kí: Y Tham
- Tổ trang trí lớp: Tổ 1
4- Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động:
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình làm việc.
b) Giao ước thi đua
- Nguyễn Hữu Hạnh nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt đại diện các tổ lên giao ước thi đua.
- Bản giao ước thi đua của tổ có chữ ký của  ... m luận của bạn nhằm bổ sung thêm để cùng làm sáng tỏ vấn đề.Sau đó ngtười điều khiển tổng kết tóm tắt lại những ý chính.
*Hoạt động 2:Chương trình văn nghệ:
- Do cán bộ văn nghệ điều khiển
*Hoạt động cuối cùng:
-Người dẫn chương trình:
+Mời một học sinh đại diện lên phát biều cảm tưởng,những điều nhận thức được về đoàn sau khi tham gia hoạt động diễn đàn
+Mời đại biểuphát biểu ý kiến 
+Nhận xét kết quả hoạt động
Tuần Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Hoạt động 2: Thi sáng tác về Đoàn
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Nhận thức và cảm nhận được những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về những đoàn viên ưu tú đã phát huy vai trò tiên phong của Đoàn trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tự hào và trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức đoàn, về phong cách tốt đẹp của người đoàn viên.
- Có kĩ năng sáng tác thơ, viết văn, vẽ
 II- Nội dung và hình thức hoạt động:
1- Nội dung :
 - Những bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết về người thật, việc thật, những tranh ảnhdo học sinh sáng tác về Đoàn, về ngày thành lập Đoàn 26-03
- Những lời bình và đánh giá các sáng tác trên của học sinh.
2- Hình thức hoạt động:
 - Thi viết, vẽ.
- Trưng bày, giới thiệu những sáng tác cá nhân, nhóm, tổ theo chủ đề hoạt động
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Phương tiện:
 - Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ.
- Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.
- Phần thưởng. 
 2- Tổ chức: 
- GVCN nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi bằng hình thức thi báo tường giữa các tổ hướng về ngày thành lập Đoàn 26-03.
+ Mỗi tổ xây dựng tờ báo tường, viết, vẽ trang trí trên khổ giấy lớn. Tự chọn tên cho tờ báo. Nội dung, hình thức tờ báo phong phú, đa dạng, trình bày đẹp và đặc biệt các bài viết, tranh ảnh phải có chất lượng, có ý nghĩa.
+ Mỗi cá nhân đều tham gia, đóng góp xây dựng tờ báo của tổ, chuẩn bị cho cuộc thi đạt kết quả cao.
- Thành lập BGK gồm một cán bộ chi đội và một cán bộ lớp.
- Mời các cố vấn là giáo viên ngữ văn, giáo viên mĩ thuậtvà cán bộ đoàn trường giúp BGK đánh giấ, chấm điểm tác phẩm dự thi của các tổ.
- Các tổ bàn bạc, phân công hau chuẩn bị xây dựng tác phẩm dự thi.
- Thống nhất kế hoạch, thời gian tiến hành.
- Cử người dẫn chương trình cuộc thi.
- Cử nhóm trang trí, chuẩn bị phần thưởng.
- Mời đại biểu.
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
 - Người dẫn chương trình:
+ Nêu mục đích, yêu cầu cuộc thi.
+ Giới thiệu BGK, ban cố vấn.
+ Giới thiệu chương trình hoạt động.
 2- Thi trưng bày và giới thiệu sản phẩm dự thi:
- Các tổ treo hoặc dựng tờ báo của tổ mình lên vị trí đã được phân công.
- Đại diện các tổ lần lược giới thiệu tờ báocủa tổ mình về: nội dung, bố cục, số lượng bài, ảnh sưu tầm, sáng tác, các thể loại
- BGK lần lượt chấm điểm sau khi đã hỏi ý kiến Ban cố vấn.
3- Bình báo và văn nghệ:
-Người dẫn chương trình yêu cầu mỗi tổmột sáng tác viết (thơ ca,truyện ngắn)và một sáng tác tranh,ảnh có ý nghĩa nhất để bình luận trước lớp
-Các tổ cử đại diện lên thể hiện lời bình các sáng tác của mình
-Ban giám khảo chấm điểm 
-Cuối cùng là phần trình diễn một vài tiết mục văn nghệ của lớp
V- Kết thúc hoạt động
-Ban giám khảo công bố kết quả
-Trao thưởng cho các tổ và cá nhân
-Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động 
- Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động sau.
