Dạy :
Soạn: CHƯƠNG : ĐIỆN HỌC.
Tiết 19: Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT .
I. Mục tiêu:
1.kiến thức:
+ Mô tả được hiện tượng hoặc thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
2.Kĩ năng:
+ Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
3.Thái độ:
+Nghiêm túc trong học tập
II.Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm:
+ 1 thước nhựa dẹt và 1 thanh thủy tinh hữu cơ.+ 1 mảnh nilông
+ 1 mảnh vải khô. + 1 mảnh kim loại.
+ 1 bút thông mạch.
Dạy : Soạn: CHƯƠNG : ĐIỆN HỌC. Tiết 19: Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT . I. Mục tiêu: 1.kiến thức: + Mô tả được hiện tượng hoặc thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 2.Kĩ năng: + Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. 3.Thái độ: +Nghiêm túc trong học tập II.Chuẩn bị: - Mỗi nhóm: + 1 thước nhựa dẹt và 1 thanh thủy tinh hữu cơ.+ 1 mảnh nilông + 1 mảnh vải khô. + 1 mảnh kim loại. + 1 bút thông mạch. III Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 7A 7C..7D...7E. 2. Kiểm tra bài cũ: + Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1 (5’) Tạo tình huống học tập: GV nêu vấn đề: Hằng ngày, chúng ra sử dụng điện trong sinh hoạt, thường nghe nói về điện: điện giúp đèn sáng, quạt máy có thể quay làm mát... Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của điện là gì? Do đâu mà có điện? Điện có tác dụng gì? Sử dụng điện thế nào cho an toàn? +HS quan sát và lắng nghe. HĐ2 (10’)Nhận biết vật bị cọ xát có tính chất hút các vật khác: Yêu cầu các nhóm trình bày các dụng cụ mà nhóm mình đang có. +Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện thí nghiệm như yêu cầu H17.1a và H17.1b SGK. +Gọi HS các nhóm nêu hiện tượng quan sát được qua thí nghiệm. +Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. I.Vật nhiễm điện 1Thí nghiệm1: +Giới thiệu đồ dùng của nhóm mình đang có. +Yêu cầu HS đọc SGK cho biết TN được làm như thế nào?cần quan sát hiện tượng gì? +Hãy làm TN.và Nêu hiện tượng quan sát được. *Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. HĐ3 (15’)Nhận biết vật bị cọ xát nhiễm điện: +Yêu cầu HS đọc SGK cho biết TN 2 được làm như thế nào? +Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H17.2 SGK, gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình. +Vật nhiễm điện có tính chất gì? +Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra kết luận 2. 2.Thí nghiệm 2: +HS đọc SGK nêu được cách tiến hành TN. Các nhóm tổ chức thí nghiệm, quan sát hiện tượng, cử đại diện trình bày kết quả. *Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. *Kết luận: Các vật sau khi bị cọ xát hút được các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. Ta nói các vật đã bị nhiễm điện hay mang điện tích. HĐ4:Củng cố - vận dụng: +Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời cac câu C1,C2,C3. II.Vận dụng: +HS thảo luận trả lời được: C1:Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát nhau à Chúng bị nhiễm điện à Tóc bị lược hút kéo thẳng ra. C2:Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất. C3:Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất. 4.Hướng dẫn về nhà: +Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. +Đọc có thể em chưa biết. +Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm điện có tính chất gì? +Làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học sau. Dạy : Soạn: Tiết 20: Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: +Biết chỉ có 2 loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. - Biết được 2 loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạ nguyên tử. - Biết vật mang điện âm nhận thêm electron, vật mang điện dương mất bớt electron 2.Kĩ năng: + Làm TN, quan sát các hiện tượng điện. 3.Thái độ: +Nghiêm túc trong học tập II.Chuẩn bị: - Tranh vẽ mô hình đơn giản cấu tạo nguyên tử 18.4. - Mỗi nhóm HS: + 1 bút chì vỏ gỗ. + 2 mảnh nilông + 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau có lỗ tròn để đặt vào trục quay. + 1 mảnh len và mảnh vải khô. + 1 thanh thủy tinh hữu cơ. + 1 trục quay. III Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 7A 7C..7D...7E. 2. Kiểm tra bài cũ: - Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? - Vật bị nhiễm điện còn gọi là gì? - Vật bị nhiễm điện có tính chất gì? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1 (5’) Tạo tình huống học tập: GV nêu vấn đề: Ở bài học trước, ta đã biết các vật nhiễm điện có thể hút các vật khác. Vậy trong trường hợp 2 vật cùng nhiễm điện đặt gần nhau thì hiện tượng gì sẽ xảy ra giữa chúng? Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này. +HS lắng nghe và dự đoán: -Chúng có thể hút hoặc đẩy nhau. HĐ2: (15’)Tìm hiểu và nhận biết hai loại điện tích. +Yêu cầu HS đọc SGK cho biết TN được làm như thế nào? +Hãy làm thí nghiệm 1, hướng dẫn các nhóm khi khó khăn. +Gọi 1 đại diện của nhóm nhận xét điều rút ra được từ thí nghiệm. +Yêu cầu và hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 2. + Gọi 1 đại diện của nhóm nhận xét điều rút ra được từ thí nghiệm. +Từ 2 thí nghiệm trên, ta rút ra được điều gì? +GV thông báo quy ước, yêu cầu HS trả lời C1. I.Hai loại điện tích: Thí nghiệm 1: +Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. *Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau Thí nghiệm 2: HS làm TN 2 theo nhóm: +Đại diện nhóm nêu hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét của nhóm. *Nhận xét:Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. *Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. +Quy ước: + Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích dương (+). + Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). HĐ3: (10’) Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử: +Điện tích từ đâu mà có? +Yêu cầu HS đọc SGK cho biết Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? +GV khẳng định cấu tạo nguyên tử. Giải thích dựa trên hình vẽ. II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: HS đọc SGK quan sát hình vẽ và nêu được: 1. Hạt nhân mang điện tích dương. 2. Hạt êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. 3. Nguyên tử trung hòa về điện. Tổng điện tích âm của các êlectrôn trong nguyên tử có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử đó. 4. Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. HĐ3: Vận dụng-củng cố: +Yêu cầu HS trả lời các câu:C2,C3,C4. III.Vận dụng: +C2:Có. (+) ở hạt nhân, (-) ở e-. +C3:Vì các vật trung hòa về điện. +C4: Nhận: thước nhựa (-). Mất: mảnh vải (+ 4.Hướng dẫn về nhà: +Học thuộc ghi nhớ. +Bài tập18. +Đọc có thể em chưa biết. Dạy : Soạn: Tiết 21: Bài 19: DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: +Biết được dòng điện là gì. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện. - Nhận biết được các nguồn điện thường dùng với hai cực của nó. 2.Kĩ năng: +Mắc được một mạch điện kín đơn giản. 3.Thái độ: +Nghiêm túc trong học tập II.Chuẩn bị: - Một số nguồn điện thường dùng. + 1 nguồn điện (2 pin). 1 bóng đèn pin. 1 công tắc (khóa K). Dây nối có vỏ các điện. III Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 7A 7C..7D...7E. 2. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các điện tích. Nêu cấu tạo nguyên tử? - Thế nào là vật mang điện âm, vật mang điện dương? Giải BT 18.2. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1 (5’) Tạo tình huống học tập: GV nêu vấn đề: Có điện thật là có ích và thuận tiện. Các thiết bị trong nhà hiện nay dùng điện rất nhiều: đèn, quạt, nồi cơm điện, tivi. Tất cả các thiết bị này chỉ hoạt động được khi có dòng điện chạy qua chúng.Vậy, dòng điện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. +HS lắng nghe . HĐ2:(15’)Tìm hiểu khái niệm dòng điện: +Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 19.1, đối chiếu một bên là dòng điện, một bên là dòng nước để xem các bộ phận có vai trò tương tự như nhau +Yêu cầu HS trả lời C1 và C2. +Thông báo kết luận. I.Dòng điện: +HS quan sát và nêu được và trả lời C1,C2:1:C +C1: a) Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước trong bình. b) Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. +C2: Để đèn lại sáng, ta lại cọ xát và làm nhiễm điện mảnh phim nhựa rồi chạm bút thử điện vào mảnh tôn. *Nhận xét:+Bóng đèn bút thử điện sáng khi các điện tích dịch chuyển qua nó. * Kết luận: +Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. HĐ3: (10’)Tìm hiểu nguồn điện: +Muốn cho đèn sáng lâu, tức là phải duy trì dòng điện qua đèn, ta phải dùng cái gì? chúng có tác dụng gì? +Pin và acquy được gọi chung là nguồn điện. +Vậy nguồn điện có tác dụng gì? +Thông báo