Tuần Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Hoạt động 3 :Tổ chức văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh :
-Hiểu thêm nhiều bài hát ,bài thơ,câu chuyện về đoàn,củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lý tưởng của đoàn viên,thanh niên hiện nay
-Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn
-Có tình cảm yêu mến,tôn trọngtổ chức Đoàn và người đoàn viên,thanh niên;sống lạc quan,gắn bó,đoàn kết trong tập thể lớp,trường
 II- Nội dung và hình thức hoạt động
1- Nội dung 
 -Những bài hát,điệu múa,bài thơ,câu kể chuyện,tiểu phẩmvề Đoànvà những đoàn viên ưu tú
-Những sáng tác tự biên,tự diễn về Đoàn
2-Hình thức hoạt động:
-Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng ngày thành lập Đoàn 26-3
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Phương tiện:
-Sưu tầm,tập hợp các bài thơ,bài hát,câu chuyện,tiểu phẩm về Đoàn
-Những bài sáng tác thơ,ca hátvề Đoàn
-Một số nhạc cụ thông thường
2-Tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ chức và cá nhân chuẩn bị luyện tập
-Thống nhất thời gian,kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân chuẩn bị luyện tập
-Cử người dẫn chương trình
-Phân công trang trí
-Mời đại biểu
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
Người dẫn chương trình:
-Tuyên bố lý do
-Giới thiệu đại biểu
-Giới thiệu chương trình hoạt động biểu diễn văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn
 2- Biểu diễn văn nghệ:
Người dẫn chương trình
-Lần lượt mời các tổ trình diễn các tiết mục văn nghệ của tổ mình
-Mời các tiết mục trình của đội văn nghệ lớp
V- Kết thúc hoạt động:
-Phát biểu cảm tưởng của một số học sinh trong lớp
-Ban tổ chức nhận xét,đánh giá chung về kết quả hoạt động văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn,rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau
Tuần Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Hoạt động 4:Chuẩn bị tham gia hội trại 26-3 
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh :
-Hiểu nội dung,ý nghĩa của Hội trại 26-3 do nhà trường tổ chức
-Có kĩ năng tham gia thảo luận,bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại,biết điều khiển một hoạt động cụ thể
-Ung hộ hoạt động của Hội trại,sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẳn bị và trách nhiệm cao
 II- Nội dung và hình thức hoạt động
1- Nội dung :
-Các nhiệm vụ lớp được giao để chuẩn bị cho Hội trại 
-Kế hoạch chuẩn bị của lớp
-Các nội dung hoạt động văn hoá,văn nghệ,thể thao để tham gia Hội trại của lớp
2-Hình thức hoạt động:
 -Thảo luận kể hoạch chuẩn bị Hội trại
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Phương tiện:
 -Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức Hôị trại 26-3.Các công việc,nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị để tham gia Hội trại
2-Tổ chức
 -Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho các lớp về nội dung,kế hoạch tổ chức Hội trại 26-3 của nhà trường và các công việc,nội dung lớp phải chuẩn bị.Yêu cầu lớp bàn bạc,thảo luận thực hiện các nội dung cụ thể cần chuẩn bị như:
 +Các phương tiện để dựng trại như lều,bạt,dây, cọc,hoa trang trí
 +Các nội dung hoạt động để tham gia Hội trại như văn nghệ,thể thao,trò chơi
 +Các công việc khác do nhà trường phân công
-Cán bộ lớp,cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý để phân công,chuẩn bị nội dung thảo luận và xây dựng kế hoạch tham gia của lớp
-Lớp trưởng và chi đội trưởng bàn bạc và phân công nhau điều khiển lớp thảo luận kế hoạch tham gia Hội trại
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
-Người điều khiển nêu các nội dung hoạt động của hội trại như:văn nghệ,thể dục thể thao,thi khéo tay,và nêu câu hỏi"Lớp ta có thể tham gia những nội dung nào''
-Học sinh thảo luận đưa ra các khả năng tham gia của lớp,của cá nhân trong lớp
-Sau khi thảo luận xác định được nội dung tham gia của lớp.Người điều khiển chốt lại và lấy biểu quyết
-Tổ chức đăng kí tham gia các nội dung theo nhu cầu,hứng thú của học sinh 
-Thống nhất kế hoạch luyện tập
 2- Biểu diễn văn nghệ:
-Người điều khiển nêu các câu hỏi về tên trại,hình thức trại,trang trí trại
-Lớp thảo luận đi đến nhất trí từng việc và cuối cùng thống nhất được hình thức,quy mo trại lớp
-Phân công cho từng tố,nhóm,cá nhân phải chuẩn bị các phương tiện,công việc cụ thể để dựng trại
-Thống nhất kế hoạch chuẩn bị
V- Kết thúc hoạt động:
 -Thông qua biên bản thảo luận,lấy biểu quýêt -thể hiện ý chí thống nhất của cả lớp sẵn sàng tham, gia Hội trại
-Nhận xét chung kết quả hoạt động
* ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM
1. Học sinh tự đánh giá xếp loại 
câu 1 : qua các hoạt động của chủ điểm " chăm ngoan học giỏi " em thu hoạch được những gìđể có phương hướng học tập,rèn luyện tôt hơn ?
câu 2 :tham gia cáchoạt động chủ điểm trong tháng , em tự xếp loại mình ở mức độ nào 
Tốt ¨ Khá ¨ Trung bình ¨ Yếu ¨
Giáo viên yêu cầu học sinh đành giá vào sổ hoạt động của mình
2. Tổ đánh giá , xếp loại 
Tốt ¨ Khá ¨ Trung bình ¨ yếu ¨
GV yêu cầu tổ trưởng xếp loại các thành viên trong tổ vào sổ theo dõi 
3. GVCN đáng giá, xếp loại 
Tốt ¨ Khá ¨ Trung bình ¨ Yếu ¨
Tuần Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Hoạt động 5 :Học sinh với các vấn đề toàn cầu 
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh : 
-Hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như:tệ nạn ma tuý,bảot vệ môi trường,dân số và đói nghèo
-Có kĩ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó
-Biết tỏ thái độ không đồng tìnhd với những sự việc,hiện tượng gây ra hạu quả xấu và tích cuẹc ủng hộ những việc làm đúng,phù hợp với mong muốn của mọi người
 II- Nội dung và hình thức hoạt động
1- Nội dung 
-Một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm 
-Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh loép 8 nói riêng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đó
2-Hình thức hoạt động
-Thi tìm hiểu về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm
-Minh hoạ bằng một vài tiết muc văn nghệ
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Phương tiện:
-Các tư liệu,sách báo,tranh ảnh,câu chuyện,số liệu hoặc bảng liệu phản ánh nội dung của một vài vấn đề chủ yếu hiện nay 
-Giấy vẽ,chì màu
-Một vài bài hát,tiểu phẩm
2-Tổ chức
-Giáo viên yêu cầu của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch tự chuẩn bị cvác phương tiện hoạt động nêu trên.các em có thể thành lập những nhóm nhỏ cụ thể dể thực hiện công việc chuẩn bị.Những sưu tầm của học sinh có thể được tâpoh hợp thành một quyển sưu tập tư liệu về một vài vấn đề chủ yếu hiện nay,trong đó có ghi rõ lời bình của mình
-Mỗi tổ biên tập thành một bộ tư liệu để trưng bày,giới thiệu cho cả lớp xem và cử một đại diện để báo cáo trước lớp về kết quả tìm hiểu của tổ mình
Thành lập ban giám khảo gồm:đại diện học sinh,đại diện giáo viên bộ môn 
-Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như bài hát,tiểu phẩmvề vấn đề ma tuý hay một vấn đề nào khác
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
-Trước hết mỗi tổ cử đại diện trình bày một vài nét hiểu biết của tổ mình về một vấn đề mà địa phương mình đang quan tâm.Khi trình bày nên đưa ra những hình ảnh,số liệu để cả lớp cùng biết
-Ban giám khảo đánh giá,cho điểm theo biểu điểm đã được xây dựng.Điểm số của từng tổ sẽ được ghi lên bảng để lớp theo dõi
 2- Biểu diễn văn nghệ:
 - Học sinh sẽ trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị
V- Kết thúc hoạt động:
-Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt một số nét cơ bản trong nôịi dung cuộc thi và nêu yêu cầu của hoạt động tiếp theo 
-Người dẫn chương trình nhận xét chung về kết quả hoạt động và động viên các bạn chuẩn bị tốt cho hoạt động sau như phổ biến của giáo viên chủ nhiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNG6.doc