mỗi nguồn điện đều có 2 cực: Cực dương và cực âm và kí hiệu của chúng. - Cho HS quan sát một số nguồn điện và nhận biết các cực của nguồn điện. +Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. II.Nguồn điện: 1. Các nguồn điện thường dùng: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Mỗi nguồn điện đều có 2 cực. Đối với acquy hay pin: + Cực dương: kí hiệu dấu + + Cực âm: kí hiệu dấu - +C3: Các nguồn điện trong hình là: pin tiểu, pin đại, pin tròn, pin vuông, acquy. HĐ3:Tìm hiểu cách mắc một mạch điện đơn giản: (10 phút) +Yêu cầu HS tự lắp các bộ phận cho đến khi làm đèn sáng lúc công tắc được đóng. +Theo dõi hoạt động của các nhóm HS. Nếu nhóm mắc đèn không sáng thì hướng dẫn kiểm tra lại các chỗ nối, hai đầu bóng cùng mắc 1 cực của nguồn 2. Mạch điện có nguồn điện: +HS làm việc theo nhóm mắc mạch điện H19.3 HĐ4:Vận dụng-củng cố Yêu cầu HS tự đọc.Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:C4,C5,C6. III.Vận dụng: +C4:Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng. - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Quạt điện quay khi có dòng điện chạy qua. +C5:Đèn pin, máy tính, đồng hồ, bộ điều khiển từ xa, trò chơi điện tử... +C6:Ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì vào vành xe, quay bánh xe. Điều kiện: dây nối tới đèn không có chỗ hở. 4.Hướng dẫn về nhà: +Đọc có thể em chưa biết. + Làm bài tập 19. Dạy : Soạn: Tiết 22: Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN.CHẤT CÁCH ĐIỆN.DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: + Nhận biết được chất nào cách điện, chất nào dẫn điện qua thí nghiệm. - Kể tên được một số vật cách điện và vật dẫn điện thường dùng. - Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron chuyển động có hướng. 2.Kĩ năng: +Mắc được một mạch điện kín đơn giản. 3.Thái độ: +Nghiêm túc trong học tập II.Chuẩn bị: - Mỗi nhóm HS: + 1 bóng đèn pin. 1 bộ nguồn điện dùng pin. 1 số dây nối có kẹp cá sấu. + 1 số vật dụng dẫn điện và cách điện: dây đồng, dây chì, thước nhựa, thanh thủy tinh hữu cơ. III Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 7A 7C..7D...7E. 2. Kiểm tra bài cũ: - Dòng điện là gì? - Yêu cầu HS lắp mạch đi ... ớc lên lớp: 1. Ổn định lớp: 7A..7C....7D..7E 2. Kiểm tra bài cũ: GV trả lại cho HS báo cáo trước, nhận xét và đánh giá chung. -GV gọi 1 HS trả lời mục 1 đã chuẩn bị trong mẫu báo cáo. -GV dành 3 phút để HS quan sát ampe kế và vôn kế của nhóm mình, điền nốt phần e) -GV đánh giá phần chuẩn bị của HS. -Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, phải chọn ampe kế và mắc vào mạch điện như thế nào? -Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, cần phải chọn và mắc vôn kế như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1(5’).Tạo tình huống học tập: +Bài trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm của đoạn mạch nối tiếp. Trong bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song. HS Lắng nghe. HĐ2:Tìm hiểu và mắc song song hai bóng đèn:(10 phút). -GV cho HS quan sát mạch điện hình 28.1a trong SGK và mạch điện mẫu của GV: Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn? -GV yêu cầu HS chỉ ra: Đâu là mạch chính, đâu là mạch rẽ? -GV yêu cầu HS mắc mạch điện hình 28.1a theo nhóm. -GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm, động viên nhóm mắc nhanh, đúng. GV giúp đỡ các nhóm yếu. -GV yêu cầu các nhóm đóng công tắc: Quan sát độ sáng các bóng đèn. -Tháo một bóng đèn, đóng công tắc, quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại, nêu nhận xét độ sáng của nó so với trước. *Lưu ý HS: Đây là đặc điểm khác với đoạn mạch mắc nối tiếp (khi tháo bỏ 1 bóng đèn thì bóng còn lại không sáng). -Trong thực tế, như ở lớp học mặc dù ta không nhìn thấy rõ cách mắc đèn, quạt điện nhưng theo các em đèn, quạt điện được mắc nối tiếp hay song song? Vì sao em biết? I.Mắc song song hai bóng đèn:. +HS quan sát mạch điện của GV nhận biết mạch điện mắc song song. Mạch chính nhánh rẽ. -HS: Mắc mạch điện theo nhóm. -HS: Đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn. -Đèn và quạt điện được mắc song song vì đèn và quạt có thể hoạt động độc lập. Trong thực tế, ở mạch điện gia đình thường sử dụng cách mắc mạch điện song song. HĐ3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song:(10’) -Yêu cầu các nhóm HS mắc vôn kế vào mạch để đo hiệu điện thế tại các điểm 1 và 2, điểm 3 và 4, điểm M và N, ghi kết quả vào bảng 1 mẫu báo cáo thực hành. -GV kiểm tra cách mắc vôn kế của các nhóm. -Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1, em phải mắc vôn kế như thế nào với đèn 1? -Yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả bảng 1 và nhận xét của nhóm, gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. -GV chốt lại nhận xét đúng. Yêu cầu HS sửa chữa nếu sai. II.Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song: -HS làm việc theo nhóm, mắc Vôn kế vào mạch đo hiệu điện thế U12; U34; UMN ghi kết quả vào bảng 1 trong báo cáo thực hành. từ kết quả bảng 1, thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục c) dưới bảng 1. -Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 ( hoặc đèn 2) thì ta phải mắc vôn kế song song với đèn 1 (hoặc đèn 2). -Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai đầu nối chung. HĐ4:(10’)Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc song song: +Muốn đo cường độ dòng điện qua mạch rẽ 1 tức là cường độ dòng điện qua đèn 1 ta phải mắc ampe kế như thế nào với đèn 1? -Yêu cầu HS tự mắc ampe kế đo cường độ dòng điện mạch rẽ I2 và cường độ dòng điện mạch chính I. -Từ kết quả bảng 2, hoàn thành nhận xét b) cuối bảng 2. -Hướng dẫn thảo luận kết quả và nhận xét, có thể kết quả I ≠ I1+I2 không lớn có thể chấp nhận được và thông báo: Nếu sử dụng ampe kế tốt có độ chính xác cao hơn: I ≈ I1 + I2. III.Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc song song: -HS: Muốn đo cường độ dòng điện I1 ta phải mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1. -Chú ý quan sát cách mắc ampe kế vào mạch để thực hiện đúng. -Mắc ampe kế đo I1, I2, I ghi kết quả vào bảng 2. -Tháo luận nhóm hoàn thành nhận xét. -Đại diện nhóm đọc kết quả bảng 2 và nhận xét của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Nhận xét: Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. HĐ5:(10’) Củng cố: -Yêu cầu HS làm bài tập 28.1 tr 29-SBT, yêu cầu HS chỉ ra hai điểm chung nếu hai đèn mắc song song. -Hướng dẫn thảo luận kết quả, yêu cầu HS sửa chữa nếu sai. -Trong mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc song song , hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì? -Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 bóng đèn trong mạch điện, ta phải chọn và mắc vôn kế vào mạch điện như thế nào? IV.Củng cố nhận xét bài học: -Cá nhân HS hoàn thành bài tập 28.1 tr 29 SBT. Bài 28.1: a, b, d. -HS: +Cách chọn vôn kế: Chọn vôn kế có GHĐ phù hợp với giá trị muốn đo. +Cách mắc vôn kế: Song song với đèn, sao cho chốt dương của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn. 4.Hướng dẫn về nhà: +Làm bài tập: 28.2- 28.5 tr 29 SBT. Soạn: Dạy : Tiết 33: Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN. I. Mục tiêu: 1.kiến thức: +Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. -Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. -Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng sử dụng điện đảm bảo an toàn diện. 3.Thái độ: +Hứng thú học tập bộ môn, +có ý thức sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện. trong thực tế đời sống. I.Chuẩn bị: Cả lớp: -Một số loại cầu chì có ghi số ampe(A), trong đó có loại 1A. -Máy biến áp hạ áp. -1 bóng đèn 6V hay 12V phù hợp. -1 công tắc. -5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. -1 bút thử điện. Phiếu học tập: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới......................................... 2. Phải sử dụng các dây dẫn có.................................................................................. 3. Không được tự mình chạm vào .....................................và.................................... nếu chưa biết rõ cách sử dụng. 4.Khi có người bị điện giật thì..................................... được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ........................................công tắc điện và gọi người cấp cứu. III Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 7A..7C....7D..7E 2. Kiểm tra bài cũ: -Nêu tác dụng của dòng điện. Dòng điện qua cơ thể người có hại hay có lợi? Nếu dòng điện của mạng điện gia đìng trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ1(5’).Tạo tình huống học tập: +Có điện thật là ích lợi, thuận tiện nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại về người và tài sản. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? Bước đầu ta sẽ tìm hiểu một số quy tắc đảm bảo an toàn điện trong tiết học hôm nay. HS Lắng nghe. HĐ2:(10’)Tìm hiểu mức độ nguy hiểm khi dòng điện đi qua cơ thể người. -GV cắm bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện để học sinh quan sát khi nào thì bút thử điện sáng: Cầm bút thử điện theo hai cách: +Cách 1: Chỉ cầm tay vào vỏ nhựa của bút thử điện. +Cách 2: Tay cầm tiếp xúc vào chốt cài bằng kim loại của bút thử điện và thử vào cả hai lỗ của ổ lấy điện. GV thông báo lỗ mắc với dây nóng của ổ lấy điện. -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. →Như vậy khi sử dụng thiết bị kiểm tra cũng phải sử dụng đúng kĩ thuật. -Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Lắp mạch điện hình 29.1và thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn SGK tr 82 để hoàn thành nhận xét. -GV hướng dẫn tháo luận để có nhận xét đúng. Chuyển ý: Khi dòng điện đi qua cơ thể không phải trường hợp nào cũng gây nguy hiểm. Vậy giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người là bao nhiêu? -Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục 2 trong SGK. -GV bổ sung thêm: Dòng điện có cường độ 70mA trở lên, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên, làm tim ngừng đập. I.Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm. -HS quan sát Gv làm TN để trả lời câu C1. C1: Bóng đèn của bút thử điện sáng khi đưa đầu của bút thử điện vào lỗ mắc với dây “nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài bằng kim loại của bút thử điện. *Nhận xét: Dòng điện có thể đi qua(chạy qua) cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. Bài 29.2 tr 30 SBT. I > 25mA –Làm tổn thương tim. I > 70mA - Làm tim ngừng đập. I > 10 mA- Co giật các cơ. HĐ3:(15’)Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: -GV mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK. Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu hỏi C2. -Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng đoản mạch. Chuyển ý: Để báo vệ các thiết bị điện, người ta sử dụng cầu chì. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo và tác dụng của cầu chì. -GV làm TN đoản mạch như sơ đồ hình 29.3. HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra đoản mạch. -GV liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc dây dẫn bị hở, hai lõi dây tiếp xúc nhau ( chập điện). -Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật, nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? GV có thể lấy 1 ví dụ cụ thể. Yêu cầu HS giải thích. -Yêu cầu HS trả lời C5. II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì: 1.hiện tượng đoản mạch: C2: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. -Tác hại của hiện tượng đoản mạch: +Gây cháy vỏ bọc dây và các bộ phận khác tiếp xúc với nó →hoả hoạn. +làm đứt dây tóc bóng đèn, dây trong các mạch điện của các dụng cụ dùng điện. Hỏng các thiết bị điện. 2.Tác dụng của cầu chì: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch (đèn tắt) → bóng đèn được bảo vệ. →Sự cần thiết phải sử dụng cầu chì trong mạch điện gia đình. -Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị định mức thì cầu chì sẽ đứt. HS trả lời C4,C5. HĐ4:(10’)Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: -HS đọc phần III và hoàn thành bài tập điền ô trống, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. -HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. -GV yêu cầu giải thích 1 số điểm trong quy tắc an toàn đó. III.Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: 1.Chỉ làm TN với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. 2.Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. 3. Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. 4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. HĐ5:( 8’)Củng cố Vận dụng: -Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6. IV.Củng cố: C6: a) Không an toàn... Khắc phục:... b) Không an toàn... Khắc phục:... c) Không an toàn... Khắc phục:... 4.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 29.1 đến 29.4 tr 30 SBT. -Ôn tập chương
Tài liệu đính kèm: